Nguyễn Du với Phú Xuân

18:19 15/01/2016

VƯƠNG TRỌNG

Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

Ảnh: internet

Khi mới ra làm quan dưới triều Gia Long, có khả năng Nguyễn Du cũng chưa có dịp vào Phú Xuân. Gia phả dòng họ ghi: “Khi Gia Long ra Nghệ An, ông đón xe yết kiến và được đem thủ hạ đi theo ra Bắc”. Nguyễn Du được nhà vua rất ưu ái, bổ ngay làm tri huyện Phù Dung (Khoái Châu) và chỉ ba tháng sau được tăng chức Tri phủ Thường Tín ngay trong năm 1802 và cuối năm 1803, ông còn được cử đi tiếp sứ nhà Thanh ở trấn Nam Quan, nghĩa là ông chỉ ở các tỉnh miền bắc và cực bắc, rất xa Phú Xuân.

Năm 1804, khi đang làm Tri phủ Thường Tín, Nguyễn Du cáo bệnh về quê mấy tháng, rồi sau đó được điều vào Phú Xuân, để đầu năm 1805 thăng “Đông các học sĩ”. Nguyễn Du gắn bó với Phú Xuân kể từ cái mốc này.

Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du nói khá rõ con đường từ quê nhà vào Phú Xuân làm quan. Mặc dù bài thơ không ghi ngày tháng, nhưng rất nhiều khả năng chuyện này xẩy ra vào năm 1804, sau thời gian cáo bệnh nghỉ ở quê nhà. Chuyến đi này thật vất vả, buổi sáng khởi hành thật sớm, qua núi Phượng Hoàng còn màn đêm mịt mùng, nghỉ lại nơi hoang dã cùng bác tiều phu… Từ núi Phượng Hoàng của quê nhà, không biết đi bao ngày mới đến Thùy Liên của Quảng Bình, cỏ hoang mang sương sớm quật vào mặt, cho người thêm hốc hác. Một điều đáng nói là lúc này Nguyễn Du rất nhớ nhà, gặp một người bạn vào chầu vua rồi được vua cho về, ông chỉ mong thầm mình được như thế! Nhưng rồi ông cũng tới Phú Xuân và giữ chức Đông các học sĩ như ta đã biết. Như vậy Nguyễn Du ở Phú Xuân từ cuối năm 1804 hoặc đầu năm 1805 cho đến khi tạ thế tháng 9 năm 1820. Nhưng trong khoảng ấy, ông có những thời gian xa Phú Xuân như sau: 8 tháng xin tạm nghỉ về quê năm 1808. Ba năm làm Cai bạ Quảng Bình từ 1809 - 1813; 14 tháng đi sứ từ 2/1813 đến 4/1814; Về quê nghỉ 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1814. Tính ra tổng thời gian ông ở Phú xuân chừng 10 năm. Trong 10 năm đó ông được thăng chức ba lần: Đông các học sĩ (1805), Cần chánh điện học sĩ (1813) và Hữu Tham tri bộ Lễ (1815). Thế nhưng Nguyễn Du vẫn cho mình không có dáng công hầu, luôn buồn nhớ quê, chỉ muốn về:

Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ
Hồn hề, quy lai, bi cố hương
(Ngẫu thư công quán bích - Cuốc kêu, xuân đã hết rồi/ Quê xa buồn nhớ, hồn ơi, hãy về).

Có khi gặp một ẩn sĩ sống an nhàn, ông cũng muốn bỏ quan về sống đời thường:

Ngã dục quải quan tòng thử thệ
Dữ ông thọ tuế lạc cầm tôn
(Tặng nhân - Ta mong treo mũ từ quan/ Tuổi già vui thú rượu đàn cùng ông).

Trong ông việc có khi bị bề trên quở trách, bọn thuộc hạ thấy vậy cũng vênh vang coi thường, ông chán nản nghĩ đến cái chết với điều an ủi là con cái đông, mình có chết cũng không sao!

Không biết thời ấy với các chức quan như ông được hưởng tiền lương thế nào, nhưng gia đình ông sống cảnh nghèo khó, đàn con đói ăn mặt xanh như rau, còn ông sống cô đơn trong bệnh tật:

Thập khẩu đền cơ Hoành Lĩnh bắc
Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông
(Ngẫu đề - Mười con kêu đói non Hồng/ Một thân nằm bệnh phía đông đế thành)…

Nhiều thắng cảnh của Phú Xuân đã đi vào thơ ông và có những câu thơ tuyệt tác như tả cảnh chùa Thiên Thai:

Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
Tiên triều tăng lão bạch vân trung
(Vọng Thiên Thai tự - Vàng thu chùa cổ lá vùi/ Vị sự triều trước già đời trong mây).

Nhưng trong thơ ông, cảnh đẹp của Phú Xuân thường gắn với nỗi buồn quá vãng, nỗi buồn vì nghĩ về quê nhà:

Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
Vãng sự bi thanh trủng
Tân thu đáo bạch đầu
Hữu thân đồ dịch dịch
Vô bệnh cố câu câu
Hồi thủ Lam Giang phố
Nhàn tâm tạ bạch âu.
                     (Thu chí)

Dịch thơ:

Hương giang trăng một mảnh
Kim cổ gợi bao sầu

Chuyện cũ buồn xanh mộ
Thu mới đến bạc đầu

Có thân nên vất vả  
Không bệnh, lưng uốn câu
Bãi sông Lam, ngoái lại
Lòng nhàn thẹn chim âu.


Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ông mất ở Phú Xuân. Theo nhà thơ Thanh Tịnh, vua Minh Mạng đã làm đôi câu đối:

Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi quan sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc tử do vinh
(Một đời tài hoa, đi sứ, làm quan sống chẳng thẹn/ Trăm năm sự nghiệp, trong nhà, ngoài nước chết còn vinh).

Nhà thơ Thanh Tịnh còn lưu ý rằng, phía dưới câu đối có đề mấy chữ “Minh Mạng hoàng đế trang tặng”, và nhấn mạnh “trang tặng” chứ không phải “ban tặng”, để nói nhà vua yêu quý và tôn trọng Đại thi hào đến mức nào!

Bốn năm sau, năm 1824, con cháu vào đưa hài cốt ông về cải táng trong vườn nhà ở Tiên Điền. Thế là ông vĩnh viễn xa Phú Xuân, còn các tác phẩm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều thì còn lưu lại Phú Xuân dưới nhiều dạng, được gọi là “bản Kinh” mà giới sưu tầm văn bản vẫn quen dùng.

Cùng với Hà Tĩnh, Thăng Long, Thái Bình…, Phú Xuân gắn bó mật thiết với Đại thi hào Nguyễn Du. Giá như tổ chức được cuộc hội thảo “Nguyễn Du với Phú Xuân” thì tin rằng sẽ thu góp được thêm nhiều tư liệu mới!

Tháng 11 năm 2015
V.T
(SH323/01-16)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)