NGUYỄN ĐẮC THÀNH
Tết ở quê, người làng luôn tự túc mọi thứ. Giản đơn, bình dị, không khoa trương, nhưng luôn đem lại một không khí rất khác, ấm cúng, sum vầy.
Những khóm vạn thọ của ba tôi mỗi dịp tết đến
Chuẩn bị cho tết, không thể thiếu hoa hòe. Ba tôi năm nào cũng tự tay trồng vài chậu vạn thọ, cúc, lay ơn. Với kiểu người truyền thống như ông, những loài hoa đó luôn luôn đại diện cho hình ảnh của tết. Mà thực sự, lúc nào tôi thấy một khóm vạn thọ bung hoa, y rằng thấy không khí tết. Nơi tôi ở, nhiều người vẫn thích tự trồng hoa cho tết. Không nhiều, chỉ một vài chậu. Nhưng, gì thì gì phải có vạn thọ. Một loài hoa mặc định cho tết. Thiếu nó thấy tết mất đi ít nhiều. Cũng có thể nó đã gắn bó với người dân quê với những cái tết trong nghèo khó, để đến giờ dù có nhiều sự lựa chọn cho việc chưng hoa ngày tết, người ta vẫn thích trồng nó mỗi dịp xuân đến.
Tầm tháng cuối 9 Âm lịch, mạ tôi đi chợ mua chục con vịt cỏ về nuôi. Bầy vịt nuôi đến tết là lớn; cũng là lúc thời gian kéo dần đến cuối năm, mạ lại làm đất chuẩn bị cho vườn rau. Với bà, tết không thể thiếu rau. “Thịt thà nhiều có ít rau vào ăn cho đỡ ngán”, mạ vẫn hay lý giải vậy. Bà làm đất kỹ lưỡng, rải phân chuồng đã hoai mục rồi gieo hạt xuống. Lấy rơm ủ ấm cho hạt dễ nảy mầm. Tầm một tuần, cải đã ăn được. Xà lách, thì bà nhổ tỉa trồng thêm ở đám đất khác. Cải cứ hết luống này lại gieo luống khác. Loại cải nào cho củ thì để lớn. Cải trồng nhiều ăn không hết lại đem làm dưa. Vườn rau ăn kéo dài đến tháng 3.
Ở quê, người ta luôn có một sự chuẩn bị như vậy. Họ luôn chủ động để không bị phụ thuộc quá nhiều vào chợ đò. Dân quê chỉ mua mỗi bánh kẹo, mứt, hạt dưa vào dịp tết. Còn lại chủ yếu tự cung tự cấp. Nhà tôi ít khi mổ heo ăn tết, năm nào cũng chia phần với nhà khác. “Một đùi là đủ ăn tết và ra Giêng”, mạ nói. Thịt heo chia về, bà làm cẩn thận. Cái để làm mâm cúng, cái ngâm nước mắm. Món thịt heo ngâm nước mắm ăn với rau cải, xà lách luôn cho cảm giác vừa miệng, không ngấy. Có thể tôi là một đứa con của làng nên những ý niệm về quê, về sự bình dị vẫn bám lấy. Tôi rất thích cái cách chuẩn bị tết của người quê, không cầu kỳ, bày vẽ nhưng nó đủ ấm cúng, đủ xôn xao, đủ không khí. Rau cải đã gieo lên xanh trước đó nửa tháng. Heo, gà vịt nuôi vừa kịp lớn. Nếp gói bánh, nấu xôi đã phơi khô, cất trữ từ vụ hè thu. Nhà nào có được buồng chuối, ít trái cây quanh nhà thì coi như tết toàn cây nhà lá vườn. Tết ở quê, toàn quà của vườn, của nhà nên rất đậm vị. Cái cách người dân san sẻ cho nhau những tàu lá chuối để gói bánh, dù không lớn nhưng nó mang lại một sự gần gũi, thân thương.
Khi thời gian dần trôi về cuối tháng 11 Âm lịch, bản tin dự báo thời tiết nắng ráo kéo dài, ba tôi lại nhắc nhở đi đào cát trắng về đãi, phơi khô để cuối năm còn thay bát hương gia tiên. Mấy thằng trong xóm lại rủ nhau ra rú cát cách đó không xa, đào sâu xuống lấy lớp sạch nhất rồi chở về. Cát đãi qua nhiều nước, đem phơi chừng hai nắng, trắng phau. Cát khô, đem bỏ bao cất ở góc nhà, đến tầm 25 tháng chạp ba tôi sẽ thay bát hương. “Cát cũ phải giữ lại chừng một nửa, không được đổ hết. Lớp cát mới đổ lên trên cho sạch hơn thôi”, ba vẫn thường dặn dò như vậy mỗi lần thay cát. Ba tôi bảo, đem đổ hết cát cũ thì không khác gì đổ đi bát hương. Ông nội tôi trước đây còn sống mỗi lần thay cát cũng vẫn thường căn dặn vậy.
Khi ba dọn ban thờ cũng là lúc mạ tôi đi quanh vườn cắt lá chuối chuẩn bị cho việc gói bánh. Lá chuối cắt xuống, phơi nắng tầm ba mươi phút là đủ để gói bánh. Năm nào lá phơi không được mạ tôi mới đốt rơm lên hơ. Mạ bảo: Làm như ri cho lá mềm lại, khi gói không bị bể. Lá chuối sau khi phơi tới, đem vào cắt bỏ tàu. Mạ chọn lá đẹp nhất để gói. Những miếng rách dùng để bịt hai đầu của đòn bánh tét. Tùy vào bánh gì để chia lá. Năm nào mạ tôi cũng gói bánh vào tối 27 tết. Với tôi, mạ là một chuyên gia gói bánh. Bà gói bánh rất tài và đặc biệt siêng. Mạ gói được tất cả các loại. Một năm khi có dịp kỵ giỗ, hay rằm nếu rảnh, mạ lại mua bột, ngâm nếp gói. Nhà tôi đông chị em, tài nghệ gói bánh của mạ tôi cũng truyền lại được cho các chị. Trước tết, chị và các cháu tập trung về, đêm ngồi quây quần gói bánh. Mấy chị phụ mạ gói, tôi ngồi buộc lạt. Bánh gói xong, sáng mạ dậy sớm, kê bếp rồi bắt nồi lên nấu. Nồi bánh được canh, chêm nước cẩn thận. Tầm 9 giờ tối hôm đó là có thể vớt bánh.
Những ngày trước Giao thừa, tiết trời lúc nào cũng đẹp, nắng nhẹ, trời se se lạnh. Những cung đường quê người qua kẻ lại. Tết bây giờ với tôi có thể không còn như hồi trước. Đôi lúc do tôi đã lớn, không còn mong áo mới, không đợi phong bao lì xì hay được nghỉ học như trước. Nhưng tôi vẫn thích cái không khí xôn xao, tất bật chuẩn bị của người quê. Thích cái cách mỗi sáng mùng một tết ra đường gặp nhau người ta đều chào: Chào chú/ bác/ anh/ chị/ cháu năm mới. Thích hình ảnh những đứa con đi làm ăn xa về quê đoàn tụ khi xuân đến. Hồi học xong đại học, tôi đi làm xa. Hai năm sống xa quê, có hai lần ngóng mong tết để về nhà. Đường về quê lúc nào cũng đẹp, nhưng những ngày cận tết đẹp đến nao lòng. Tôi vào Quảng Ngãi làm báo. Đó với đây thực ra cũng chẳng xa bao nhiêu. Ngồi xe Bắc - Nam tầm 5 tiếng đồng hồ là đến nơi. Nhưng, chừng đó cũng để những đứa con xa quê mong ngày về quê sum vầy khi tết đến. Trong năm tôi cũng có mấy bận bắt xe ra thăm nhà, nhưng cảm giác về quê đón tết vẫn có gì đó rất khác. Nôn nao. Rạo rực. Nó gây một sự háo hức như đứa con đi xa bao năm chưa được về nhà.
Trước phòng trọ tôi ở là một vườn mai. Cứ đến tháng cuối năm, khi chủ tỉa lá là mọi người ở xóm trọ biết rằng tết sắp đến. Vườn mai với tôi như chiếc đồng hồ để đo thời gian đầu - cuối năm. Ngày những búp mai nhú và hoa bắt đầu nở bói, cũng là lúc tôi khăn gói về quê đón tết. Chạy xe máy rong ruổi trên cung đường Quốc lộ 1A, có những đoạn tôi tìm rẽ vào các đường làng, đi như tìm một hương vị mới. Xe qua các làng xóm xứ người, ở đâu cũng đẹp, bình dị. Người làng cào rác, lá, phát quang đường xóm chuẩn bị đón tết. Những đống lá đốt khói bay lên, xộc vào mũi, mắt, cay cay, thơm thơm, đượm mùi khói quê nhà.
Tôi về làng khi ruộng đồng đã xong vụ, những tất bật của đồng áng được khép lại. Người làng thu dọn, chỉnh trang cho một cái tết sau một năm quần quật với đồng ruộng.
N.Đ.T
(TCSH396/02-2022)
THANH THẢO
Thì cũng là chuyện lang thang cơ nhỡ thôi, nhưng đây là lang thang vào một tạp chí văn học, và cơ nhỡ “gửi” một ít bài thơ của mình.
NGUYỄN HỮU TẤN
Bút ký dự thi
Mỗi khi nhớ tới câu hát “thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ… con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa” thì trong lòng lại nghe nhớ huyễn hồ tàn xanh mát rượi mấy con đường ở Huế.
NGUYỄN ĐÌNH BẢY
(Nguyên Giám đốc Sở Công an TT Huế kể)
NGUYỄN QUANG HÀ ghi
Hồi ký
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công an nhân dân
NGUYỄN QUANG HÀ
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Tôi nhớ làm lòng, như một quyển sách hay gối trên đầu giường, về kỷ niệm trở về mảnh đất xưa đã từng nuôi chúng tôi thời chiến tranh.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
TÔ NHUẬN VỸ
Cứ sắp đến Tết và vào những ngày Tết người ta hay bàn soạn và bàn luận về các món ăn, về sự ăn uống ngày Tết. Không có ăn thì chẳng còn là ăn Tết mà.
VÕ MẠNH LẬP
1. Trong huyết mạch giao thông quốc lộ có hai cái đèo chắn ngang dải đất miền Trung như những bức tường để phân định địa giới của Bình Trị Thiên, đó là Đèo Ngang nằm vắt qua dãy núi Hoành Sơn và đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã nằm ở phía Nam từng được mệnh danh Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
TRANG THÙY
Bút ký dự thi
Mạ tôi kể rằng, mạ theo học nghề hương từ lúc mới 10 tuổi ở chùa Tường Vân. Do thương mạ chăm chỉ chịu khó mà không biết chữ nên mạ vừa được dạy nghề làm hương vừa được Hòa thượng Thích Chơn Trí dạy cho biết chữ.
LINH THIỆN
Thấm thoắt mà đã bốn mươi năm, kể từ ngày ba chở tôi đi thi đại học trên chiếc xe đạp cọc cạch. Hồi ấy, rất ít người có xe máy.
NGUYỄN QUANG HÀ
HÀ KHÁNH LINH
Một ngày vào hạ tuần tháng 5.1983 có một sự kiện làm cho giới văn nghệ sĩ, báo chí, và những người quan tâm đến đời sống văn hóa văn nghệ lấy làm hoan hỉ phấn chấn, đó là sự ra đời của Tạp Chí Sông Hương số 1 phát hành trên phạm vi cả nước.
ANH THƠ
Hồi ký (trích)
"Tiếng chim tu hú" là tập II của "Từ bến sông Thương” - hồi ký dài của Nữ sĩ. Tác phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc một ngày sắp tới. Đoạn dưới dây là các chương 3 và 4 của phần "Đường lên xứ Lạng”.
VÕ MẠNH LẬP
Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.
TẾ HANH
Trước Cách mạng tháng 8-1945 tôi chỉ gặp Thanh Tịnh có một lần mặc dầu tôi sống đến 8 năm ở Huế và Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng sinh trưởng ở Huế.
HÀ KHÁNH LINH
Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…
L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...
NGUYỄN ĐÌNH HỒNG
Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.
THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.