Nhà thơ Frederick Feirstein

10:13 26/07/2011
…Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

Chân dung Frederick Feirstein - Ảnh: home.earthlink.net

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if !mso]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]


Frederick Feirstein là kịch tác gia, đã có cả mươi mười hai vở được diễn ở New York. Vở kịch đầu tiên của ông, Simon And The Shoeshine Boy (Simon Và Cậu Bé Đánh Giày) được dàn dựng lần đầu tại Trung Tam Kịch Nghệ Chelsea.

Vở thứ hai của ông, The Family Circle (Trong Vòng Gia Đình) được dàn dựng lần đầu tại Provincetown Playhouse (New York), và sau đó được ấn hành trong loạt sách Modern Classics Series ở Luân-đôn (Nhà xuất bản Davis-Poynter/Harper Collins). Ông còn viết lời thoại và lời nhạc cho ba vở nhạc kịch: The Children’s Revolt (Sự Nổi Loạn Của Những Đứa Trẻ) trong đó ông là đạo diễn và vai chính được trao cho Willem Dafoe, Masquerade (Dạ Hội Hóa Trang), là vở đoạt giải Audrey Wood Playwriting Award, và vở Heroism (Anh Hùng Tính), nhạc của William Harper, được đưa lên sân khấu lần đầu tại Raw Space (New York) bởi Chicago’s Artco năm 2001.

Ông cũng viết kịch bản phim và truyền hình. Ông đã viết Two For One (Hai Cho Một) và Street Music (Nhạc Đường Phố) cho hãng phim David Da Silva (Fame), G. I. Diary cho Cbs, Saturday Night Live với Philip Magdaleny, và buổi ban ngày với Doris Frankel và Doug Marland. 

Frederick Feirstein đã cho xuất bản tám tập thơ. Tập thơ đầu tay, Survivors (Những Người Sống Sót), được Hiệp Hội Thư Viện Mĩ bình chọn là một trong hai Outstanding Books (Sách Xuất Sắc) trong năm. Tập thơ thứ hai của ông, Manhattan Carnival: A Dramatic Monologue (Lễ Hội Manhattan: Độc Thoại Kịch) lọt vào vòng chung kết Giải Pulitzer và được đưa lên sân khấu tại New York, Cambridge và Los Angeles. Tập thơ thứ tư và thứ sáu của ông, Family History (Câu Chuyện Gia Đình), và Ending The Twentieth Century (Chấm Dứt Thế Kỉ Hai Mươi) đoạt giải Quarterly Review Of Literature. Tập thứ năm, City Life (Cuộc Sống Thành Thị) được đề cử Giải Pulitzer. Tập thứ bảy New And Selected Poems (Thơ Mới Và Thơ Tuyển) ấn hành năm 1998. Tập thứ tám của ông, Fallout (Bụi Phóng Xạ) ấn hành năm 2009.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Ảnh: word-press.com

Ông đã đoạt được những giải thưởng văn học sau đây: Giải thưởng Thơ của Guggenheim Fellowship, Giải thưởng Thơ của Society of America’s John Masefield, Giải thưởng Thơ của England’s Arvon, và Giải dành cho Kịch nghệ của Rockefeller Foundation’s OADR.

Ông là người đồng sáng lập phong trào Expansive Poetry và là người tạo ra chương trình đọc sách của nhà Barnes & Noble. Tiểu sử của ông được ghi trong Dictionary of Literary Biography và tiểu sử tự thuật của ông được ghi trong Contemporary Authors Autobiography Series.  

Từ điển tiểu sử văn học, về Frederick Feirstein

Là một trong những người sáng lập phong trào thơ Expansive (Mở Rộng/ Chan Hòa), Frederick Feirstein đã bênh vực mạnh mẽ việc tái lập thơ hình thức, thơ tường thuật, và thơ trào phúng trong thi ca Mĩ. Ông cảm nhận rằng đó chính là cách chữa trị nhằm đưa thơ trở lại với mọi người và dứt thơ ra khỏi không khí học thuật ngột ngạt mà ở đó thơ đã héo mòn, chỉ qui chiếu về chính nó, trong suốt nửa thế kỉ vừa qua. Những thi phẩm của ông tập trung vào vẻ đẹp và nét bạo tàn hậu hiện đại của New York City, thành phố quê hương của ông, vào khuynh hướng tính dục đầy ám ảnh của ngành tâm phân học theo phong cách New York cổ điển, và vào vấn đề Do Thái tính trong đồng nhất tính Mĩ. Ý thức căm phẫn nơi ông đã khiến thơ ông tách biệt hẳn với thơ của những đồng nghiệp trong giới học thuật của ông, là những người trầm tĩnh hơn, hướng vào nội tâm nhiều hơn, trong phong trào Thơ Tân Hình Thức. Thực vậy, dù ông được những người trong phong trào xem là một trong những nhà thơ Mĩ quan trọng nhất và độc sáng nhất của phong trào Thơ Tân Hình Thức, nhưng Feirstein kịch liệt bác bỏ uy thế của từ này trên mục tiêu rộng lớn hơn của thơ Expansive. Feirstein, và những người sáng lập trước đây của phong trào thơ Expansive như Dick Allen, Frederick Turner và Wade Newman, thích dùng từ “expansive” để mô tả loại thơ mới đầy sức sống mãnh liệt, không chỉ sử dụng những thể thơ truyền thống như thể xo-nê [thơ 14 câu, mỗi câu 10 âm tiết] và thể anh hùng ca dưới dạng những cặp vần với nhau, mà còn khuyến khích việc tự do mở rộng chủ đề thơ và thúc đẩy sự sáng tạo những bài thơ tường thuật dài hơi, vốn là thành phần chủ yếu trước đây của thơ Anh và thơ Mĩ.

Feirstein nhấn mạnh vào sự đoạn tuyệt dứt khoát và có tính cách mạng đối với những trường phái đã được xác lập của những nhà thơ hàn lâm, là những người củng cố theo cách cứng nhắc cái khái niệm rằng để thực sự là thơ Mĩ, thì chỉ có thể là thơ dưới dạng các câu thơ tự do, nhấn mạnh vào thứ ngôn ngữ bí hiểm, vào tầm quan trọng hàng đầu dành cho những cảm quan của nhà thơ và những cảm nhận cá nhân, so với thế giới bên ngoài vốn chỉ là thứ yếu. Feirstein muốn quay mặt thơ ra bên ngoài một lần nữa, “mở rộng” nó bằng cách từ bỏ những ám ảnh tự yêu mình của những nhà thơ theo trường phái xưng tội và trường phái xem thơ chỉ là Ngôn Ngữ, là những người có chung nét điển hình là không lưu ý tới những mối quan tâm của quần chúng nói chung.

Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein. Những năm đầu đời, ông lớn lên trong một căn hộ của cao ốc thuộc dạng hợp tác xã nhà ở, sống chen chúc trong một xóm giềng đông đúc đa sắc tộc ở Lower East Side, New York City.

PHẠM KIỀU TÙNG dịch
(268/06-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).

  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.