TRẦN BÌNH LAN
Trong nghệ thuật Việt Nam hiện đại, hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh được nhiều nghệ sĩ trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật khai thác, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao dưới nhiều góc nhìn và nhiều phương pháp sáng tác khác nhau, vì thế, để có những cái nhìn mới và để có những tác phẩm lạ về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một đề tài khó đối với nghệ sĩ hiện nay.
Tác phẩm "Bác Hồ của chúng ta" của họa sĩ Phan Thanh Bình
Nhưng một lần nữa, thông qua cuộc thi sáng tác mỹ thuật: "Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế" (diễn ra từ ngày 19/5/2018 đến ngày 20/8/2018), các nghệ sĩ ở Huế đã thể hiện được bản lĩnh của mình khi đưa ra được nhiều góc nhìn khác nhau về hình tượng Bác Hồ, một hình tượng nghệ thuật mang tính biểu tượng lớn trong tâm thức của người dân Việt Nam.
![]() |
Tác phẩm "Nụ cười của Bác" của họa sĩ Trần Hữu Nhật |
Với nhiều chất liệu khác nhau, được rọi chiếu dưới nhiều nhãn quan nghệ thuật, hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiện lên một cách sống động, nhiều màu sắc mới, gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của Người. Đáng chú ý là lối đặc tả thông qua bút pháp hiện thực trong tác phẩm "Nụ cười của Bác" của họa sĩ Trần Hữu Nhật; họa sĩ không lựa chọn mô phỏng toàn diện hình tượng mà chỉ đặc tả một vài chi tiết nhằm lột tả hồn cốt của hình tượng, và nụ cười chính là điểm trung tâm của tác phẩm.
![]() |
Tác phẩm "Hồ Chí Minh là kết tinh của dân tộc" của họa sĩ Hoàng Thanh Phong |
Không chỉ đa dạng về điểm nhìn, mà sự đa dạng về chất liệu cũng là một trong những điều đáng chú ý ở triển lãm. Trong sáng tác nghệ thuật, ngoài ý tưởng thì chất liệu cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, thậm chí, nhiều khi chất liệu mà họa sĩ tìm tòi cũng chứng minh cho khả năng sáng tạo của họa sĩ ấy. Sự đa dạng về chất liệu như: sơn dầu, sơn mài, acrylic, lụa, trúc chỉ, kim loại, đúc nhôm, gò đồng, chì... đã góp phần đưa tới sự thành công của các họa sĩ có trong triển lãm lần này.
![]() |
Tác phẩm "Khát vọng tự do" của Lê Hòa |
Nhìn chung, bút pháp mô phỏng hiện thực là bút pháp được nhiều họa sĩ lựa chọn. Các tác phẩm của họa sĩ Phan Thanh Bình, họa sĩ Trần Hữu Nhật, họa sĩ Nguyễn văn Hoàng, họa sĩ Nguyễn Văn Thọ, họa sĩ Hồ Viết Hoàng... đã thành công dưới lối vẽ hiện thực. Bút pháp trừu tượng biểu hiện lại là lựa chọn của họa sĩ Hoàng Thanh Phong, họa sĩ Lê Hòa và nhà điêu khắc Lê Ngọc Thái.
Tất cả cùng góp mặt để tạo nên một bức tranh tổng thể về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng các nghệ sĩ tạo hình Huế.
T.B.L
(SHSDB30/09-2018)
VÕ QUÊLTS: Hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng nguyên ủy viên thường vụ Hội LH.VHNT TT.Huế, nguyên chủ tịch Hội Mỹ thuật TT.Huế, nguyên giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế v.v... đã từ trần ngày 26 tháng 10 năm 2006, hưởng thọ 75 tuổi.Thương tiếc người hoạ sỹ tài danh xứ Huế, Sông Hương xin đăng bài viết của nhà thơ Võ Quê và xin được coi đây như một nén hương tưởng niệm.
BỬU NAMThế là Huế vĩnh biệt thêm một hoạ sĩ tài hoa: Tôn Thất Văn.Nói là thêm, bởi Huế và giới nghệ thuật cố đô đã lần lượt giã biệt liên tiếp trong mấy năm vừa qua, nhiều người con ưu tú trong giới hội hoạ - mỹ thuật: Bửu Chỉ, Dương Đình Sang, bây giờ lại đến Tôn Thất Văn. Không kể trước đó nữa là hoạ sĩ Phạm Đăng Trí, nữ điêu khắc gia Điềm Phùng Thị...
Đã từng tham gia nhiều lần Festival Huế, đến Festival Huế 2006 hoạ sĩ tài danh Lê Bá Đảng đã đi đến một quyết định lớn của đời mình là trở về hẳn với Việt Nam, với Huế bằng việc hình thành trung tâm Mỹ thuật Lê Bá Đảng - một dạng bảo tàng mỹ thuật của nhà danh hoạ Việt Nam tại Huế. Sông Hương xin giới thiệu với bạn đọc vài nét về không gian Lê Bá Đảng.
LÊ VIẾT XÊCó thể nói như vậy bởi sau 3 lần tổ chức trại sáng tác điêu khắc Quốc tế tại Huế đã có 58 nhà điêu khắc của gần 50 quốc gia và 33 nhà điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam tham dự trại.
ĐẶNG MẬU TỰUTrương Bé đã chọn nghiệp và anh đi suốt đời mình. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1974, hoạt động mỹ thuật tại Quảng Trị, thực tập tại Budapest 1983 – 1986, công tác giảng dạy tại Đại học Nghệ thuật Huế, nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế và hiện là Ủy viên BTK Hội Mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2000 – 2005, và giảng dạy tại trường Đại học Nghệ thuật Huế và một số trường các tỉnh miền Trung.
PHAN THANH BÌNHHuế - thành phố nhỏ bé và lặng lẽ với núi Ngự mờ xa và dòng Hương suốt bao năm tháng lững lờ, dường như chỉ tương hợp với những gì vừa phải nền nã, kín đáo gợi tưởng thành cổ rêu phong cổ kính. Người ta đã quá quen thuộc với những bài thơ tao nhã, những nhà vườn êm ả, những bức tranh thiếu nữ "tóc gió thôi bay" trong màu lam tím mơ mộng...
PHẠM THỊ CÚCLTS: Khi nghệ sĩ Điềm Phùng Thị qua đời thì số Sông Hương gần nhất đã in xong, không kịp đưa tin, không kịp nói lời vĩnh biệt! Nhân tuần lễ chung thất (49 ngày mất) của bà, Sông Hương trân trọng giới thiệu 2 bài viết sau đây và xin được coi như một nén hương tưởng nhớ người nghệ sĩ tài hoa đã có nhiều cống hiến cho nghệ thuật nước nhà và nhân loại.SH
LÊ THỊ MỸ ÝNhiều người ví Điềm Phùng Thị, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất Việt Nam thế kỷ XX, người đã được ghi danh trong từ điển Larrouss là "chiếc cầu nối "Đông Tây trong một cuộc hội thoại siêu ngôn ngữ. Bởi rõ ràng, Điềm Phùng Thị đã mang Việt trong những dáng hình tạo khắc đi vào mỹ thuật thế giới và từ đó lại trở về với chúng ta bằng thứ ngôn ngữ mới - ngôn ngữ những mẫu tự được ví như các chữ cái alphabet trong trò chơi hình học.
Đã là hoạ sĩ thì cả đời chỉ vẽ. Xin lỗi tôi không nhớ là hỏi vẽ hay ngã vẽ.Nhưng Hỏi hay Ngã chi tôi cũng cứ tiếp tục vẽ. Mở mắt ra là xông vào vẽ. hình như sống để mà vẽ và vẽ để mà sống.
Một lần ghé lại xưởng vẽ của Huy ở đường Trần Quang Khải thành phố Huế, tôi hơi bị bất ngờ trước cách nghĩ của Huy về thời gian. Trong căn phòng hẹp mờ bụi và ánh sáng, mùi sơn dầu ngai ngái, bức tranh “Đồng hồ máu” (tôi tạm đặt tên như vậy) cứ đỏ lên rờn rợn như một nỗi ám ảnh.
Vào những ngày Tháng Tám này bốn năm trước, cuộc triển lãm 32 tác phẩm hội họa trừu tượng với tiêu đề “Không gian và tiết điệu” của họa sĩ Vĩnh Phối tổ chức tại Hà Nội được dư luận chú ý.
Triển lãm theo nhóm đã là truyền thống có từ nhiều năm nay của các họa sỹ Huế. Bên cạnh một số triển lãm cá nhân thỉnh thoảng mới xuất hiện thì triển lãm nhóm dễ có điều kiện ra mắt thường xuyên hơn.
Nhân dịp kỷ niệm 5 năm UNESCO công nhận Huế là "Di sản Văn hóa Nhân loại" (1993 - 1998), Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và một nhóm họa sĩ đã cùng nhau tổ chức một chuyến đi về Huế để sáng tác tại chỗ.