KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Nguyễn Bính (1918 - 1966) tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, quê Thiện Vịnh (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Mẹ ông mất khi “chưa kịp bạc đầu”. Thuở nhỏ, ông không học ở trường mà chỉ học với cha và cậu. 10 tuổi, ông được người anh trai là nhà thơ Trúc Đường sinh sống ở thị xã Hà Đông kèm cặp. 17 tuổi, ông ra mắt tập thơ đầu tay Tâm hồn tôi, đoạt giải thưởng của Tự lực Văn đoàn và bắt đầu nổi tiếng từ đó. Nguyễn Bính là tác giả của hàng trăm thi phẩm được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích. Theo Tô Hoài thì ông là một “tài thơ bẩm sinh”.
Cũng như nhà văn Nguyễn Tuân, thời trai trẻ Nguyễn Bính rất thích xê dịch. Ông từng “lăn lóc có dư mười mấy tỉnh”. Hầu như nơi nào từng đặt chân đến ông đều có thơ để lại. Năm 1940, Nguyễn Bính cùng Tô Hoài và Vũ Trọng Can rủ nhau đi vào Huế theo lời mời của một mạnh thường quân. Tô Hoài chỉ lưu lại Huế trong thời gian ngắn còn Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can thì “bám trụ” ở Cố đô gần nửa năm trời để dàn dựng và công diễn vở kịch thơ Bóng giai nhân (với sự cộng tác đắc lực của thi sĩ Yến Lan). Vị mạnh thường quân tạo điều kiện cho ba thi sĩ công diễn Bóng giai nhân trên một vài sân khấu ở Huế. Tiếc là khán giả ngày một thưa vắng. Ba thi sĩ lâm vào tình cảnh “nợ nần như Chúa Chổm” đành phải ngậm ngùi chia tay với Huế. Yến Lan vào lại Bình Định còn Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can thì trở ra Hà Nội. Nhưng chính nhờ gần nửa năm “nằm mốc” ở Cố đô mà Nguyễn Bính có được một chùm thơ viết về Huế, bài nào cũng đặc sắc, trong đó phải kể đến Xóm Ngự Viên, Giời mưa ở Huế và Một con sông lạnh.
Theo hồi ký của nhà văn Tô Hoài: Lúc mới vào Huế, vị mạnh thường quân sắp xếp cho ba người ở ngôi nhà trọ ngay xóm Ngự Viên (trên trục đường Ngự Viên, thuộc phường Phú Cát bây giờ). Qua sách vở, Nguyễn Bính được biết xóm Ngự Viên trước đây vốn là vườn Thượng Uyển: “Cung tần mỹ nữ ngời son phấn/ Theo gót nhà vua nở gót sen/ Hương đưa bát ngát ngoài trăm dặm/ Cung nữ đa tình vua thiếu niên”. Tác giả đối sánh quá khứ và hiện tại qua nghệ thuật sắp đặt. Quá khứ hết sức tao nhã. Nào là: “ngời son phấn”, “nở gót sen”, “hương đưa bát ngát”… Còn hiện tại thì hết sức tàn tạ với “giậu đổ, dây leo”, “xóm vắng, rêu xanh”, hoa tàn, lá rụng… Cái cảnh “gieo cầu” của các nàng tôn nữ thời xưa ở vườn Thượng Uyển được Nguyễn Bính tái hiện lại rất nên thơ: “Gót sen bước nhẹ lầu tôn nữ/ Ngựa bạch buông chùng áo trạng nguyên/ Đường hoa, má phấn tranh nhau ngó/ Nhạc ngựa vang lừng khắp bốn bên…”. Cảnh tượng thật lãng mạn: “Lòng Trạng lâng lâng màu phú quí/ Quả cầu nho nhỏ bói lương duyên/ Tay ai ấy nhỉ gieo cầu đấy/ Nghiêng cả mùa xuân, Trạng ngước nhìn…”. Thơ Nguyễn Bính vốn bình dị, dân dã nhưng khi cần cũng hết sức quý phái, cao sang. Cái “màu phú quý” và “nghiêng cả mùa xuân” là cách nói khá độc đáo của thi sĩ. Đối lập với quá khứ phồn hoa là một hiện tại hổ lốn, nhếch nhác: “Nhà cửa xúm nhau thành một xóm/ Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men/ Mụ vợ bắc nam người tứ xứ/ Anh chồng tay trắng lẫn tay đen”. Đạo đức suy thoái một cách trầm trọng: Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa. Những nàng tôn nữ đài các ngày xưa bây giờ ngồi cặm cụi đan từng chiếc áo. Văn hóa cung đình đã trở nên bát nháo; “khúc Hậu đình hoa” sang trọng như thế giờ đem “hát tự nhiên”. Tiếng “nhạc ngựa vang lừng” không còn nữa, chỉ còn lại “nhọc nhằn tiếng cú trong thanh vắng”. Nghe và thấu hiểu được tiếng cú “nhọc nhằn” thì quả là chỉ có tài thơ như Nguyễn Bính. Bằng trí tưởng tượng vô cùng phong phú, thi sĩ đã làm sống lại những nét văn hóa cung đình tôn nghiêm, trang nhã của đất Cố đô vốn đã bị mai một theo thời cuộc và thời gian. Ở bài thơ Xóm Ngự Viên, có tiếc nuối nhưng không hẳn là hoài cổ mà chủ yếu là “nỗi đau đớn lòng” trước cảnh “bãi bể nương dâu”. Bởi vậy, chúng ta hiểu vì sao tác giả đang ở ngay xóm Ngự Viên mà lại “nhớ Ngự Viên”! Ngự Viên chỉ là cái cớ để tác giả bày tỏ nỗi “đau đớn lòng” của mình trước tình cảnh đất nước. Đây là trường hợp hiếm hoi trong phong cách thơ Nguyễn Bính: chất trữ - tình - thế - sự lấn át chất trữ - tình - riêng - tư. Xóm Ngự Viên cũng là một trong những bài thơ hiếm hoi được viết theo lối độc vận và cái tôi được ẩn vào nhân vật “du khách”. Mặc dù vậy, người đọc vẫn dễ dàng nhận ra vị du khách mang “nỗi buồn sông núi” đó không ai khác mà chính là thi sĩ Nguyễn Bính.
Cũng viết theo lối độc vận nhưng so với Xóm Ngự Viên thì bài Giời mưa ở Huế ra đời muộn hơn. Đó là thời điểm tác giả rời xa Hà Nội “bốn tháng hình như kém mấy ngày”. Nếu Xóm Ngự Viên Nguyễn Bính ẩn mình qua nhân vật du khách thì Giời mưa ở Huế tác giả không chỉ bộc lộ tâm trạng của mình mà còn nói hộ nỗi lòng cho cả người bạn đang “nằm mốc” ở Huế cùng với mình. Huế nổi tiếng với núi Ngự, sông Hương, với những đền đài, lăng tẩm. Huế còn nổi tiếng về mưa. Cả nước ai cũng biết mưa Huế. Người Huế quá thấm thía cái mùa mưa của xứ sở mình. Nguyễn Bính sống ở Huế vào đúng mấy tháng mùa mưa. Điệp khúc “Giời mưa ở Huế sao buồn thế/ Cứ kéo dài ra đến mấy ngày” láy đi láy lại đã phần nào diễn tả được những cơn mưa triền miên, dai dẳng, lê thê của Huế. Điệp khúc ấy tạo nên âm hưởng thật đặc biệt. Cảm giác tụ đọng, quanh quẩn, ẩm ướt, chán ngán cũng bắt đầu từ điệp khúc ấy. Trên cái nền mưa triền miên, dai dẳng, lê thê rả rích... là tâm trạng tha hương của thi sĩ. Còn nhớ, lúc tôi đang trú trên căn phòng “như tổ chim treo” ở trường Đồng Khánh, khi hơi men đã ngấm, tôi rưng rưng đọc Giời mưa ở Huế, Hoàng Vũ Thuật, Ngô Minh, Hải Kỳ cùng đọc theo như một dàn đồng ca. Rồi những chiều Bến Ngự sầu nghiêng mái quán mưa tong tả, đã biết bao lần chúng tôi: “Tỉ tê gợi tới niềm tâm sự/ Cúi mặt soi gương chén rượu đầy/ Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ/ Đôi lòng hòa một vị chua cay…”. Những câu thơ như thế chỉ cần đọc lên là đã nổi da gà. Nó ngấm vào lòng, vào tim, vào gan như những li rượu mạnh. Thi sĩ “Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh/ Để rồi nằm mốc ở nơi đây...”. Chỉ xét về phương diện sử dụng từ ngữ thì Nguyễn Bính cũng rất xứng đáng bậc thầy. Phải là người “đi khắp thiên hạ mòn gót giày, gãy bánh xe”; phải “giang hồ quen thói vẫy vùng” như Nguyễn Bính mới cảm thấy như mình đang bị mốc meo trong sự bủa vây dai dẳng của mưa Huế. Nguyễn Bính khi buồn chán thường giải khuây bằng thuốc lào. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương kể lại chuyến lên Bắc Giang gặp Bàng Bá Lân: “Chủ mời khách cùng ra đường đi dạo một lát cho tiêu cơm, đến cầu sông Thương sẽ quay về ngủ còn sớm chán. Chàng Tô (Tô Hoài) thì mãn ý quá, nhà văn thư sinh này chỉ phiêu lưu theo kiểu Dế Mèn. Còn Nguyễn Bính thì hận lắm. Đi khắp thiên hạ để tìm tri kỷ mà tri kỷ lại bảo dạo phố rồi về ngủ sớm hỏi có ức không? Thế rồi lỉnh kỉnh suốt đêm ấy, Bính cứ ngồi hút thuốc lào hoài”. Giờ đây, “nằm mốc” ở Huế trong sự bủa vây của những cơn mưa triền miên thi sĩ lại tìm đến với điếu cày: Thuốc lào hút mãi người ra khói! Hút thuốc lào đến mức “người ra khói”, tôi chưa từng nghe ai nói như thế cả! Thế mà Trường Tiền vẫn “vắng ngắt người qua lại”, Đập Đá vẫn “mênh mang bến nước đầy...”. Một chút tơ vương với cô hàng xóm cũng không thể làm cho thi sĩ khuây khỏa nỗi niềm chán ngán của mình: “Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ!/ Đành phụ nhau thôi kẻo đến ngày/ Khăn gói gió đưa sang xứ lạ/ Ai cười cho được lúc chia tay?” Quá khứ nặng nề, u ám hiện ra trước mắt thi sĩ: gia đình ly tán, anh em phiêu dạt, người cũ thì “vung vãi ân tình khắp đó đây”. Thi sĩ cay đắng nhìn lại quãng đời vừa qua của mình và chua chát rút ra kết luận “sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây!” Hiếm có bài thơ nào của Nguyễn Bính giúp chúng ta hiểu về tính cách, cảnh ngộ, thân phận... của nhà thơ như Giời mưa ở Huế. Mưa Huế đã gợi lên bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Giời mưa ở Huế là lời tự thú hết sức thành thực của thi sĩ. Nguyễn Bính chinh phục và tìm được sự đồng cảm rộng rãi đối với độc giả các thế hệ không chỉ bằng cái biệt tài trời phú mà còn ở sự chân thành rất mực của mình.
Cũng làm theo thể thất ngôn trường thiên nhưng ở bài thơ Một con sông lạnh Nguyễn Bính không viết theo lối độc vận như hai bài thơ trên. Đây là bài thơ ông sáng tác trước khi chia tay với Huế: Khoan đàn em hãy gắng say/ Một đêm, còn một đêm nay thôi mà... Một cuộc hội ngộ, giao lưu giữa tài tử với giai nhân. Cảnh và tình hòa quyện vào nhau chẳng khác gì Bạch Cự Dị nghe đàn tỳ bà trên bến Tầm Dương. Nhưng Bạch Cư Dị thì tỉnh để chia sẻ, để cảm thông, để đồng cảm với người phụ nữ gảy đàn, còn Nguyễn Bính thì say với tiếng đàn, với giọng ca của nàng kỹ nữ. Thi sĩ nhìn ánh nến thấy “ánh nến hoen vàng”, thi sĩ nghe tiếng đàn mà ngỡ như đang nghe tiếng vó ngựa dồn dập của quân Phiên, thi sĩ lẫn lộn giữa người thực và người trong tưởng tượng: “Ồ nàng không phải là em!” Rồi “Đừng em, quên đấy thôi nàng... Thi sĩ đắm mình trong cái trạng thái “chập chờn cơn tỉnh, cơn mê” nửa hư, nửa thực. Cho đến khi: “Đêm tàn chẳng có chiêm bao/ Đêm tàn có mấy chòm sao cũng tàn/ Chén sầu đổ ướt tràng giang/ Canh gà bên ấy giăng sang bên này”, thi sĩ ao ước: “Lạy giời đừng sáng đêm nay/ Thuyền không cập bến tôi say suốt đời”. Tác giả bỏ lửng với câu kết: “Chiêu Quân lên ngựa mất rồi!” gợi bao nỗi bâng khuâng, luyến tiếc. Bài thơ đã kết thúc nhưng chàng thi sĩ của chúng ta thì dường như vẫn chưa hề tỉnh. Vẻ đẹp Huế, con người Huế làm thi sĩ không muốn rời xa.
Nguyễn Bính đã thành người thiên cổ cách đây đúng 50 năm nhưng những vần thơ của ông viết tại Huế như vẫn còn văng vẳng đâu đây. Mỗi lần đọc lại Xóm Ngự Viên, Giời mưa ở Huế, Một con sông lạnh, tôi cứ hình dung Nguyễn Bính đang đứng trầm tư, suy ngẫm trên đường Ngự Viên, đang cùng bạn chạm cốc bên Bến Ngự và đang nâng ly rượu mời người đẹp trong con thuyền trôi lơ lửng trên dòng Hương… Xứ Huế đã gợi cho thi sĩ bao nhiêu thi tứ. Đi sâu tìm hiểu chùm thơ Nguyễn Bính viết tại Huế chúng ta không chỉ hiểu thêm tài năng thi ca, thân phận, nỗi niềm… mà còn hiểu đầy đủ hơn tình cảm sâu nặng của ông đối với đất nước, đối với xứ Huế mộng mơ.
Huế, tháng 6/2016
M.V.H
(TCSH330/08-2016)
Sau Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba lần đến nước Mỹ, trong năm 2002, GS. Hà Minh Đức tiếp tục ra mắt bạn đọc tác phẩm Tản mạn đầu ô. Vậy là trong khoảng 5 năm, bên cạnh một khối lượng lớn những tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình, ông đã sáng tác 3 tập thơ và 3 tập bút ký. Đó là những con số mang nhiều ý nghĩa thể hiện sự "đa năng" của một đời văn tưởng đã yên vị với nhiều danh hiệu cao quý và hơn 30 tập sách nghiên cứu, lý luận, phê bình. Tản mạn đầu ô ra đời được dư luận chú ý, quan tâm. Sau đây là cuộc trao đổi giữa PGS. TS Lý Hoài Thu với GS. Hà Minh Đức xung quanh tập sách này.
HUỲNH HẠ NGUYÊN (Đọc tập thơ "Khúc đêm" của Châu Thu Hà - Nxb Thuận Hoá - 11/2002)...Thơ Châu Thu Hà mang đậm nữ tính. Khi trái tim biết cười, hay khi giàn giụa nước mắt, ta bỗng thấy quý sao những phút sống chân thành với cuộc đời, với mọi người. Châu Thu Hà không để trái tim mình tuột xuống phía bên kia triền dốc, chị cố bước tới và neo lại, để thấy mình được xẻ chia, được yêu chiều, xoa dịu...
LÊ MỸ Ý (L.M.Y): Thưa nhà thơ, là một người có thể tạm gọi là thuộc thế hệ đi trước nhưng lại luôn "gây sốc" bằng những tác phẩm tìm tòi mới, chắc hẳn ông có quan tâm nhiều đến thế hệ thơ trẻ? Có thể có một nhận xét chung về thơ trẻ hiện nay chăng?NHÀ THƠ HOÀNG HƯNG (H.H): Tất nhiên là tôi rất quan tâm. Nhận xét chung của tôi về thơ trẻ bây giờ là đa số vẫn mang tính phong trào. Có thể nói là những người làm thơ trẻ vẫn đi theo một vết mòn của thế hệ trước, chưa thấy rõ những bứt phá, chỉ nổi lên một số tác giả theo cách lẻ tẻ.
Tại sao cô chỉ làm thơ tự do?- Trước hết, bởi tôi thích tự do. Tự do ở đây, được hiểu là: nói, làm, dám mơ ước và tham vọng tất cả những gì mình muốn, không bị tác động và chi phối bởi ai, bởi bất cứ điều gì.
NGUYỄN THỤY KHA Đã là lạ tên một tác phẩm khí nhạc mang tực đề "Eo lưng" của nữ nhạc sĩ Kim Ngọc. Lại thu thú khi đọc tập thơ "Nằm nghiêng" của nữ thi sĩ Phan Huyền Thư. Một thế kỷ giải phóng của Việt Nam thật đáng kính ngạc.Cái cách giải phóng mình, phái yếu trong đó có mình của Phan Huyền Thư là sự độ lượng với cũ kỹ, là mỉa mai sự nửa vời, là quyết liệt lặng lẽ vươn tới cách tân theo một thế của “Nằm nghiêng”.
NGUYỄN TRỌNG TẠOCòn nhớ mùa Huế mưa 1992, Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đến nhà tôi chơi, mang theo bản thảo đánh máy tập thơ đầu tay của một tác giả mới 20 tuổi có tên là Văn Cầm Hải. Một cái tên lạ mà tôi chưa nghe bao giờ. Những bài thơ của anh cũng chưa hề xuất hiện trên mặt báo. Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đều nói rằng; "Thơ tay này lạ lắm. Ông xem thử".
NGUYỄN QUANG HÀNgồi đọc NGÀN NĂM SAU mà như đang ngồi nói chuyện tay đôi với Nguyễn Trọng Bính. Giọng thơ anh cũng cứ chân chất, yêu quê hương và say đời như chính con người anh. Từ thời chiến tranh, chúng tôi đã ở trong rừng với nhau. Cứ ngồi với nhau là bộc bạch hết. Một lá thư riêng, một rung động mới, chúng tôi cũng chia sẻ với nhau.
PHAN THÀNH MINHĐó cũng là tựa đề tập thơ rất dễ thương của Trần Tịnh Yên - nhà thơ của đất kinh kỳ thơ mộng thuở nào - thú thật là tôi đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tập thơ này do chính tác giả gởi tặng, dễ thương ở chỗ khổ giấy nhỏ nhắn, trình bày đẹp trang nhã, sách 80 trang với 46 bài thơ cũng mỏng mảnh như thế nhưng nhìn rất thơ, càng thơ hơn nữa khi chính tác giả tự viết lời phi lộ cho mình, tôi rất hợp với anh ở điểm này bởi lẽ chẳng ai có thể thay thế cho mình bằng mình để nói hộ những gì mình muốn nói...:...năm xưa qua ngõ sân đìnhcó người nhặt được mối tình ai rơi
NAM NGỌC (Về tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Võ Thị Xuân Hà do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết NXB Phụ nữ xuất bản và phát hành quý I năm 2009)Tập truyện gồm 14 truyện ngắn, với những mô típ khác nhau nhưng cùng chung gam màu thấm đẫm chất liệu hiện thực. Tất cả đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất mà ở đó các nhân vật dù xấu dù tốt cũng đều hướng tới cái đẹp, cái nhân bản của con người. Cách viết truyện lạ cùng với những chi tiết, tình tiết được lắp ghép một cách khéo léo, Võ Thị Xuân Hà đã một lần nữa gây ngạc nhiên cho người đọc bằng bút pháp ẩn không gian đa chiều của mình.
BÍCH THUHơn một thập niên trước đây, với hai truyện ngắn Hồi ức của một binh nhì và Vết thương lòng, Nguyễn Thế Tường đã đoạt giải cao trong cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1992 - 1994. Tôi còn nhớ một trong số các nhà phê bình đã thành danh của nhà số 4 Lý Nam Đế không kìm được cảm xúc của mình với chùm truyện dự thi của Nguyễn Thế Tường lúc ấy đã thốt lên: “Tôi thích truyện ngắn Nguyễn Thế Tường”. Từ đó đến nay, Nguyễn Thế Tường vẫn miệt mài viết và lặng lẽ ra sách. Người đàn bà không hoá đá là lần ra mắt thứ năm của anh.
HOÀNG VŨ THUẬT (Đọc “Trăng đợi trước thềm”, thơ Hải Bằng, NXB Thuận Hoá - 1987)Đổi mới là trách nhiệm vừa là bổn phận đang diễn ra sôi động trong đời sống văn học hôm nay. Nhưng ranh giới giữa cũ và mới không dễ dàng phân định khi đánh giá một tác phẩm văn chương nghệ thuật.
ĐINH NAM KHƯƠNG (Nhân đọc “ru em ru tôi” Thơ Trương Vĩnh Tuấn NXB: Hội nhà văn - 2003)Có một nhà thơ nổi danh thi sĩ, làm “quan” khá to ở báo văn nghệ. Nhưng chẳng bao giờ thấy ông vỗ ngực, ngạo mạn nói lời: “ta là quan đây” mà ông luôn dân giã tự gọi mình là hắn, xưng hô với bạn bè là mày tao: “...Hình như hắn là nhà quê Hình như hắn từ quê ra...” (Gốc)
NGÔ MINHKhông thể đếm là tập thơ đầu tay của cây bút nữ Nguyễn Thị Thái người Huế, sống ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành. Tôi đã đọc một mạch hết tập thơ với tâm trạng phấn khích. Tập thơ có nhiều bài thơ hay, có nhiều câu thơ và thi ảnh lạ làm phấn chấn người đọc.
MINH KHÔICuối tháng bảy vừa qua, giáo sư ngôn ngữ và văn chương Wayne S.Karlin và nữ phóng viên Valerie, công tác ở một Đài phát thanh thuộc bang Maryland, Mỹ đã đến Huế tìm thăm nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, để chuyển cho chị bản hợp đồng in ấn và phát hành tập thơ Green Rice (Cốm Non) do cơ quan xuất bản gửi từ Mỹ sang.
FRED MARCHANTCó những vết thương chẳng thể nào lành lặn và có những nỗi đau chẳng bao giờ mất đi. Kinh nghiệm nhân loại khuyên ta không nên “chấp nhận” hay “bỏ đi” hay “vượt lên” chúng. Với một con người mà tâm hồn thương tổn vì đã làm cho người khác khổ đau hay chứng kiến nhiều nỗi đau khổ thì những câu nói như thế hoàn toàn vô nghĩa.
BÍCH THU (Đọc thơ Dòng sông mùa hạ của Hoàng Kim Dung. NXB Hội Nhà văn, 2004)Nhìn vào tác phẩm đã xuất bản của Hoàng Kim Dung, tôi nhận thấy ở người phụ nữ này có sự đan xen giữa công việc nghiên cứu khoa học với sáng tạo thi ca. Ngoài bốn tập thơ và bốn cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật đã in, với tập thơ thứ năm có tựa đề Dòng sông mùa hạ mới ra mắt bạn đọc, đã làm cán cân nghiêng về phía thơ ca.
ĐÔNG HÀVăn hoá và văn học bao giờ cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể thấy rằng văn học là một bộ phận của văn hoá, nó chịu sự ảnh hưởng của văn hoá. Khi soi vào một thời kì văn học, người đọc có thể thấy được những khía cạnh về phương diện đời sống văn hoá tinh thần của một thời đại, một giai đoạn của xã hội loài người.
HÀ KHÁNH LINHViết được một câu thơ hay có khi phải chiêm nghiệm cả một đời người, hoàn thành một tập truyện, một tập thơ là sự chắt chiu miệt mài suốt cả quá trình, sau Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII Lê Khánh Mai liên tiếp trình làng tập thơ "Đẹp buồn và trong suốt như gương" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) và "Nết" tập truyện ngắn (Nhà xuất bản Đà Nẵng).
NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.
THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.