Nhà thơ Hoài Vũ - Duyên văn học Trung Hoa

14:26 30/01/2020

Năm mới Canh Tý 2020, nhà thơ Hoài Vũ đón mùa xuân thứ 85 trong cuộc đời nhiều thăng trầm. Các tuyển tập thơ, truyện ngắn và văn học dịch của Hoài Vũ sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc, được chọn lọc từ những tác phẩm đã xuất bản.

Nhà thơ Hoài Vũ

Nhưng ông lại chọn trình làng trước tuyển tập dịch thuật Hoa trong tuyết - vốn là cái duyên của ông với những tác phẩm văn học Trung Hoa đương đại.

1. Tên thật là Nguyễn Đình Vọng, nhà thơ Hoài Vũ sinh trưởng ở Quảng Ngãi nhưng sự nghiệp gắn bó với Nam bộ, đặc biệt là vùng đất Long An, vành đai Sài Gòn và miền Đông Nam bộ. Từ thời chiến tranh, đất phương Nam phóng khoáng đã hội tụ, dung chứa nhiều nhân tài từ các nơi như Nguyễn Bính, Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Bổng, Giang Nam, Nguyễn Trọng Và chính trên mảnh đất máu lửa này nhiều văn nghệ sĩ đã ngã xuống như Trần Hữu Trang, Nguyễn Thi, Lê Vĩnh Hòa, Lê Anh Xuân, Hồng Tân… May mắn hơn các đồng nghiệp cùng chiến hào, Hoài Vũ được chứng kiến ngày đất nước hòa bình thống nhất năm 1975.

Thực tế đời sống chiến trường sinh tử khắc nghiệt của đất phương Nam đã mang lại cho Hoài Vũ nhiều chất liệu quý giá. Dù viết bất cứ thể loại nào, từ thơ đến truyện ngắn, bút ký, văn phong của Hoài Vũ luôn giản dị, tươi trẻ, nhân bản, tha thiết tình yêu đời yêu người như chính con người ông hiền lành, nhân hậu, chân thành và năng động.

Ông từng tâm sự: “Một điều tôi lấy làm tự hào là tất cả tác phẩm của mình đều được kết tinh từ tấm lòng và vốn sống thực tế chứ không phải bịa đặt. Đó là vốn sống của chính tôi, vốn sống của đồng đội và nhân dân ngay trên chiến trường khắc nghiệt nhưng cũng đầy tình yêu thương”.

Bi kịch của người sáng tác văn học nghệ thuật là cả đời không có được tác phẩm để lại dấu ấn, trong khi tên tuổi được khuếch trương rỗng tuếch trên khắp các diễn đàn bằng mọi giá. Hoài Vũ tài năng và nhân cách đã không rơi vào bi kịch ấy. Bất cứ ở đâu, nhắc tới nhà thơ Hoài Vũ, người mến mộ nhớ ngay tới những bài thơ tình phổ nhạc nổi tiếng, như Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, Thì thầm với dòng sông, Chia tay hoàng hôn…

Đành rằng nhờ âm nhạc chắp cánh thơ có sức lan tỏa rộng rãi hơn, nhưng các bài thơ của Hoài Vũ đứng độc lập vẫn có giá trị riêng biệt, như hương tràm lặng lẽ kết nối những tâm hồn đồng điệu: “Dù đi đâu dù xa cách bao lâu/ Dù gió mây kia đổi hướng thay màu/ Dù trái tim em không trao anh nữa/ Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau” (Đi trong hương tràm).

Bên cạnh thơ, Hoài Vũ còn là cây bút truyện ngắn và bút ký rất có duyên, đặc biệt là các tác phẩm ông viết về chiến tranh và hậu chiến. Những truyện ngắn như Người Sài Gòn, Bông sứ trắng, Bông huệ trắng, Gái thời chiến, Cánh én trên Vườm Thơm, Tiếng sáo trúc... 

2. Như nhiều người cùng thế hệ yêu văn chương, từ thời niên thiếu Hoài Vũ rất thích đọc các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, như Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị… và cả Hồng lâu mộng. Về sau học sử dụng thông thạo tiếng Hoa, Hoài Vũ có dịp tiếp xúc các nhà văn và đọc nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc tiêu biểu của các tác giả Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim, Đinh Linh, Lão Xá… 

Từ yêu thích Hoài Vũ đã tìm cách chuyển ngữ sang tiếng Việt thành công những tác phẩm có giá trị của văn học Trung Quốc hiện đại. Vào thập niên 1990, bạn đọc tạp chí Kiến Thức Ngày Nay và một số tờ báo khác say mê theo dõi những truyện dài in nhiều kỳ do Hoài Vũ dịch, như Loạn luân, Đèn lồng đỏ treo cao, Người đàn bà bất hạnh, Nữ điền chủ cuối cùng, Mùa thu hương cúc bay, A-sư-ma bé bỏng, Hoa trong tuyết, Gió mưa đưa đẩy đôi ta, Hoa tử anh anh, Người đàn bà quý phái… sau đó tập hợp in trong 2 tập Đèn lồng đỏ treo cao năm 2002 và Gió mưa đưa đẩy đôi ta năm 2013 tiếp tục được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận. Qua sàng lọc thời gian, những truyện dịch tiêu biểu nay được tuyển in trong tập Hoa trong tuyết.

Cùng về đề tài tình yêu và quyền lực trong đời sống Trung Quốc hiện đại, truyện Loạn luân của nhà văn Lỗ Nhan Châu là tấn bi kịch đời thường của trí thức văn nghệ sĩ tài năng, thì truyện Hoa trong tuyết của nhà văn Trần Xung là bức tranh buồn đau về thân phận con người do Cách mạng văn hóa gây ra thể hiện qua cuộc hội ngộ của hai người bạn có cảm tình nhau từ thời niên thiếu.

Đó là Lâm, một công trình sư từng bị đi cải tạo, nhân vật kia là Dương Hoa bạn gái cùng lớp cùng trường như mối tình đầu của Lâm, nhưng cô không vào đại học mà làm việc ở trại cải tạo với vị trí đội trưởng đầy quyền lực, tình cờ trở thành người trực tiếp quản lý Lâm. Hoa trong tuyết như bài thơ tình đầy quyến rũ đưa người đọc đi từ dự cảm này tới bất ngờ khác.

Mỗi truyện trong tuyển tập này có sắc thái riêng, sự hấp dẫn riêng. Ngay cả truyện Đèn lồng đỏ treo cao của nhà văn Tô Đồng, từng được chuyển thể dựng thành phim gây tiếng vang trên thế giới và được đề cử Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1992, ai đã từng xem phim vẫn cảm thấy bất ngờ khi đọc truyện với nhiều chi tiết độc đáo phim không thể chuyển tải. Truyện có bối cảnh đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc vẫn tồn tại chế độ đa thê, với câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Liên, nữ sinh viên đại học gặp gia cảnh bất hạnh phải về làm vợ lẽ thứ tư cho lão Trần.

Cuộc sống của Liên cùng những người đàn bà khác xoay quanh lão già giàu có với bao hỉ nộ ái ố là bức tranh thu nhỏ đời sống xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, mà trên hết vẫn là bi kịch của thân phận tình yêu và số phận phụ nữ cần vượt thoát. Đó cũng là thông điệp của nhiều truyện khác trong tập Hoa trong tuyết bằng khả năng thẩm thấu và chuyển ngữ tài tình, Hoài Vũ đã mang tới cho bạn đọc Việt Nam những món quà quý giá, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần chúng ta.

Tôi tin những người thực sự yêu mến văn chương sẽ không bao giờ chỉ đọc hết một lần khi có trong tay tuyển tập truyện Hoa trong tuyết. Nhất định sẽ đọc lại. Bởi bất cứ truyện nào trong tập Hoa trong tuyết khi đọc rồi chúng ta khó rời mắt. Nếu không phải nhà thơ, Hoài Vũ khó chuyển ngữ một cách mượt mà, uyển chuyển, quyến rũ người đọc như vậy. 

Và đó cũng là khát vọng của nhà thơ, dịch giả Hoài Vũ cùng những người thực hiện tập sách này.

Theo Phan Hoàng - SGGP

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên  toàn quốc.

  • Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…

  • 1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.

  • Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.

  • Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.

  • Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.

  • Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

  • Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.

  • Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

  • Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.

  • Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.

  • Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".

  • Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.

  • hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

  • Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.

  • Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.

  • Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.

  • Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn  Nguyễn Đình Thi -  người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).        

  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.