Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

16:52 01/04/2009
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng. Nhưng tuổi thơ của chị chứa đầy buồn đau và nước mắt: Mẹ không có cửa nhà/  Em đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa? Nỗi tuyệt vọng cứ ám ảnh suốt cả tuổi thơ của chị. Trong một bài thơ đầu tay chị viết: Tuổi thơ tôi như ráng chiều đỏ lựng/ Hắt máu xuống dòng sông đen.

Chị là một trong những nạn nhân của chủ nghĩa lý lịch ấu trĩ một thời. Tốt nghiệp cấp III (trung học phổ thông) chờ mãi vẫn không có giấy báo đại học, chị đành lủi thủi trở về quê giúp mẹ buôn bán tảo tần: Thác ghềnh, nước cả, sông sâu/ Chống chèo mình mẹ đương đầu bão giông... Nhờ nhà thơ Hải Bằng phát hiện và được nhà thơ Xuân Hoàng đưa về làm việc ở cơ quan Hội Văn nghệ Quảng Bình, cuộc đời của Lâm Thị Mỹ Dạ sang trang từ đó. Bằng năng khiếu trời cho và sự nỗ lực không ngừng của bản thân chị đã có bước đột phá khá ngoạn mục. Năm 1973, chùm thơ dự thi trên báo Văn nghệ (trong đó có bài Khoảng trời hố bom) của chị đoạt giải nhất. Sau khi tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, chị càng viết càng lên tay. Thơ chị được nhiều bạn trẻ chép vào sổ và đọc thuộc lòng. Các tập thơ đặc sắc của chị lần lượt ra đời: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983), Hái tuổi em đầy tay (1984), Mẹ và con (1984), Đề tặng một giấc mơ (1998), Hồn đầy hoa cúc dại (2007), Chỉ riêng mình em thấy (2008). Chị có nhiều tứ thơ lạ, nhiều phát hiện hết sức độc đáo. Chẳng hạn như những câu thơ sau đây: Ôi trái tim/ sao em lại mang dáng lưỡi cày/ Để suốt đời không bao giờ yên ổn... Hay: Nhìn lá/ Cứ ngỡ là lá ngọt... Bạn bè văn nghệ cả nước đều yêu mến chị. Chị đã từng được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt (khóa III), Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt (khóa V). Chị xứng đáng nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học (năm 2007). Ngoài thơ, chị còn viết truyện cho thiếu nhi, như các tập Danh ca của đất (1984), Nai con và dòng suối (1987), Phần thưởng muôn đời (1987). Gần đây chị còn sáng tác cả ca khúc.

Đã mười năm nay, kể từ khi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - chồng chị bị cơn bạo bệnh, nằm liệt giường, chị phải ngày đêm chăm sóc: Bàn tay nâng em thành bảo mẫu/ Nước mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cười... Sức khỏe của chị ngày một giảm sút. Có lúc chị đã định kéo cờ trắng đầu hàng trước thơ. Nhưng như chị từng nói: “Người ta có thể làm thơ khi vẫn còn một tấm lòng, một trái tim rung động trước cuộc sống”. Thế thì chẳng có trở lực nào có thể ngăn cản được cảm hứng sáng tạo thi ca của chị.
         MAI VĂN HOAN giới thiệu

Ừ thôi tưởng tượng

Tưởng tượng một người
Hồn xanh như cỏ
Tâm rộng như trời
Cho tôi bé nhỏ
Thả đời rong chơi

Tưởng tượng một người
Lặng im như tượng
Khổ đau vui sướng
Giấu tận đáy lòng
Thông minh, tinh tế
Lặn vào bên trong

Tưởng tượng một người
Tấm lòng cao cả
Khi tôi vấp ngã
Người ấy đỡ dìu
Ngực người - tôi tựa
Muôn ngàn tin yêu

Hoang mạc khô cằn
Người như ốc đảo
Cho bao khô khát
Tan vào dịu êm

Tưởng tượng một người
Tốt như là đất
Nhận bao cay đắng
Vẫn cho ngọt lành
Quả người - tôi hái
Hồn đầy nụ xanh

Tưởng tượng một người
Bao dung - bản lĩnh
Cho tôi úp mặt
Khóc to một lần
Khóc như trẻ  nhỏ
Chẳng cần giấu quanh!

Tưởng tượng một người
Ừ thôi tưởng tượng…


Nhỏ bé tựa búp bê

Làm sao anh đủ sâu
Cho em soi hết bóng

Làm sao anh đủ rộng
Che mát cho đời em

Làm sao anh đủ cao
Để thấy em cho hết....

Cuộc đời bao nhọc mệt
Cuộc đời bao dịu êm
Người đàn bà bước lên
Người đàn bà lùi lại

Này tôi ơi, có phải
Làm một người đàn bà
Người ta phải nhỏ bé
Nhỏ bé tựa búp bê
Mới dễ dàng hạnh phúc?
                                   1996

Không đề

Cuộc đời em vo tròn lại

Ném vào cuộc đời anh
Nó sẽ lăn sâu tận đáy cuộc đời anh
Sâu cho đến tận... cái chết

Trời ơi,
Làm sao có một cuộc đời
Để cho tôi ném đời mình vào đó
Mà không hề cân nhắc đắn đo
Rằng: cuộc đời ấy còn chưa đủ...

(241/03-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.