Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Việt Đức/Vietnam+)
Mặc dù có tính đặc thù cao, khó khăn trong công tác bảo tồn nhưng sau 4 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội cùng các cơ quan liên quan hợp sức nghiên cứu, bảo tồn các giá trị quý của khu di sản và đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực trạng tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long trong thời gian gần đây đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại bởi công tác bảo tồn đang gặp nhiều trở ngại.
Chưa nhất thể hóa công tác quản lý
Theo giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nhất thể hóa công tác quản lý là một nguyên tắc cơ bản để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Dù 4 năm qua, công tác này được ráo riết thực hiện. Đã có nhiều cuộc họp bàn giữa thành phố Hà Nội với Bộ Quốc phòng và hai gia đình đang sử dụng đất thuộc khu vực của Hoàng thành Thăng Long nhưng đến nay việc bàn giao mặt bằng vẫn chưa hoàn tất. Cụ thể, Nhà khách Bộ Quốc phòng và hai gia đình vẫn chưa được di dời. Thực trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến công tác quản lý di sản.
Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu bắt đầu được khai quật từ cuối năm 2002 và mở rộng với quy mô từ đầu năm 2003 do Viện Khảo cổ học thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện. Nhưng gần 12 năm qua, công việc bàn giao mặt bằng di tích, di vật, hồ sơ khoa học giữa cơ quan khai quật với cơ quan quản lý rất chậm.
Theo đúng Luật Di sản, sau khi khai quật khoảng 6 tháng, với Hoàng thành Thăng Long có thể vài năm phải có sự bàn giao nhưng tại Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, việc bàn giao kéo dài tới 12 năm.
Từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, mặt bằng khu C-D và các di vật đã từng bước được bàn giao nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, các hồ sơ (nhật ký khai quật, báo cáo sơ bộ về khai quật) mới bàn giao một số bộ phận, nhiều di vật quý còn chưa bàn giao.
Thậm chí ngay cả chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về vấn đề hoàn tất việc bàn giao, tiếp nhận trước ngày 30/4/2014 nhưng đến nay vẫn còn tồn đọng. Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội, toàn bộ hồ sơ khoa học khu A - B - C - D và các tài liệu liên quan đến nay vẫn chưa có kế hoạch bàn giao cụ thể.
Cấp thiết bảo vệ Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu
Liên quan đến việc đơn vị thi công xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình không tuân thủ đúng quy định khi xây dựng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu di sản, vừa qua Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khảo cổ học Việt Nam vừa kiến nghị khẩn cấp lên Chính phủ cùng các cơ quan liên quan về việc bảo vệ Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Đó là, đơn vị thi công xây dựng con đường nội bộ với một bức tường bê tông cốt thép trong trong phạm vi di sản sát thành hố khai quật, một số đoạn đường ống nước cũng đào sâu vào phần đất của khu di sản, xâm hại tới một bộ phận di sản khảo cổ phía dưới.
Toàn bộ khu khảo cổ C - D bị biến thành công trường xây dựng ngổn ngang, đặc biệt gây phản cảm là dãy nhà vệ sinh công cộng, các hố khảo cổ bị ngập nước, thành hố bị xói lở, các di tích trong lòng hố bị xâm hại nghiêm trọng, các di vật không tránh khỏi bị xê dịch… Để xảy ra tình trạng này là do khi thành phố Hà Nội bàn giao mặt bằng khu di sản C - D cho Ban Quản lý dự án đã không đưa ra điều kiện bắt buộc phải chịu sự giám sát của cơ quan bảo tồn.
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng: “Đây là vấn đề nguy cấp nhất, phải báo động. Tôi khẩn thiết kêu gọi Chính phủ xử lý ngay vấn đề này. Nếu chậm ngày nào di sản sẽ bị hủy hoại ngày đó. Trách nhiệm của chúng ta đối với nhân dân, đối với lịch sử, đối với UNESCO là cần phải cứu di sản, phải giữ gìn danh hiệu Di sản thế giới.”
Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng, nếu chúng ta không giải quyết ngay lập tức, sẽ không tránh khỏi cảnh báo của UNESCO. Nếu chúng ta thực hiện sớm, thì còn có thể giải thích được bằng việc đã nhận thấy và đang khắc phục vi phạm. Còn nếu họ ra cảnh báo trước mà chúng ta vẫn im lặng thì trách nhiệm rất nặng nề và di sản đứng trước nguy cơ bị rút khỏi danh sách Di sản thế giới.
Hiện nay, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đang được quy hoạch thành Công viên lịch sử văn hóa. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã lập Đồ án quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di sản nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị quý của khu di sản. Tuy nhiên, các nhà quản lý di sản, các nhà khoa học tâm huyết với Hoàng thành Thăng Long đang mong muốn cấp thiết giải quyết những vướng mắc trên để làm cơ sở bảo tồn, phát huy tốt giá trị của khu di sản.
Nguồn:
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.
Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.