Nhân gian trong ngôi nhà vắng giữa bến sông

09:54 23/09/2009
VĂN CẦM HẢI(Đọc “Ngôi nhà vắng giữa bến sông”, Tập truyện ngắn của Nguyễn Kiên - Nxb Hội Nhà văn, 2004)

Nhà văn Văn Cầm Hải - Ảnh: hoinhavanvietnam.vn

Sẽ thất vọng cho những ai muốn tìm những điều kỳ lạ hay bí ẩn trong “Ngôi nhà vắng” của Nguyễn Kiên. Nhưng sẽ là một ngạc nhiên cho mọi người, ít ra là cho tôi khi bước vào ngôi nhà văn chương ấy. Bởi đó là một ngôi nhà điển hình cho phong cách giản dị của Nguyễn Kiên khi tất cả những câu chuyện, những nguyên vật liệu cấu kiện đều được lấy ra từ những điều giản dị của đời sống. “cứ tự nhiên xui nên thế chứ không mảy may tính toán gì...” như dòng cuối cùng của tập sách.

Tất cả nhân vật, từ anh trại trưởng trại gà tên Hạm cho đến trưởng kho thóc Phảng hay lão Kỳ Tài hoặc thằng Gôi sống côi cút trong rừng sâu, với tôi chỉ là một. Có thể đó hành trình cuộc sống của một con người mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi nơi mọi lúc, ngay trong chính bản thân mình, vốn là người tốt “chỉ có điều do những thúc ép thực dụng trong cuộc mưu sinh đã làm những việc không nên là, thậm chí là việc xấu” mà sự tha thứ để vượt qua của lương tâm mãi mãi là “một thách thức định mệnh của đời”.

Việc đáng làm hay không nên làm, nhân cách và thách thức định mệnh của các nhân vật không được đặt vào những trạng huống gay cấn mang tính sinh tử mà Nguyễn Kiên cũng rất giản dị, ông để họ sống trong môi trường bình thường, thậm chí là tào lao như anh chàng Dụ tào lao với “lý thuyết về những người đội mũ và không đội mũ” hay Đạt “điều tra xã hội học về chiếc quần bò”!

Nhưng “vì những chuyện tào lao khi chúng đang diễn ra thường nhuốm màu văn vẻ nghiêm trang khiến ta sa đà” ấy đã khắc họa nên những tính cách rất người trong từng nhân vật. Tình yêu và Tính dục. Yêu thương và Hận thù, Cao thượng và Hèn hạ, Vinh danh và Nhục nhã. Thanh thản và Tự ty, Đau khổ và Hạnh phúc. Mong manh và Vô biên. Bụi trần và Vô nhiễm, Chân thành và Giả dối... Tất cả cùng nhau song hành và bộc lộ rõ ràng, bộc lộ một cách giản dị buộc con người phải lựa chọn cách sống như Hạm “phải làm cuộc lựa chọn chỉ riêng mình với mình mà thôi” chứ không thể nhờ ai sống hay chết thay cho mình!

Rồi tất cả cũng trở thành cát bụi, tất cả đều kết thúc có hậu như số phận mà trời đã an bài cho từng số phận. Người yêu được yêu, người ghét được ghét nhưng sao sự lận đận và thử thách vẫn nhẩn nha giống “cái bóng mờ ở phía trước và phía sau” cuộc đời. Nó nhắc nhở cho ta thấy rằng, cuộc sống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là con người phải còn tranh đấu, lựa chọn và vượt qua những thách thức.

Bằng cái nhìn như lão nông phu ven sông khuyên Lan trong “Một người tên là Đẵng”, rằng: “”Một khi cuộc đời đem đến cho con điều bất hạnh thì con hãy mở to mắt ra nhìn vào điều bất hạnh đó, rồi con sẽ hiểu cuộc đời bằng chính đôi mắt của con!”. Nguyễn Kiên đã dựng nên một ngôi nhà vắng mà không hoang hoải, ở đó cô đơn thâm trầm nhưng không lặng lẽ bản lĩnh của một người cầm bút từng trải, bất chấp tuổi tác, thao thức giữ cho từng con chữ, từng tấm lòng được sống mặc nhiên như “giữ cho ngọn lửa sáng thâu đêm”.

Một tập truyện giản dị. Nhưng sống tận tuỵ với nó, tôi chợt nhớ lại một đêm tuyết lạnh trên cao Lhasa, có vị Lama già chỉ sao trời rất xanh dạy tôi: Khi con có tâm giản dị, con sẽ thấy bụi tuyết dưới chân cũng là sao trên đáy trời!

21/9/2004
V.C.H
(188/10-04)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.

  • KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)

    MAI VĂN HOAN

  • LÊ HỒ QUANG

    Nếu phải khái quát ngắn gọn về thơ của Nguyễn Đức Tùng, tôi sẽ mượn chính thơ ông để diễn tả - đấy là “nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác”.

  • NGÔ MINH

    Ở nước ta sách phê bình nữ quyền đang là loại sách hiếm. Câu chuyện phê bình nữ quyền bắt đầu từ tư tưởng và hoạt động các nhà phê bình nữ quyền Pháp thế kỷ XX.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    (Nhân đọc cuốn sách Trước nhà có cây hoàng mai - Tập tùy bút và phóng sự về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa của Minh Tự, Nxb. Trẻ, TP HCM 2016)

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.

  • Năm 1992, trong một cuộc gặp gỡ trí thức văn nghệ sĩ ở Vinh, nhà văn Ngô Thảo nói với tôi “cụ Phan Ngọc là nhà văn hoá lớn hiện nay”, lúc này ông không còn trẻ những cũng chưa già.

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Đầu năm 2002, nghĩa là sau Đổi mới khoảng mươi lăm năm, trên Tạp chí Sông Hương, có một nhà thơ nổi tiếng thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đặt câu hỏi: Liệu Nguyễn Khoa Điềm có giai đoạn bùng nổ thứ ba của thơ mình hay không? Chắc chắn sẽ rất khó. Nhưng người đọc vẫn hy vọng*.

  • NGỌC BÁI

    (Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant)

  • HOÀNG DIỆP LẠC

    Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    Cô Kiều của Nguyễn Du từ khi xuất hiện trong văn chương Việt Nam đã nhận bao tiếng khen lời chê, khen hết lời và chê hết mực, nhưng cô vẫn sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt, từ bậc thức giả đến kẻ bình dân, xưa đã vậy mà nay cũng vậy.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Bước chân vào con đường nghiên cứu văn học và hòa mình vào trào lưu lý thuyết đang trở nên thời thượng, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), nhưng Phan Tuấn Anh không biến nó thành cái “mác” để thời thượng hóa bản thân.

  • PHAN ĐĂNG NHẬT

    1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp Phan Đăng Lưu
    Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902, tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; con cụ Phan Đăng Dư và cụ bà Trần Thị Liễu.

  • KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ (1946 - 2016)    

    PHẠM PHÚ PHONG

  • HỒ THẾ HÀ

    Nguyên Quân song hành làm thơ và viết truyện ngắn. Ở thể loại nào, Nguyên Quân cũng tỏ ra sở trường và tâm huyết, nhưng thơ được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ hơn.

  • LA MAI THI GIA

    Những ngày cuối năm, Sài Gòn bỗng dưng cũng khác, sáng sớm khi băng qua cầu Thủ Thiêm vốn đã quá quen, tôi khẽ rùng mình khi làn gió lành lạnh từ dưới sông Sài Gòn thổi lên, hơi sương nhè nhẹ tỏa ra bao bọc cả mặt sông mờ ảo, bất chợt thấy lòng ngẩn ngơ rồi lẩm bẩm một mình “Sài Gòn hôm nay khác quá!”

  • PHAN HỨA THỤY

    Thời gian gần đây ở Huế, việc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung đã trở thành một vấn đề sôi động.

  • LÃ NGUYÊN

    Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử cụ thể.

  • Chúng ta đã được biết đến, và đây là phương diện chủ yếu, về một Nguyễn Bính thi sĩ, và không nhiều về một Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957)1.

  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.