“Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.
Tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Phan Quang tái bản lần thứ 5 (Nhà Xuất bản Lao Động, 2014) được điều chỉnh, cập nhật, có sức hấp dẫn cả về giá trị nghiên cứu và thực tiễn đời sống, vẫn hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống, như Phan Quang đã từng nói về vùng châu thổ này.
Trước hết, xin được bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ nhà báo, nhà văn Phan Quang, người cầm bút sắc sảo, cần mẫn, lao động nghiêm túc, trách nhiệm xã hội luôn đong đầy, một trong những đại thụ của báo chí Việt Nam đương đại. Đã ở tuổi xưa nay hiếm mà đều đặn mỗi năm ông vẫn cho ra vài ba đầu sách. Ông từng khích lệ bạn bè, đồng nghiệp: “Viết được gì thì cứ viết. Giả dụ viết chưa được hay để cộng đồng, xã hội cùng đọc, thì viết cho bạn bè, người thân, cho chính mình xem”. Khá nhiều đồng nghiệp lớp ít tuổi hơn đã theo gương ông, viết những điều về bạn bè, đồng nghiệp, về đất nước, con người Việt Nam hào khí.
Phan Quang viết khỏe, viết đều như chính cuộc đời ông sinh ra là để viết. Sắp vào tuổi 90, ông vẫn minh mẫn, uyên bác, trí nhớ tuyệt vời. Đồng bằng sông Cửu Long là tập bút ký chuyên về Nam bộ, đến mức cố nhà văn, nhà nghiên cứu Nam bộ Sơn Nam khi được Phan Quang mời đọc bản thảo lần đầu và góp ý điều chỉnh giúp các địa danh Nam bộ cho thật đúng, đã thốt lên: “Phan Quang đã hóa thân công phu, trách nhiệm, thắm nghĩa tình vào từng con chữ về miệt vườn Nam bộ”.
Phan Quang bước vào nghề báo năm 1948 tại báo Cứu Quốc Liên khu IV xuất bản hàng ngày thời kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại, năm 1954 ông được điều về báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng. Những năm tháng làm việc ở báo Nhân Dân - Trưởng ban Nông nghiệp và Nông thôn, Trưởng ban Kinh tế, Ủy viên Ban biên tập… Sau đó, ông giữ nhiều trọng trách khác nhau: Vụ trưởng Vụ Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương; Thứ trưởng Bộ Thông tin; Tổng Giám đốc - Tổng biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam v.v... Ở cương vị công tác nào, kể cả khi ông làm nhiệm vụ quản lý báo chí và đối ngoại, nhà báo, nhà văn Phan Quang vẫn mải miết đi và viết. Ông thâm nhập cuộc sống, đến với nhân dân, đến với nhiều vùng miền của đất nước, kiên trì đọc - đi - nghĩ - viết, như chính ông hằng tâm sự. Nếu tính từ bài báo đầu tiên in năm 1948, tập truyện ngắn đầu tay do Nhà Xuất bản Minh Đức ấn hành năm 1954, đến nay Phan Quang đã cầm bút liên tục 66 năm, để lại khối lượng gần bốn chục tác phẩm xuất bản và rất nhiều bài báo ngắn, dài. Bộ truyện cổ Ả Rập nổi tiếng Nghìn lẻ một đêm, và 20 năm sau bộ truyện cổ Ba Tư Nghìn lẻ một ngày do ông chuyển ngữ, đến nay đã tái bản 34 lần.
Sau năm 1975, non sông thu về một mối, ngòi bút Phan Quang thỏa sức tung hoành khắp Bắc - Trung - Nam. Những bút ký báo chí thấm đậm chất văn học của ông, khi ở Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, lúc ở Đà Lạt - Lâm Đồng, Tây Ninh, khi ở TPHCM, vùng ĐBSCL… Phan Quang dành nhiều tâm huyết cho quê hương Quảng Trị, vùng đất khói lửa, nghèo khó nhưng rất đỗi kiên trung. Tấm lòng sâu nặng với quê hương, nhiều bài viết về miền quê Quảng Trị da diết, thấm đậm tình người, tình quê, giàu chất thơ ca.
Một số lần đến nhà riêng của ông ở quận Đống Đa, Hà Nội, ngắm nhìn những tủ sách của ông, xem cung cách ông làm tư liệu báo chí, tôi và nhiều đồng nghiệp hậu sinh tâm phục, nể trọng về sức làm việc, trách nhiệm xã hội của người cầm bút. Ông làm tư liệu công phu, tỉ mỉ, khoa học. Cần bất cứ tài liệu gì, chỉ trong vòng dăm ba phút, ông đã tìm được ngay từ đống hồ sơ lưu giữ. Tôi hỏi ông, cuốn sách Đồng bằng sông Cửu Long giàu tư liệu, ngồn ngộn thông tin, bằng cách nào trong một thời gian ngắn, ông đã có những tư liệu đó. Ông trả lời: “Đọc, đi, nghĩ, viết”. Có vấn đề gì đó chưa tỏ ngọn ngành, tôi vào thư viện lục tìm, khảo cứu từ sách báo nước ngoài, hỏi han các lão nông tri điền bản địa. Biết mười viết một. Cái gì chưa nắm chắc, dứt khoát không viết”.
Chắc chắn những ai cần tìm hiểu đất và người vùng đồng bằng Nam bộ, không thể không đọc “Đồng bằng sông Cửu Long” của nhà báo, nhà văn Phan Quang. Ngòi bút của Phan Quang miêu tả sống động vùng đất mới, giàu tiềm năng: Đồng bằng sông Cửu Long. Những bài viết đặc sắc, giàu thông tin, tự nó đã khẳng định sự phong phú, đa dạng của tập bút ký tràn đầy hơi thở cuộc sống: Dải đất đa dạng ẩn giấu nhiều bí tàng của trời đất; Cửu Long sông Mẹ và những tặng phẩm của thiên nhiên; Vùng lúa hình thành qua nước mắt và mồ hôi; Ruộng và người làm ruộng; Trong cảnh lúa đầy đồng, cá đầy ruộng; Một vùng đầy trái ngược; Qua những tên đất, tên sông; Nghĩ về tính cách con người… Tập bút ký Đồng bằng sông Cửu Long dày gần 500 trang là một công trình lao động nghiêm túc, đầy trách nhiệm, rất tân văn mà cũng rất văn học. Trái tim Phan Quang, tình yêu của Phan Quang về vùng đồng bằng châu thổ hiện hữu trong từng con chữ. Miêu tả kết hợp với tư liệu khảo cứu, những số liệu cần thiết xác đáng làm cho những bài bút ký của ông luôn giàu thông tin. Ông miêu tả kênh rạch, cảnh trời mây nước miệt vườn - đặc trưng đồng bằng châu thổ không thể trộn lẫn. Đó là khoảng không gian hào hùng của lịch sử thời mở cõi, truyền thống anh hùng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nền văn hóa bản địa, phong tục, tập quán, cốt cách con người Nam bộ, để từ đó ông khái quát thành điểm nhấn về dải đất đa dạng, đan xen quá khứ - hiện tại - tương lai, từ chiều sâu nhân cách, từ cội rễ ngọn nguồn: “Suốt mấy nghìn năm kể từ ngày dựng nước, ông cha ta đã bám chắc mảnh đất quê hương, khai phá ruộng đất, cải tạo thiên nhiên để nuôi sống mình và qua đó từng bước mở mang bờ cõi, xây dựng cơ đồ để lại cho con cháu muôn đời về sau. Một tay cầm chiếc cuốc vỡ hoang, một tay nắm thanh gươm giữ nước, không có hình ảnh nào diễn tả chân xác lịch sử hơn” (Trang 141).
Nghĩ về tính cách con người (Nam bộ), Phan Quang khảo cứu, sử dụng cứ liệu lịch sử, đặc điểm cư dân, xuất phát từ điều kiện tự nhiên - xã hội - điều kiện lịch sử một cách biện chứng, từ đó qua phân tích và cảm nhận của mình vẽ nên tính cách - chân dung con người vùng châu thổ có chiều sâu. Năm đặc điểm nổi bật trong tính cách của người nông dân Nam bộ, theo Phan Quang là: “Lòng yêu nước nồng nàn và kiên định; Dũng cảm, ngang tàng, phóng khoáng; Hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài; Sẵn sàng tiếp thu cái mới; Bộc trực, ăn nói thẳng thắn, ít khi văn hoa, rào đón” (Trang 463 - 477).
Không tính về văn học, ông đã in một số tập truyện ngắn, truyện vừa, phóng tác… Về báo chí, Phan Quang viết đủ thể loại. Thế mạnh hơn cả ở ông là bút ký. Báo Tuổi Trẻ (số ra ngày 6-11-1980) nhận định: “Ta thường đọc ký văn học của Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, ký chính luận của Thép Mới, ký mang tính triết lý của Chế Lan Viên…, khoảng mấy năm gần đây đã xuất hiện thêm một loại ký khá đặc biệt, ký nghiêng về các chủ đề kinh tế (mà Đồng bằng sông Cửu Long là tác phẩm tiêu biểu). Người viết: Phan Quang”.
Những năm tháng làm công tác quản lý và đối ngoại, kết hợp những chuyến đi công tác nước ngoài, Phan Quang viết nhiều bút ký lữ hành (du ký), tập hợp tại mấy tập: Thơ thẩn Paris, Bên mộ vua Tần, Chia tay trên sông… Về già, hoài niệm bạn bè, ông lại viết bút ký chân dung: Những người tôi quý mến, Thương nhớ vẫn còn.
Xin được chúc mừng nhà báo, nhà văn Phan Quang, tuổi cao nhưng sức viết vẫn dồi dào, bầu máu nóng từ con tim yêu nghề - say nghề vẫn như ngày nào. Huỳnh Hùng Lý, một đồng nghiệp cùng thời với ông ở Báo Nhân Dân, có lần tâm sự với Phan Quang: Chúng ta đang rượt đuổi thời gian. Phan Quang khiêm nhường đáp lời người bạn già: “Tôi tự dặn phải cố gắng. Cố gắng nhiều hơn nữa, may ra mới không phụ lòng những tấm lòng tri ngộ. Tiếc thay, quỹ thời gian của tôi không còn. Lực bất tòng tâm, quy luật tự nhiên càng không cho phép. Chỉ còn cách cúi đầu tri ân”. “Lão tướng” Phan Quang trong làng báo, làng văn là vậy. Phía trước nhà báo, nhà văn Phan Quang còn bao dự định ấp ủ đang… rượt đuổi thời gian.
Nguồn: PHẠM QUỐC TOÀN - SGGP
ĐỖ LAI THÚY
Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
Heidegger
Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
Heidegger
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
PHAN ĐÌNH DŨNG
Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, và Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.
NGUYỄN XUÂN HÒA
Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.
LÊ KIM PHƯỢNG
Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.
LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…
Ban Biên tập
HỒ THẾ HÀ
Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.
PHAN VĂN NAM
Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).
VĂN THÀNH LÊ
1.
Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.
ĐỖ LAI THÚY
Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.
SƠN CA
Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.
NGUYỄN THANH TÂM
…đi về đâu cũng là thế…
GIÁNG VÂN
LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.
HỒ THẾ HÀ
Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.
NGUYỄN THÀNH NHÂN
Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.”
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)
Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).
PHẠM PHÚ PHONG
Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân.
NGUYỄN DƯ
Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!