Nguyễn Tất Thành với Huế và phong trào chống thuế năm 1908

16:09 11/09/2008
HÀ VĂN THỊNH Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quãng thời gian ở Huế không phải là ngắn. Lần thứ nhất, từ mùa hè 1895 đến tháng 5 - 1901 và lần thứ hai, từ tháng 5 - 1906 đến tháng 5 - 1909. Tổng cộng, Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (NTT - tên được đặt vào năm 1901) đã sống ở Huế 9 năm, tức là hơn 1/9 thời gian sống ở trên đời. Điều đặc biệt là, bước ngoặt quyết định của NTT đã diễn ra ở Huế; trong đó, việc tham gia vào phong trào chống thuế có ý nghĩa quan trọng nhất.

1.
Kỷ niệm của lần đầu ở Huế với Nguyễn Sinh Cung là một kỷ niệm buồn. Vào tháng 8 - 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được bổ nhiệm làm giám thị kỳ thi hương ở Thanh Hóa. Sau đó, ông về Kim Liên để xây mộ cho cha mẹ. Chính vào thời điểm đó, bà Hoàng Thị Loan sinh đứa con thứ tư - Nguyễn Sinh Xin. Do thể trạng yếu và cuộc sống quá khó khăn, bà Loan đã mất vào ngày 10-2-1901. Nguyễn Sinh Cung đã phải vừa khóc vừa chạy từ nhà này sang nhà khác để xin sữa cho Xin.
Chưa đầy 11 tuổi, mẹ mất, nuôi đứa em ốm yếu, bé bỏng (Nguyễn Sinh Khiêm theo cha ra Thanh Hóa), có lẽ là một  cơn sốc rất nặng đối với Nguyễn Sinh Cung. Theo rất nhiều tài liệu mà chúng tôi có được, sau sự kiện này, vẻ vui tươi hàng ngày của Cung đã bị thay thế bởi sự trầm tư. Ngay sau đó, Nguyễn Sinh Sắc đã tức tốc đưa Cung ra lại Nghệ An và với lý do để tang vợ, mãi 5 năm sau mới trở lại Huế.
2.
Cơ hội để NTT ra đi tìm đường cứu nước có từ rất sớm, vào mùa hè năm 1905, khi Phan Bội Châu tìm về Kim Liên để thuyết phục Nguyễn Sinh Sắc cho NTT theo mình. NTT đã hỏi Cụ Phan rằng vì sao Nhật Bản nhanh chóng trở thành cường quốc thì được trả lời là do người Nhật biết cách học hỏi phương Tây. Câu trả lời đó cũng là câu trả lời của chính anh: Tại sao không trực tiếp học hỏi phương Tây mà lại phải “đi vòng” sang Nhật để học? Sự nhạy cảm mẫn tiệp là nguyên nhân để NTT ngay sau đó đề nghị với cha mình được học tiếng Pháp. Theo NTT, điều mà Nguyễn Trãi đã nói từ thế kỷ XV là hoàn toàn chính xác: Muốn chiến thắng kẻ thù, trước hết cần phải hiểu đủ và đúng về kẻ thù đó.
Động cơ học là rõ ràng, cộng thêm trí tuệ sắc sảo, sự khổ học là mục đích, đã cho phép NTT nhanh chóng làm quen với việc hiểu biết ngôn ngữ mới. Lịch sử dường như được sinh ra để thiên tài thi triển các vận hội và quyết định của mình. Một năm sau khi NTT học tiếng Pháp và 5 năm sau khi đỗ Phó Bảng, Nguyễn Sinh Sắc đã không thể từ chối được đề nghị ra làm quan của triều đình nên đã vào Huế nhận chức quan thanh tra tại Bộ Lễ - chịu trách nhiệm giám sát học trò trường Quốc Tử Giám (trường Quốc Học hiện nay). Phải chăng Cụ Sắc ra làm quan là để trả ơn Cao Xuân Dục và Hồ Sĩ Tạo? Nghi vấn vẫn mãi chỉ là nghi vấn mà thôi. Nói theo cách nói của cố GS Trần Quốc Vượng, rất có thể các huyền thoại là thật nhưng không thực. Hồ Sĩ Tạo đã từng dạy học ở Quỳnh Lưu, Nghệ An trong nhà của viên quan thu thuế họ Hà và sau này, cô con gái của gia đình ấy là Hà Thị Hy đã lấy Nguyễn Sinh Nhâm (tức Vương) - một nông dân, ông nội của NTT, với tư cách là vợ lẽ. Lịch sử cũng ỡm ờ khi hé lộ rằng Nguyễn Sinh Sắc là con trai nông dân duy nhất trở thành học trò của trường Quốc Tử Giám và cũng là cử nhân duy nhất được cử làm giám thị kỳ thi Hương (ở Thanh Hóa năm 1900), dù luật lệ của triều đình quy định cử nhân không được làm giám thị... Trước và sau Nguyễn Sinh Sắc, không có những tiền lệ ấy.
3.
Sau khi vào Huế, NTT và anh trai thi đỗ vào trường Quốc Học - thời đó có tên gọi trong dân gian là “Trường Địa Đàng” (thành lập chính thức từ năm 1896 theo sắc chỉ của vua Thành Thái). Bao giờ cũng ngồi bàn cuối, ăn mặc rất quê, nói tiếng Nghệ cực nặng, học rất giỏi và hay đưa ra những câu hỏi “khiêu khích” chế độ thống trị - đó là dấu ấn của NTT. Quan sát và phân tích, suy nghĩ và hỏi trong một môi trường “may mắn” vì các thầy giáo của NTT như GS Lê Văn Miên, Hoàng Thông là những người nổi tiếng về quan điểm chống Pháp. Không ít lần NTT đã chỉ trích chính quyền công khai trước đám đông và một trong những đề tài NTT hay nói là đòi giảm thuế, mà theo NTT là quá nặng, cho nông dân.
Mùa thu năm 1907, vua Thành Thái buộc phải thoái vị (1889-1907) để nhường ngôi cho vua Duy Tân, 8 tuổi. Niên hiệu Duy Tân gợi nhớ đến cuộc cách mạng Meiji (1868) – mà không ít nhà sử học ngày nay cứ khăng khăng rằng đó không phải là cách mạng, chỉ gọi là cải cách Minh Trị Duy Tân. Duy Tân, có nghĩa là “hiện đại hóa” và cũng có nghĩa là kích thích sự đấu tranh. Khởi đầu là phong trào cắt tóc ngắn do Nguyễn Quyền – sĩ phu của trường Đông Kinh Nghĩa Thục phát động. Ngày 11 tháng 3 năm 1908, nhiều nông dân ở Quảng đã kéo về thủ phủ Hội An để đòi giảm bớt lao dịch và thuế. Đầu tháng Năm, phong trào chống thuế lan đến Huế, đánh dấu bằng cuộc đấu tranh của nông dân làng Công Lương. Nhân dân Công Lương đã bắt tri huyện nhốt vào cũi tre, áp giải hắn đến dinh khâm sứ Leveque. Cuộc nổi dậy của nhân dân Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ thành một đợt sóng mới của lòng yêu nước.
Ngày 9-5-1908. Khi đang cùng với đám đông học sinh đứng bên bờ sông Hương quan sát cuộc biểu tình của nông dân tràn vào thành phố Huế, NTT bất ngờ túm lấy cổ áo của hai người bạn và yêu cầu họ cùng với mình tham gia vào đoàn biểu tình để phiên dịch cho nông dân. Trên đường đi, NTT đã lật ngược cái mũ nan đang đội trên đầu ra ý cần phải phá bỏ hiện trạng. Mặc dù Leveque đã đồng ý thương thuyết và NTT đã phiên dịch nhưng thực dân Pháp vẫn đàn áp cuộc biểu tình một cách dã man, rất nhiều người chết và bị thương.
Ngày hôm sau (10-5-1908), vào lúc 9h sáng, khi NTT đang học tiết thứ ba thì một toán cảnh sát đến tận phòng học và viên đội trưởng đã tuyên bố rằng người có hành vi quấy rối là NTT phải thôi học. Đó là lần cuối cùng NTT được chính thức ngồi trong một lớp học.
Nguyễn Sinh Sắc đã bị khiển trách nặng về hành vi của con mình và sau đó, vào năm 1909, bị triều đình Huế điều chuyển làm tri huyện Bình Khê, Bình Định.
4.  
NTT chỉ tham gia phong trào chống thuế đúng một lần nhưng đó là lần quyết định, bước ngoặt của cả cuộc đời anh. Chính xác, không phải từ Sài Gòn, mà chính là Huế, đã đưa NTT ra đi tìm đường cứu nước.
Cả nhà bị chế độ thực dân vùi dập, theo dõi. Đó là một hoàn cảnh tồi tệ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Sinh Sắc, sau khi bị cách chức, ngày 26-2-1911 rời Đà Nẵng để vào Sài Gòn và cùng thời gian đó, NTT đã “biến mất” khỏi trường Dục Thanh, Phan Thiết.
Huế là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của anh. 11 tuổi, trên đất Huế, NTT biết được thế nào là nỗi đau mất mẹ. 18 tuổi, cũng từ Huế, NTT biết rõ con đường phải đi, sẽ đi và cái đích phải đến. Cuộc thương lượng với khâm sứ Leveque cho NTT thấy rõ một điều: Mọi cuộc đấu tranh nửa vời, thiếu đường lối đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất chỉ là sự tuyệt vọng của thành công và nhận thức. Lòng dũng cảm, nếu không được đặt đúng chỗ, đúng lúc, tất yếu sẽ biến thành sự vô ích của mục đích. Sức mạnh của “cuộc cách mạng nông dân” – như về sau Hồ Chí Minh đã viết (HCM TT, T 8, tr. 569) là to lớn; nhưng nó chỉ trở thành thế lực một khi có tổ chức chặt chẽ, có đường hướng đấu tranh đúng đắn, rõ ràng. Hơn ai hết, NTT hiểu rõ việc thương lượng với kẻ thù là vô ích và lòng dũng cảm của sự không hiểu biết là vô nghĩa như thế nào!

Huế, với “sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn), đã trở thành cái nôi để ươm trồng, hun đúc, nuôi dưỡng tinh thần, ý chí và khát vọng của người thanh niên yêu nước NTT. Khoảnh khắc mà NTT đến với phong trào chống thuế cách đây 100 năm là “khoảnh khắc” dài nhất, đậm nhất trong cuộc đời của một con người. Nói rộng hơn nữa, là dài nhất trong lịch sử dân tộc Việt . Chính nhờ cái khoảnh khắc “định mệnh” ngày 9-5-1908 ấy mà đất nước Việt đã bắt đầu để có được một vĩ nhân. Nói chính xác hơn, NTT đã từ Huế ra đi để cùng với dân tộc, đến với một thời đại mới - Thời đại Việt - Hồ Chí Minh.
                                                                                                 Huế, 13.11.2007
                                                                                                            H.V.T

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không còn nữa...

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                 Bút ký

    Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.

  • “Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
    Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.

  • VĨNH NGUYÊN

    Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm. 

  • NGUYÊN HƯƠNG  

    Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

  • TRU SA   

    Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

    Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.

  • BÙI KIM CHI

    Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                              Bút ký  

    Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?

  • LÊ BÁ ĐẢNG

    Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.

  • DƯƠNG THỦY
              Tùy bút  

    Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Một
    Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.

  • NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
                            Tạp bút

  • NGUYÊN SỸ
           Bút ký  

    Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.