Nhân khai giảng năm học mới: Giáo dục con người bắt đầu từ lòng thương cảm và tự trọng

08:58 05/09/2011
SHO - Có cảm giác như xã hội đang mặc nhiên coi chuyện chạy điểm cho con em, chạy theo thành tích cho học trò lâu ngày đã thành thói quen khó chữa khiến người ta quên rằng lòng tự trọng, lòng nhân ái là cao hơn hết và cần có mặt hơn hết! Có phải người ta đã quên đi lòng tự trọng, lòng nhân ái cần có hay không? Tôi không bi quan đến mức nói rằng người ta đã quên nhưng quả thật không thể dửng dưng trước câu hỏi đó.

Xã hội ngày càng nhiều cái ác xuất hiện, mới nhất là vụ án Lê Văn Luyện ra tay sát hại cả một gia đình, trong đó có đứa trẻ mới 18 tháng. Trước đó cũng đã từng có vụ án Lê Ngọc Chung cũng thảm sát gần cả một gia đình. Còn trong những mái trường, việc học sinh làm nhục nhau, đánh hội đồng, lột áo nữ sinh, quay camera rồi tung lên mạng... đã là chuyện gần như cơm bữa khiến những tấc lòng đau đáu phải xót xa. Tất cả những điều đó cho thấy, lòng thương cảm của thanh thiếu niên, của lứa tuổi học trò bây giờ đang ít dần đi.

Thực tế, bản năng tính thiện - ác luôn có trong mỗi cá nhân nhưng biết kiềm chế phần ác thì hung tính không phát triển. Gần đây, trong hệ thống giáo dục có rất nhiều vụ thể hiện sự xuống cấp đạo đức của giáo viên trong khi đó cũng khá nhiều vụ chứng tỏ học sinh không được rèn giũa nên học trò hành hung, đe dọa lại nhiều cô... Trong gia đình, môi trường xã hội, nhà trường mà đứa trẻ chứng kiến quá nhiều bạo lực sẽ phát triển hung tính lấn át cái thiện. Và việc trẻ rối loạn hành vi thích dùng bạo lực để ứng xử với mọi người là tất yếu!

Nhiều người đã lắc đầu và không quan tâm nữa đến thực trạng xấu hổ đó của giáo dục. Cũng không hẳn là họ không quan tâm, nhưng quả là họ đã mệt mỏi với những tồn tại xót xa đó của nền giáo dục. Cho dù họ vẫn tin rằng rất nhiều thầy cô có tư cách đạo đức tốt, yêu nghề và có chuyên môn sư phạm tốt vẫn đang hàng ngày dạy dỗ ở trong các nhà trường.

Một trong những yếu tố chính là giáo dục lòng nhân ái, lòng tự trọng một cách thấu đáo đang thiếu vắng trong các giảng đường. Một trong những nguyên nhân là học sinh như thể bị nhà trường bắt làm làm con tin, dẫn đến thực trạng một nền giáo dục mà sự quy đổi giữa tiền và điểm, tiền và bằng cấp được coi là chuyện đương nhiên. Có cảm giác như xã hội đang mặc nhiên coi chuyện chạy điểm cho con em, theo thành tích cho học trò lâu ngày đã thành thói quen khó chữa khiến người ta quên rằng lòng tự trọng, lòng nhân ái là cao hơn hết và cần có mặt hơn hết! Có phải người ta đã quên đi lòng tự trọng, lòng nhân ái cần có hay không? Tôi không bi quan đến mức nói rằng người ta đã quên nhưng quả thật không thể dửng dưng trước câu hỏi đó.

Ảnh: Internet


Một câu chuyện nhỏ mà rõ ràng là không hề nhỏ. Hôm trước tôi đi dự họp phụ huynh cho cháu bé tôi đang học lớp ba. Điều tôi ngạc nhiên là không ai thảo luận gì về mối quan hệ giữa nhà trường, mà thay vào đó, có hai nội dung được thảo luận sôi nổi nhất là tiền học phí và bầu ban chủ nhiệm hội phụ huynh. Học phí có cao thì thôi xuýt xoa nhắm mắt mà đóng. Nhưng cái chức danh uỷ viên ban chủ nhiệm hội phụ huynh mà cũng giành nhau thì thật quá sức đáng ngạc nhiên. Thậm chí có người đang đi công tác xa không họp được cũng điện về đòi dành một chân trong đó. Có ý kiến cho rằng cái phụ huynh vừa gọi điện thoại về đó, chỉ dành cái chân thế thôi, cả năm có giúp gì cho hội phụ huynh đâu, đề nghị không bầu. Thế nhưng cô giáo chủ nhiệm lại năn nỉ là thôi cứ để cho người đó làm. Hỏi thì được biết, làm hội phụ huynh cũng có cái lợi. Thứ nhất, cô thầy nể nang cho con em có chút quyền, được làm lớp trưởng hay bét lắm cũng tổ phó, bởi có chức quyền trong lớp thì không sợ đứa nào ăn hiếp. Thứ hai là có thể chạy điểm cho con khi cần. Tôi nghe mà buồn bởi một chút tuổi đầu như thế mà đã được những tấm gương chạy điểm, chạy chức quyền tày đình như thế, trách gì ra đời, bọn trẻ không từ các thủ đoạn nào để có chức, có quyền, có tiền...

Tôi nghĩ mọi đức tính tốt đẹp khác của con người đều xuất phát từ lòng nhân. Có lòng nhân và lòng tự trọng sẽ có các đức tính tốt đẹp khác, bởi phải nghĩ và giữ gìn tư cách của mình thì con người mới quyết tâm phấn đấu cho những điều cao đẹp. Vậy nên cần giáo dục lòng nhân ái và lòng tự trọng. Giáo dục lòng nhân ái không phải là kêu gọi có phần bắt buộc học sinh nộp tiền ủng hộ vùng này vùng kia bị thiên tai, mà thông thường người ta hay nhắm mắt làm cho xong để hoàn thành nhiệm vụ hơn là làm với một tấm lòng thương cảm sâu xa. Giáo dục lòng nhân phải bằng tấm lòng, phải có sự nối kết giữa gia đình - nhà trường - xã hội, và phải xuất phát từ sự cảm thương...

Ảnh: Internet


Tự nhiên tôi nhớ đến lá thư của một phụ huynh thật đặc biệt gửi đến thầy giáo của mình. Thư của
cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng. Đó là một lá thư kêu gọi dạy cho con ông lòng thương cảm và lòng tự trọng, trong đó có những đoạn: 
 
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực, cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng mỗi 1 đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ đánh bại nhất.

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách, nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng đối với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn thận trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình. Nếu được như vậy thật là điều tuyệt vời đối với con trai tôi


 Tôi biết có rất nhiều người lớn chúng ta lặng người đi khi đọc những dòng chữ này, nhưng để làm được điều đó, quả thật là không phải phụ huynh nào cũng dũng cảm. Chúng ta hình như đã quá yêu thương những đứa trẻ và vô hình chung, đã huỷ hoại khả năng tự gánh chịu của chúng, bào mòn lòng tự trọng của chúng, và trong chừng mực nào đó, biến chúng trở nên ích kỷ và vô cảm…

Nhiều khi tôi mơ ước chúng ta đưa tác phẩm Những tấm lòng vàng” vào trong trường học. Văn học, khối C đang trở thành môn học bị chối bỏ trong học sinh cuối cấp, đó phải chăng là hệ quả của lối giáo dục thờ ơ phát triển tâm hồn và nhân cách con người, chăm chăm chạy theo mưu sinh tương lai, không có lý tưởng nào ngoài nhăm nhắm vào cái đồng tiền mà học trò sẽ kiếm được khi ra đời... Vậy thì làm sao để có những lý tưởng cao đẹp xuất hiện, để từ đó xã hội giảm thiểu những tội ác tày trời?

Với tôi, giáo dục con người bắt đầu từ lòng thương cảm và lòng tự trọng, trong bối cảnh hiện nay là bức thiết hơn bao giờ hết...

HỒ TRƯỜNG AN








 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.

  • Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!

  • (SH) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nghề làm báo nhiều khi ăn nhau ở ý tưởng. Một sự kiện đã được hàng chục báo đưa đến nhàm, nhưng người viết sau vẫn có chỗ đứng nếu như có ý tưởng mới.

  • (SH) - Không khác nào một sự nghịch lý trớ trêu khi người tiêu dùng và dư luận cả nước lên tiếng yêu cầu đã lâu song vẫn chưa “được” cơ quan quản lý nhà nước và những doanh nghiệp kinh doanh công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

  • QUANG PHONG

    Đóng và mở - hai vấn đề tưởng chừng như rất mâu thuẫn nhưng lại là quan điểm rất cần thiết phải được lưu tâm trong quy hoạch, phát triển đô thị Huế. Đóng - là để bảo tồn những giá trị của di sản trước sự xâm thực của làn sóng phát triển và mở - đó là vai trò lan tỏa, kết nối với các đô thị để bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững và có sức sống của đô thị sau này.

  • (SH) - Báo chí trong nước tuần này tiếp tục cảnh báo về sự khó khăn của ngành nông nghiệp, vốn được coi là “trụ cột của nền kinh tế” nước nhà. Khảo sát của Tiền Phong cho hay : Nông, thủy sản Trung Quốc ngập tràn chợ Việt.

  • (SH) - Dự án bauxite tỉ đô ở Tây Nguyên đã cho ra lò những mẻ sản phẩm đầu tiên song rất đáng băn khoăn và suy nghĩ khi đó lại chẳng phải là những “trái ngọt đầu mùa”.

  • (SH) - Từ chuyện ở Tây Nguyên có địa phương xây dựng đến hơn 500 nhà văn hóa cộng đồng với kinh phí hàng chục tỉ đồng nhưng thưa thớt cư dân vào sinh hoạt, phải đóng cửa im ỉm đến chuyện các làng thanh niên lập nghiệp rộng mênh mông nhưng hoang vắng đã cho thấy nhiều nơi đang ném tiền qua cửa sổ.

  • (SH) - Gần đây tại Thừa Thiên - Huế, dư luận bàn tán xôn xao về việc cô giáo Hoàng Thị Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế cho giáo viên làm đề thi của học sinh để kiểm tra chất lượng giáo viên ở trường.

  • Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân đội ta đã buộc hơn 10.000 quân Pháp phải đầu hàng, kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954). 

  • Thời gian gần đây, những bản nhạc rap tự sáng tác, tự chia sẻ của giới trẻ đang giành được nhiều sự quan tâm của công chúng bởi ngôn từ giản dị và ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

  •  

    Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để... xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát. 

  • 1. Những ngày qua, cư dân mạng truyền nhau clip hàng trăm học sinh một trường THPT tại TP.HCM đồng loạt xé đề cương ôn tập môn Lịch sử, rồi lên tầng 2 thả xuống trắng cả sân trường.

  • Nhà nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu thường xuyên 10% nhưng hầu hết các địa phương đều mạnh tay chi vượt dự toán. Tiền dành cho y tế, giáo dục dù ít ỏi nhưng lại xài không hết... Đó là những nghịch lý trong xài tiền ngân sách được chính các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra trong phiên họp mới đây.

  • 1.000 tỉ đồng. Đó là số tiền mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có thể phải đền bù cho chủ 12 dự án du lịch khi dừng xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận.

  • 1. Mấy ngày nay, thông tin người đàn ông không tay không chân Nick Vujicic, đến Việt Nam trong tháng 5 làm nhiều người ngóng đợi.

  • Mỗi năm hàng nghìn trí thức trẻ du học theo các con đường khác nhau và không ai trả lời được câu hỏi: Bao nhiêu người trong số họ sẵn lòng trở về với những khó khăn về lương bổng, cơ hội và điều kiện làm việc?

  • Trong những giá trị minh triết và sách lược tinh túy của tiền nhân, trọng dụng nhân tài mãi là bài học cho muôn đời sau.

  • Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

  • SHO - Xóa đăng ký thường trú với người đi tù hoặc người xuất cảnh từ hai năm trở lên. Cấm người chống tiêu cực phát tán thông tin trong kỳ thi. Chỉ được bày bán thịt bảo quản ở nhiệt độ thường trong vòng 8 giờ. Đó là những văn bản mang tên… "lú lẫn"!