Minh họa: Ngô Lan Hương
Đón bó hoa, Lai nghiêng nghiêng mái đầu đáp lễ, nụ cười nơi khóe miệng như cánh hoa hé nở. Cùng ánh mắt vui vui rạng ngời vẻ đẹp ngọt ngào, êm dịu của tuổi gần bốn mươi, mà ai gặp cũng khó quên, một cảm xúc mến mến, thương thương... Nhưng bỗng, đôi mày nét ngang trên khuôn mặt rạng ngời ấy nhíu lại, làm các đường nhăn mờ quanh mi, quanh miệng bỗng hiện về hội tụ. Sự hội tụ ấy chẳng hợp chút nào trên khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng mà rất đỗi cương trực của Lai. Có lẽ Lai khó chịu! Vì đâu đây có váng mây đen đã từng len lỏi vào bầu trời xanh, trong thế giới tâm hồn Lai thì phải?
Khi Tàu Khé ngoài tuổi ba mươi đã có thâm niên năm sáu năm làm trưởng phòng văn hóa huyện. Lúc ấy Lai còn là cô học sinh cấp ba trường huyện. Do tai nạn khi khai thác gỗ, bố mẹ Lai đã qua đời. Lai côi cút bơ vơ, chẳng biết dựa vào ai, khi bố mẹ Lai cũng là kẻ côi cút gặp nhau ở lâm trường này. Lai đành nghỉ học để xin vào cơ quan của bố mẹ, mong được một việc làm gì đó mà sinh sống. Lai đang chờ nhận việc. Thì, được chọn đi tham gia hội diễn trang phục dân tộc miền núi do thầy cô giáo trường cấp ba giới thiệu với cán bộ phòng văn hóa huyện. Đi dự thi, nhờ có dáng người cao đẹp, khuôn mặt thanh tú, từ đôi mắt đến cái miệng đều tươi như hoa. Lai lại hát hay, múa khéo, nên sau lần đi hội diễn trang phục của tỉnh được giải cao. Thì, Lai được ủy ban quyết định tuyển dụng về làm nhân viên của Tàu Khé. Hai năm tiếp theo Lai luôn giành được giải thưởng (huy chương vàng, huy chương bạc...) của tỉnh và toàn quốc về thi giọng hát hay, về thi trang phục dân tộc. Cả huyện ai cũng khen Lai, đẹp nết và giỏi giang. Trưởng phòng Tàu Khé vô cùng tự hào và tự thấy mình phải có trách nhiệm với tài năng xinh đẹp của huyện, của phòng. Lai trở thành vật báu của phòng Văn hóa, của cả cơ quan huyện. Nên lúc thì, cho cháu cân đường bồi dưỡng, lúc thì bánh xà phòng thơm tắm cho đẹp, mát da con gái... Lai hồn nhiên nhận qùa và nhận luôn sự chăm sóc ân cần của trưởng phòng. Mà chưa bao giờ phải nghĩ là, phải nói lời cảm ơn. Có nói, chỉ thêm phần khách sáo. Nhưng Lai luôn răn mình phải sống cho tốt, cho ngoan. Để không phụ lòng mọi người, để cha mẹ được mát phận nơi cõi vĩnh hằng. Mùa xuân năm Lai tròn mười tám tuổi, Lai được cùng Tàu Khé đi cùng đoàn cán bộ huyện lên thăm, tặng quà và phục vụ các chiến sỹ biên phòng, đồn huyện nhà. Lai đã cùng người chiến sỹ đẹp trai, hát hay nhất đơn vị hát song ca say sưa những bài hát về tình yêu: như Gửi lời của gió của Duy Thái... Rồi Lai hát tặng các chiến sỹ những bài hát về quê hương về tuổi trẻ, về người lính và nhất là những bài ca trữ tình mượt mà. Tình yêu của Lai và người chiến sỹ cùng hát song ca, cũng được chắp cánh từ đấy... Ba năm sau, Lai lên gặp trưởng phòng Tàu Khé, để báo cáo về đám cưới của mình. Trưởng phòng cứ hở hở, rồi nheo nheo mắt nhìn cô. - Cô Lai định lấy chồng? - Vâng, cháu và anh ấy yêu nhau đã ba năm... - Nhưng ai cho cô lấy chồng vào tuổi này. - Dạ. Anh ấy hai ba, cháu đã ngoài hai mươi... - Tôi biết. Nhưng tôi mới đề nghị cho cô vào biên chế chính thức được vài tháng. Cô đã làm được gì chưa? Cô lấy chồng để cơ quan nuôi báo cô, cả nhà cô à? - Dạ, cháu sẽ... - Thôi. Tôi chưa đồng ý cho cô lấy chồng bây giờ. Cô đừng chống lệnh tôi, không tốt đâu. Lai thật sự bàng hoàng lo sợ trước lời nhát gừng, thách thức của trưởng phòng, cô đành im lặng, để nghĩ cách đối phó. Nhưng khi người chiến sĩ biên phòng không thấy người yêu đến đơn vị như đã hẹn. Anh về thăm cô. Đáng ra, Lai phải vui mừng để giải bày, đẻ cùng tìm cách giải quyết cho đám cưới của hai người được tiến hành như đã định. Nhưng cô lại để tâm trạng lo sợ, xâm lấn và thiếu mặn mà với người yêu. Anh chiến sỹ khó hiểu và rất buồn, anh đi dạo quanh, lại được trưởng phòng của cô mời vào chơi. Chuyện trò. Chuyện những gì cô đâu biết... cô chỉ thấy khi người yêu về, xách ba lô chào “ vĩnh biệt”... rồi. Cô mới sững sờ gọi theo, nhưng người chiến sỹ ấy đã đi thẳng. Tâm trạng Lai vẫn lo lắng vẫn ngại ngùng, khi cô nghĩ đến những cử chỉ lời nói của Tàu Khé, nhưng nguy cơ Lai có thể mất người chồng sắp cưới yêu thương của mình. Nghĩ được thế Lai vùng dậy bất chấp sự đe dọa của trưởng phòng, cô phải gặp anh ngay. Gặp anh, cô sẽ báo tin để anh biết, anh sắp được làm bố. Anh với Lai sẽ cùng sống dưới mái nhà hạnh phúc, có tiếng trẻ bi bô gọi mẹ, đòi cha. Đó cũng là điều anh luôn nhắc, luôn mong, khi hai đứa áp mặt vào nhau... Ôi! những giây phút thật hạnh phúc, những tháng ngày thật đẹp. Lai sắp được làm vợ, làm mẹ... Nhưng rồi. Thật tội... người chiến sỹ biên phòng được người yêu báo tin vui, sắp được làm bố thì... người lại, hắt hủi xua đuổi người yêu. Mặc cho dòng nước mắt hai người làm mờ đi tất cả... - Cô về ngay. Về mà báo tin với thằng trưởng phòng của cô. Đó mới là cha của con cô, là chồng của cô. Lai chết lặng, đứng giữa nhà tựa cột gỗ. Rồi cô bỗng gào lên: “Tôi hiểu tất cả rồi. Vì sao Tàu Khé lại li dị vợ. Vì sao Tàu Khé lại chăm sóc tôi. Vì sao lại đe dọa, khi tôi báo tin, tôi sắp lấy chồng. Tôi hiểu rồi...” Người chiến sỹ đã quay lưng bước đều từ lúc nào... Tiếng gào của Lai vỡ òa trong không gian bao la, biến vào hư không. Không còn đứng vững nữa, Lai lao đầu chạy. Lai còn nói cho ai nghe nữa... Với người chiến sỹ biên phòng đã từng yêu thương cô hết lòng nghe ư? Nhưng người nông nổi quá! Người ơi... Lai sẽ trút hết căm phẫn này vào đầu Tàu Khé... Nhưng vừa vào đến phòng Văn hóa, Lai nhìn thấy Tàu Khé đang ăn uống cùng với khách, giống tư thế hôm nay: “ miệng cũng nhồm nhoàm, tay cũng bươn bươn, mắt vẫn hấp háy, hấp háy...” và khi nhìn thấy Lai, Tàu Khé đảo mắt qua mọi người, rồi mới thốt lên “ ô Lai”... Thế là cô nôn thốc, nôn tháo rồi ôm ngực chạy... Dù Lai có kêu gào. Có khóc cha, gọi mẹ cũng không át được những lời tuyên bố của Tàu Khé là: “ Tàu Khé sắp cưới cô Lai xinh đẹp, giỏi giang nhất huyện làm vợ. Đám cưới sẽ to nhất vùng”. Không những thế, Tàu Khé còn vỗ ngực trước bàn ăn đông đủ quan khách của huyện: “ Tuy Tàu Khé đã một đời vợ, lại gần tứ tuần rồi, mà vẫn có bé xinh đẹp hiến dâng cuộc đời...” Mọi người nghe rõ lời Tàu Khé nói, họ có lời ra tiếng vào. Có người thì ngậm ngùi cho số phận của cô gái xinh đẹp, nết na nổi tiếng của huyện. Nhưng đó, lại là việc riêng. Mà là việc riêng, lại là tình cảm cá nhân. Nên chẳng ai bảo ai, họ đành im lặng để lo việc của họ... Nhưng Lai, Lai căm giận, phẫn nộ lo sợ mà lại xấu hổ... Cũng có lúc cô định chấp nhận làm vợ Tàu Khé cho xong, cho yên thân. Nhưng nhiều khi cô lại muốn cấu xé Tàu Khé, nhất là lúc hắn nói lời vỗ về, dụ dỗ cô: - Anh sẽ yêu thương, mẹ con em suốt đời, anh không bao giờ để em phải khổ. Anh yêu em vô cùng bé ạ. Bé làm vợ anh là bé không bị đuổi việc, bé lại được luôn bên anh. Bé muốn gì cũng có. Bé nghe anh đi. Nào anh yêu bé nào... Lai không nghe rõ Tàu Khé lảm nhảm gì nữa, cô lừ lừ nhìn hắn. Rồi khúc đầu, giơ mười ngón tay như vuốt của mèo sát mặt hắn. Tàu Khé dùng sức ghì chặt Lai, và vẫn những lời lảm nhảm... Lai lại nôn ọe, hắn đành buông cô ra. Lai lao đầu chạy vào rừng, nơi đây Lai đã cùng ai ngắm trăng, ngắm sao... Rừng cây và thảm cỏ như muốn ôm ấp che chở Lai. Gió nhè nhẹ đưa, Lai thiêm thiếp trong niềm vui, đang được vùi sâu trong vòng tay trong người yêu, người chiến sỹ biên phòng đẹp trai, hát hay nhất đơn vị của Lai... Từ ngày đó Lai luôn có mặt nơi rừng cây, bãi cỏ lúc nào cũng nguyên hơi ấm của người Lai yêu thương thì phải. Lai thầm gọi anh, mong anh, người chiến sỹ biên phòng với tình yêu trong sáng mà nông nổi. Người sẽ trở lại nơi này, nơi tràn đầy kỷ niệm vủa tình yêu, Lai hy vọng và mong ngày, mong đêm, hết một tháng rồi hai tháng... Người chiến sỹ không đến, Lai hận lắm, hận người bao nhiêu, Lai căm thù Tàu Khé bấy nhiêu, Lai thà chết nơi này, chứ Lai không thể làm vợ Tàu Khé. Mặc cho hắn tìm đón, van nài, hết đe dọa, lại cầu xin... Lai muốn chết nhưng! Lai xoa nhẹ vào nơi mầm mống của tình yêu đang vần vũ, đang lớn dần trong Lai??? Thế là... chừng ba tháng sau đó, mặc cho lời xì xào chép miệng, đẩy đưa của mọi người, Lai đồng ý về xuôi cùng với anh chàng lái xe kiểm lâm. Chàng lái xe kiểm lâm ấy, đã từng theo đuổi săn đón Lai rất lâu, nay chàng được dịp thể hiện tình yêu của mình với Lai. Lai đã định phận sống với chàng lái xe kiểm lâm ấy. Nhưng, khi cái sinh linh bé nhỏ trong Lai bị thoát ra ngoài. Vì không chịu được cuộc chinh chiến hết - Lai trả thù ai? Trả thù đến bao giờ? Câu hỏi ấy cũng là lời kêu gọi thiết tha của người bạn học cũ cùng trường nay anh là lính lái xe. Anh gặp Lai trong một đêm mà Lai đã cạn kiệt sức lực. Lai đâu còn sức mà tránh người bạn ấy như mọi lần nữa. Người bạn là lính lái xe đã tìm hiểu tường tận về Lai. Anh cảm thông và xót xa cho thân phận người bạn học cùng trường, như em gái anh vậy. Lai làm sao cảm nhận được điều ấy ngay nên cô dằn, hắt anh. Vốn anh là lính lái xe Trường Sơn và đã nhiều lần va với các loại khách làng chơi, giới giang hồ. Trong anh luôn giữ hình ảnh Lai thuở học trò khi nghĩ về trường học. Nay gặp lại, anh muốn cứu vớt bù đắp cho số phận bạn gái như em mình ấy. Anh đã lập một kế hoạch, phải độc quyền được Lai thì mới hy vọng cứu được Lai. Và anh đã nhờ sự giúp đỡ của bạn bè đồng đội. Rồi anh dám san nửa cơ nghiệp để thực hiện kế hoạch của mình. Thế là, trong năm bảy chuyến chạy suốt Bắc Nam, anh tìm cách mời Lai đi cùng. Anh đã chinh phục được Lai bởi tính kiên trì và lòng dũng cảm, lại rất rộng lượng của người lính. Từ mến phục anh, Lai đã nhận lời làm vợ anh, người lính lái xe bạn học cùng trường cũ năm nào, nơi Lai từng sinh ra và lớn lên. Để có ngày hôm nay. Vợ chồng Lai làm sửng sốt giới giang hồ, trong sự nghi ngại mà họ không nói ra, nhưng họ kính nể tình yêu chân thành cởi mở của số phận đầy truân chuyên và gian truân, ở hai con người như Lai và anh. Lai vốn là người phụ nữ xinh đẹp nhưng gặp bất hạnh, nay Lai được chồng yêu thương, bù đắp về tinh thần và vật chất. Nên cô đặp rực rỡ, đằm thắm mà lại rất kiêu sa trong sự ngỡ ngàng, trầm trồ của mọi người. Con gái của vợ chồng Lai ra đời, cũng xinh đẹp như mẹ. Nhưng gan góc và ý chí kiên cường như cha, được bộc lộ khi đòi cha mẹ những gì nó muốn. Con gái nhỏ là niềm vui. Niềm hạnh phúc lớn lao của người lính lái xe bao năm vượt Trường Sơn. Và từng lăn lội với cuộc đời sóng gió của năm tháng chiến tranh, nay anh muốn nghỉ để được quây quần bên vợ con. Để cùng nhau ngắm luống hoa, chăm đàn gà, đàn bê và cả những lũ hươu, nai ngơ ngác như trong phim hoạt hình của tuổi thơ. Cảnh đẹp bên những con vật khôn ngoan, nhanh nhẹn. Cuộc sống thật êm ả thanh bình. Còn gì hạnh phúc hơn, đối với những số phận như vợ chồng Lai. Âu cũng là niềm khao khát, hoan hỉ của nhiều gia đình bạn bè, đồng đội của họ, biết họ. Tiếng lành đồn xa, bạn bè đồng nghiệp, đồng đội xa gần, thân quen khắp nơi có điều kiện dẫn về thăm vợ chồng Lai. Ai cũng mừng, cũng vui, và cũng có người ôm Lai khóc vì quá vui sướng nhìn thấy cuộc sống và hạnh phúc của bạn. Một người đồng nghiệp cũ của Lai đến tìm và mời Lai về tỉnh tham gia chương trình văn nghệ quần chúng, để tham gia hội diễn toàn quốc. Lai không khỏi do dự và ngại ngùng, nhưng chồng Lai động viên: - Em nên tham gia, đây là dịp được gặp lại bạn bè đồng nghiệp cũ cũng là dịp em thử sức mình có thể xếp vào cỡ bậc nào trong làng nghệ thuật quần chúng hiện nay em ạ. - Anh ơi! Huy chương sáng giá nhất hội diễn, em không dám tin là thật, khi em nghe vị chủ tịch hội đồng giám khảo nhận định sau buổi diễn của đoàn và trước những đông đảo đồng nghiệp của em. - Vui quá, em đã gọi to tên anh và con. Hai bố con có nghe được không? Giờ này anh đang ru con ngủ và ngóng chờ tin em nhiều lắm hả? Vâng, ngày mai em sẽ ở bên anh và con rồi mà. Tiếng còi xe báo, đã đưa Tần Khê về nơi an nghỉ... Lai cũng đã gột sạch được những vết bẩn. Song chút xon xót trong tâm can khi Lai đang nghĩ, ở một nơi nào đó vẫn còn chân tướng như Tần Khê (Tàu Khé). Thì, ôi! Những số phận khổ đau sẽ còn lập lại... Giá như cuộc phát động làm sạch môi trường, mà làm sạch luôn cả những chân tướng ấy, thì sẽ tránh được bao tai họa cho xã hội chúng ta. Nhưng dù sao thì váng mây đen cũng phải tan để bầu trời xanh, sẽ xanh mãi... cho đôi mày nét ngang trên khuôn mặt dịu dàng mà cương trực của vợ người lính một thời oanh liệt, vẫn xinh đẹp và giỏi giang nhất vùng để, phải nhíu lại. Mà chỉ luôn rạng rỡ bên chồng, người cựu chiến sỹ Trường Sơn để cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng giàu mạnh. C.G.H (134/04-00)
|
TRẦN HOÀNG VY
Nàng thức dậy với cặp mắt đỏ hoe. Nàng lại tiếp tục với những cơn ho, khi những cơn ho kéo tới nàng lấy tay bưng mặt và cố kìm nén những cơn ho nhưng không thể.
NGUYỄN HẢI YẾN
Cuộc gọi ấy đến lúc 20 giờ 15 phút. Gã biết chắc chắn điều đó vì cái đồng hồ Pháp cổ gia truyền ba đời treo ngoài phòng khách nhà gã vừa thong thả buông đúng tám tiếng.
THU LOAN
Anh mất vì một tai nạn giao thông. Đang dừng ở ngã tư, chờ đèn xanh thì bất ngờ một chiếc ôtô đâm sầm vào.
NGUYỄN HẢI YẾN
Lão Sếnh lệt sệt lê đôi dép tổ ong qua quãng đường nổi nhựa đen sì dưới nắng vào phòng vé. Đang nghênh nghênh như trâu cày ruộng cạn thì một cái bóng lù lù nhảy bổ từ đâu ra chặn ngang trước mặt lão: “Úi thầy!”…
NGUYÊN QUÂN
Biển vẫn hồn nhiên quẫy động những con sóng bạc đầu, vỗ đập vào bờ vỡ vụn thứ âm tầng hàng trăm năm thân thuộc.
NGÂN HẰNG
Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ. Làng tôi quanh năm ràn rạt gió lào, cái thứ gió rát bỏng làm đen đúa nước da con gái, những đôi tay thô kệch úa đi vì nắng như những gốc rạ trơ trốc sau mùa gặt.
NGUYỄN LUÂN
Nhà của Nhếnh ở chân núi Khún, một gò đất hẹp nằm lấp sau những bụi cây chồi lên giữa sống đá. Mỗi buổi sáng thức dậy, Nhếnh lại nghe tiếng đập cánh rào rào của bầy chim vọng về từ trên vách núi mịt mù sương.
TRẦN NHẬT
Cúi xuống thật gần, Phương ơi, em hãy cúi xuống thật gần, em sẽ ngửi thấy được mùi của đất và nước, em đừng khóc, ở đây anh có đồng đội, anh không cô đơn…”.
THÁI HẠO
Cô đứng lại thật lâu dưới chân cầu thang sau khi tiếng trống vào lớp đã gõ liên hồi từ cuối dãy hành lang.
ĐINH NGỌC TÂM
Mỗi sáng, với khuôn mặt còn ngái ngủ, nàng thường hỏi tôi thích ăn gì: bún, mì, phở hay hủ tíu. Nếu tôi nói gì cũng được, nàng sẽ bực dọc bảo rằng tôi ba phải, ngay cả thứ đơn giản nhất như bữa sáng cũng không tự đưa ra được lựa chọn.
HOÀI NAM
Ý niệm về nghề giáo trong tuổi thơ của tôi thật mơ hồ!
NGUYỄN ĐỨC SƠN
Nắm chặt cái thư mỏng trong tay, Lan biết chắc chắn cái việc nàng lo từ hai ngày nay đã bất thành một cách thảm hại. Lan muốn cắn lưỡi tự vận.
LÊ THỊ KIM SƠN
Đấy là vụ kiện đầu tiên của những người bán những giấc mơ. Bỗng dưng thấy giấc mơ của mình được viết lại.
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Khi biết nhớ là khi trái tim tôi đã đong đầy cảm xúc. Cảm xúc được sống với chính mình bằng những niềm vui bé nhỏ nhất.
HẠO NGUYÊN
“Đành để hồn theo nước trôi không màu”
- Lời nhạc Phạm Duy
ĐINH PHƯƠNG
Tặng Bình
T ghé qua tôi vài phút rồi vội vã đi ngay…
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tôi dạo một vòng quanh hồ. Ngang con hẻm xóm cũ, tôi ghé vào thăm. Một năm trước đây, đó là một xóm nghèo thành phố với hơn trăm hộ dân.
HÀ KHÁNH LINH
- Thưa bà Thomas Hardine, bà bảo đây là lần đầu tiên bà trở lại thăm Huế?
- Vâng... nhưng Huế đã ở trong tâm thức tôi, có thể nói Huế là một phần máu thịt của đời tôi.
NGUYỄN QUANG HÀ
A Lưới - hai tiếng đó đối với mỗi người lính Trị Thiên chúng tôi là tiếng gọi trở về. Trong cái rộng lớn chung thì A Lưới là bản lề, là cái nôi cách mạng của Thừa Thiên - Huế. Song với mỗi đời lính lại có một kỷ niệm của riêng mình, không thể bao giờ quên được.
TRẦN LÊ TUẤN
Tôi tỉnh dậy lúc hai giờ sáng.
Hình như có cái gì đang đập liên hồi vào đầu. Đau lắm. Đau đến không mở mắt ra được.