ĐỨC SƠN
Phá Tam Giang - Ảnh: wiki
Người mẹ phá Tam Giang
Biển mặn rồi đừng mặn thêm
Cỗi cằn bờ, đến bao giờ sống dậy!
Còn phá Tam Giang lòng mẹ lành trong
Dành cho làng neo
Cho mênh mang mùa nước
Con nước vào ra rong rêu
Thôi thì biển phản dòng hải lưu
Đầm phá muôn thuở mặn lợ
Ở bên ni gọi bên nớ làm sao nghe thấu
Mẹ hiện hữu Tam Giang và quá vãng ắp đầy
Nuôi con, nuôi làng bao dung tha thiết
Ân cần như bình minh dang cánh rộng
Bay tới mũi thuyền
Mắt lưới ngắm mặt trời
Còn gì bằng mớm nước gọi đàn chim
Từng khuya đầm phá sấp mặt
Gõ đều nhịp mạn thuyền
Nhịp đập va mặt sóng chẳng thấy buồn
Xúc động sương phả dồn hơi ấm
Đâu bằng nơi đây
Đêm lướt tới bến bờ
Thời gian con mắt thuyền đi suốt
Đâu khởi đầu, đâu là đoạn kết
Vùng vục khỏa nò sáo
Khỏa đời đường gân da thắm
Khỏa lưới chài tự nhiên
Mẹ nâng niu trong xanh, nâng niu chắt chiu
Cơn dông ngoài biển trào
Mẹ ngoái nhìn thương cảm
Đừng làm đau lòng mẹ phá Tam Giang
Đừng nông cạn pha lẫn màu nước biển
Mẹ trong veo đến vô ngần
Đến bây chừ chống đời bằng cây sào cập bến
Đo gang tấc nổi chìm
Như nhiệt kế môi sinh
Phá Tam Giang sinh ta từ tấm bé
Của làng đậm đặc mưu sinh
Ngoạn mục kiếp hồi sinh
Phả màu ánh bạc
Lấp lánh buồn vui, lấp lánh tháng ngày
Giăng giăng nò sáo cứu rỗi lo toan
Đi hết mái chèo, đường chân trời mẹ của ta.
(TCSH339/05-2017)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI