Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành theo Nghị quyết số 31/2006/NQBT - HĐND ngày 10/4/2006, nhưng đến nay sau 7 năm vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Một góc nhà vườn An Hiên. Ảnh: Lê Phú
Theo nội dung Nghị quyết đã ban hành, chủ nhà vườn Huế khi trùng tu, tôn tạo nhà vườn sẽ được hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế trùng tu theo định mức quy định của Nhà nước; hỗ trợ 70% kinh phí trùng tu, tôn tạo, nhưng tối đa không vượt quá 100 triệu đồng/nhà. Ngoài ra, chủ nhà vườn còn được hỗ trợ tạo lập vườn và các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại nhà vườn như: được hỗ trợ một lần 100% tiền mua cây giống, nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/vườn; hỗ trợ cho vay không tính lãi 50% giá trị đầu tư tạo lập vườn (trừ tiền mua cây giống) theo phương án đầu tư được duyệt, nhưng không quá 30 triệu đồng/vườn, thời hạn vay không quá 5 năm.
Tuy nhiên, từ khi tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Nghị quyết bảo tồn nhà vườn đến nay, số nhà vườn đã giảm xuống một nửa, hiện còn khoảng 2.000 nhà, và đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, trong số 150 ngôi nhà vườn được đưa vào danh sách bảo tồn theo đề án, nay chỉ còn lại 52 ngôi nhà vườn, số còn lại hầu như đã bị xóa sổ. Điển hình như, ngôi nhà vườn 38/3 Lê Thánh Tôn thuộc vùng Thành nội Huế, ngôi nhà 96 Nguyễn Chí Thanh ở phố cổ Gia Hội, ngôi nhà số 4 Phú Mộng Kim Long, 64 Hàn Thuyên... từng nằm trong danh sách 150 nhà vườn tiêu biểu cần được bảo tồn tôn tạo, nhưng nay chỉ còn lại trên giấy.
Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do sức ép nhà ở, đất ở gia tăng nhanh trong cơ chế thị trường. Các chủ nhà vườn đứng trước sự lựa chọn nên bán đi hoặc ngồi nhìn các ngôi nhà đã hàng trăm năm tuổi xuống cấp nhanh chóng, trong khi chủ nhà vườn không đủ nguồn lực để duy trì sửa chữa tôn tạo. Ngôi nhà của bà Phạm Thị Túy (22/3 Phú Mộng, phường Kim Long) có tuổi thọ hơn 110 năm - vốn là tư thất của quan Thượng thư Bộ lễ Phạm Hữu Điển. “Ngôi nhà nếu phải sửa chữa cũng tốn hàng tỷ đồng, trong khi đề án bảo tồn chỉ hỗ trợ 100 triệu đồng thì không làm sao sửa chữa được”, bà Túy cho biết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết: Tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng quản lý 150 nhà vườn Huế (được xác định khi thực hiện đề án); gửi toàn bộ hồ sơ những nhà vườn đăng ký cho Hội đồng đánh giá, thẩm định phân loại nhà vườn Huế để tiến hành đánh giá, thẩm định phân loại nhà vườn Huế, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục nhà vườn tiêu biểu đưa vào hỗ trợ. Nghiên cứu, đánh giá toàn diện việc thực hiện đề án, chính sách hỗ trợ, khó khăn vướng mắc và các kiến nghị đề xuất tiếp theo để tiếp tục thực hiện các chính sách bảo vệ nhà vườn Huế.
Nhà vườn Huế là nét độc đáo trong kiến trúc đô thị Huế, đã được lưu giữ và bảo tồn qua hàng trăm năm nay. Dư luận cho rằng, dù việc bảo tồn nhà vườn Huế chậm đi vào cuộc sống, nhưng vẫn còn cứu được nhà vườn Huế trước nguy cơ bị xóa sổ, nếu địa phương có chính sách điều chỉnh sát đúng và kịp thời...
Theo Quốc Việt ( Baotintuc.vn)
Chiều 08/02, tại Art Gallery Sông Như, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cùng nhóm họa sĩ đã khai mạc phòng tranh con giáp với tên gọi "Cờ Hó Ngó Cờ Tây".
Chiều 08/02, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Niềm vui chiến thắng" tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Chiều 08/02, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP Huế), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật tỉnh đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Mùa Xuân và hình tượng con giáp”.
Sáng ngày 8/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tết" nhằm gợi lại không gian Tết cổ truyền của dân tộc.
Chiều 7/2, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế với năm hành động”.
Sáng ngày 6/2, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa TP. Huế tổ chức chương trình “Tết Huế” .
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và tặng thưởng tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2017.
Sáng ngày 30/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đặc công – Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức triển lãm Huế, Xuân 1968- Xuân của Việt Nam- Xuân của lòng dũng cảm.
Chiều ngày 26/1/2018, Ban liên lạc cựu học sinh Quốc Học Huế tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách Giai phẩm Xuân 2018 Quốc Học Huế - Tình yêu. Đây là tấm lòng của các cựu học sinh luôn hướng về thầy cô, bạn bè và ngôi trường Quốc học Huế.
Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Chiều ngày 11/1, UBND thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Sáng 11/1 (tức 25-11 Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ở núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế tổ chức Lễ dâng hương và kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chiều ngày 5/1/2017, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2018. Đông đảo các văn nghệ sĩ và Hội viên đến tham dự.
Sáng 2-1, đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Đặng Thị Bích Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ hoạ, khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vừa đoạt giải “American Graphic Design Award 2017” ở hạng mục Student design (sinh viên thiết kế). do tạp chí Graphic Design USA (Mỹ) khởi xướng. Tác phẩm của Bích Ngọc là bộ 4 poster về vở tuồng cổ San Hậu trên chất liệu Trúc Chỉ. Vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thăng hoa sau khi thắng giải, Bích Ngọc đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về giải thưởng, về Trúc Chỉ.
Sáng 26/12, Bảo tàng Lịch sử và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2017).
Chiều 25/12, tại khách sạn Imperial Huế, Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.
Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013 – 2017, và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg, ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế kết hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức cuộc họp khởi động chiến dịch “ Thành phố Huế nói không với thịt thú rừng”.