Người khai sinh địa danh lịch sử Điện Biên Phủ

15:48 03/08/2009
MAI KHẮC ỨNGCó thể sau khi dẹp được loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng (968- 979) thống nhất lãnh thổ và lên ngôi hoàng đế, đã đặt được cơ sở ban đầu và xác định chủ quyền Đại Cồ Việt lên tận miền biên cương Tây Bắc vốn là địa bàn chịu ảnh hưởng Kiểu Công Hãn. Trên cơ sở 10 đạo thời Đinh nhà vua Lý Thái Tổ (1010- 1028) mới đổi thành 24 phủ, lộ. Nguyễn Trãi viết Dư địa chí (thế kỷ XV) vẫn giữ nguyên tên gọi đạo Lâm Tây. Tức vùng Tây- Bắc ngày nay.

Điện Biên Phủ - Ảnh: dulichvietnam.asia

Thời Lê, đạo Lâm Tây thuộc ngoại trấn Hưng Hoá. Các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên ngày nay nằm dưới sự quản lý của trấn này. Nhưng, cũng như dưới thời Lý, Trần, nhà Lê tuy đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, vẫn áp dụng chính sách ki mi để quản lý cư dân vùng biên cương Tổ quốc như các triều đại trước. Nghĩa là cai trị lỏng lẻo bằng hình thức ban thưởng hoặc hôn nhân để ràng buộc về mặt tình cảm hơn là cơ chế tổ chức.

Đến lượt nhà vua Nguyễn Thánh Tổ (1820- 1841), với nhận thức và quyết tâm xây dựng một nước Đại Nam thống nhất, phú cường nên đã thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức quản lý đất nước. Cải cách hành chính trong những năm 1831- 1832 dưới thời Minh Mệnh nằm trong chủ trương củng cố chế độ quân chủ tập quyền đồng nhất với việc xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia.

Điều đó không tránh khỏi sự phản ứng của một số tù trưởng thuộc các bộ tộc miền núi quen sống theo luật tục thế tập vị kỷ địa phương. Nông Văn Vân, mà nhiều nhà sử học mác xít coi là lãnh tụ nông dân cũng nằm trong thế lực "anh hùng nhất khoảnh" này.

Năm Minh Mệnh thứ 19 (1840), vùng biên cương Tây- Bắc nước Đại Nam bất yên. Một vài tù trưởng địa phương câu kết với nước Nam Chưởng hoặc cầu viện quân Xiêm sang đánh phá. Binh lính giữ bảo Ninh Biên (đồn giữ an ninh biên giới) không nhiều, nên tiến sĩ Ngụy Khắc Tuần, Bố chính kiêm Hộ lý ấn Quan phòng Tuần phủ Hưng Hoá mới cấp báo về triều đình Huế:

"Thuộc hạt ấy một dải tả hữu sông Đà về các châu Đà Bắc, Mộc Yên (nay là Mộc Châu và Yên Bái), nguyên có dân xã Thạch Bi ở Ninh Bình lưu tán ở đấy nhiều, từ trước vẫn không có đăng lý vào sổ. Xin kiểm xét số người, lập làm thôn ấp, phải chịu thuế, cho việc cai trị có thống nhất. Lại nói bảo Ninh Biên giáp liền nước Nam Chưởng, xin dồn lại lập thành đội Ninh Biên, lệ thuộc vào bảo (đồn) ấy".

Vua y cho.

Nhà vua Nguyễn Thánh Tổ băng hà, Miên Tông Nguyễn Phúc Tuyền lên nối ngôi (Tân Sửu- 1841), Ngụy Khắc Tuần dâng sớ xin đặt Phủ Điện Biên với lý do như sau:

"Châu Ninh Biên thuộc vào đồ bản nước ta đã lâu rồi, không phải mới một ngày thôi. Duy nước Nam Chưởng nhận làm đất cũ, rồi gây rối hiềm khích. Khi trước, thổ quan (xin hiểu là tù trưởng) mưu cầu cho vô sự, nên đem vàng đút lễ họ, đến khi đặt lưu quan (thời Minh Mệnh), thì họ không được gì, mới viện dẫn người Xiêm kéo đến lấn cướp. Vả lại, đồn ở châu ấy, không có thành trì vững chắc, sức binh thì yếu và ít, không đủ dùng, dân cư thì không thành thôn trại gì, vừa mới nghe tin giặc đến đã chạy trốn liền ngay. Nếu không qua một phen xếp đặt, thì mối lo ở cõi ven, còn chưa trừ hết được. Huống chi là châu ấy đất rộng, người ít, lại ở thượng du, làm phên che cho 10 châu ở phía bắc sông Đà, thì không gì bằng mộ dân đến ở nơi ấy cho đông để tự phòng thủ lấy, mới là kế sách lâu dài. Nay xin đem nơi đồn của châu ấy đặt làm phủ ĐIỆN BIÊN, kiêm lý châu Ninh Viễn, và lấy nơi Lai Châu gần đấy, lại thêm Tuần Giáo vào nữa, đặt chức Tri phủ, Quản phủ, mộ 300 binh dũng đóng giữ. Rồi lại chiêu tập dân lưu tán, dân trú ngụ khẩn ruộng cày cấy, đổi chác buôn bán, để dần dần làm thành cơ chỉ, ngõ hầu việc phòng bị ở cõi biên ngày có thể hoàn toàn được.

Vua Thiệu Trị y theo và hạ Dụ: Ngụy Khắc Tuần vỗ họp dân cõi biên, mở thành một phủ, có công kiến nghị ra trước, việc thành, giao Bộ bàn xét công thưởng".
(Đại Nam liệt truyện, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1993)

Ngụy Khắc Tuần, hiệu là Thiện Phủ, ra đời năm Kỷ Mùi (1799), tại xã Xuân Viên (cùng quê với Đại Thi hào Nguyễn Du), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, thi Hương, đỗ Cử nhân khoa Tân Tị (1821) tại trường thi Nghệ An, thi Hội, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (1826), làm quan trải ba triều vua: Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là một vị quan mẫu mực về đức mẫn cán, thanh liêm, nên được cả ba nhà vua tin dùng. Riêng vua Tự Đức còn ban thơ, và truy tặng chức "Hiệp biện đại học sĩ".

            Su đình thuật chức triển đan thầm
            Bảo chướng hoàn kỳ lệ nhĩ thâm.
            Học đạo dã năng suy tự đạo,
            Dân tâm như thử, tức dư tâm.
            Nhất phương trữ kiến Cam Đường hoá,
            Tam khẩn trùng thinh mạch tuệ âm.
            Lô thuỷ, Tản sơn vô hạn hứng,
            Cánh tương nhã tục kí thanh ngâm.
                        (Thơ vua Tự Đức tặng Ngụy Khắc Tuần)

Phỏng dịch:

            Lòng thành bày tỏ trước sân đình,
            Phụ mẫu cần lao với chúng sinh.
            Học đạo gắng lo làm chính đạo,
            Dân lành, giáo hoá bởi vua lành.
            Cam Đường hưng phát không còn chậm,
            Ba tỉnh (1) mừng vui sự nghiệp thành.
            Núi Tản, sông Lô nguồn cảm hứng,
            Cao siêu, bình dị vẹn tâm tình.

Cam Đường là biểu tượng ca ngợi đức thanh liêm chính lệnh mà người xưa dành để tuyên dương ghi nhớ Thiệu Bá đời nhà Chu bên Trung Quốc. Ngụy Khắc Tuần cũng được nhà vua Nguyễn Dực Tông coi như Cam Đường- Thiệu Bá của Việt Nam, nên một địa điểm thuộc trấn Hưng Hoá xưa, nơi mà Ngụy Khắc Tuần đã từng qua lại, được mang tên Cam Đường (nay thuộc tỉnh Lào Cai), chính là để ghi dấu kỷ niệm tấm gương thanh liêm, mẫn cán của Ngụy Khắc Tuần, người khai sinh địa danh lịch sử ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Thiết nghĩ, 163 năm đã qua, từ đồn Ninh Biên, với mơ ước yên ổn nơi biên cương Tổ quốc, Ngụy Khắc Tuần đã lập phủ Điện Biên, nay thành tỉnh Điện Biên nổi tiếng thế giới và Cam Đường sầm uất, đã được nâng lên tầm thị xã, nên chăng dành cho người đã từng nặng lòng với những mảnh đất thân yêu này một con đường xứng đáng mang tên: Ngụy Khắc Tuần.

M.K.Ư
(183/05-04)

-----------------------
(1) Ba tỉnh Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá. (xin xem thêm “Khiêm lăng và vua Tự Đức”, NXB Thuận Hoá Huế 2004).

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt   (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”.

  • Gần đây, đọc một vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, tôi vô cùng cảm động. Trước số phận của các nhân vật, tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ mong được coi đây là lời trò chuyện của người được "nhận và cho":

  • Ông Eđuar Điujacđen là một nhà thơ có tài và có thể nói là được hâm mộ trong số các nhà thơ thuộc thế hệ già - người vẫn giữ được tình cảm và sự khâm phục cuồng nhiệt của lớp trẻ, đã mở đầu một cuộc thảo luận về thơ.

  • Việc mở rộng phong trào giải phóng tư tưởng trên văn đàn thời kỳ mới, lãnh vực phê bình và lý luận văn nghệ đã xuất hiện cục diện vô cùng sống động.

  • "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐHTH TP.HCM, 1995, trang 19).

  • Phê bình văn học là giải minh cho văn chương. Văn chương hay hoặc dở, giản đơn hay phức tạp, nó được thiết lập trên thi pháp này hay thi pháp khác, thể loại này hay thể loại khác, thời này hay thời khác v.v... đều phải được làm sáng tỏ bằng những lập luận khoa học chứ không phải bằng cảm tính của người phê bình.

  • LTS: Sau khi Sông Hương đăng bài “Khủng hoảng ngay trong nhận thức và niềm tin đi tìm lối thoát cuộc khủng hoảng văn học” của nhà văn Nguyễn Dương Côn, chúng tôi nhận được ý kiến “phản biện” của 2 nhà văn Phương Lựu và Trần Thanh Đạm.

  • LTS: Có nhiều cách hiểu về câu thơ trên. Y kiến của cụ Thanh Huy - Cử nhân Văn khoa Việt Hán, sinh 1916 tại Huế, cũng là một ý có thể tham khảo đối với những ai quan tâm Truyện Kiều, để hiểu thêm và đi đến kết luận về cách tính thước tấc của người xưa.
    SH

  • Từ thơ ca truyền thống đến Thơ mới là một sự đột phá vĩ đại trong quan điểm thẩm mỹ của thơ ca. Chính sự cách tân trong quan niệm về cái đẹp này đã làm một "cú hích" quan trọng cho tiến trình phát triển của thơ ca Việt . Nó đã giúp thơ ca dân tộc nhanh chóng phát triển theo con đường hiện đại hóa. Và từ đây, thơ ca Việt có thể hội nhập vào thơ ca nhân loại.

  • Trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng. Nó là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản.

  • (Trao đổi với nhà lý luận Nguyễn Dương Côn)

  • "Thượng đế dằn vặt tôi suốt đời" (Đôxtôiepxki)

  • Mười năm thơ thập thững vào kinh tế thị trường cũng là mười năm những nhà thơ Việt phải cõng Thơ leo núi.

  • Từ lâu, người ta đã nói đến cuộc tổng khủng hoảng của văn học trên quy mô toàn thế giới.

  • Bàn luận về những vấn đề văn học mới, phạm trù văn học mới, tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của văn học hợp pháp, văn học cách mạng trong nửa đầu thế kỉ. Với cái nhìn bao quát và biện chứng theo dòng thời gian, chúng ta nhận rõ công lao góp phần mở đầu hiện đại hoá và phát triển văn học theo qui luật tiến hoá của lịch sử Việt của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

  • Khi sử dụng một khái niệm cơ bản, nhất là khái niệm cơ bản chưa được mọi người hiểu một cách thống nhất, người ta thường giới thuyết nó.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Sóng đôi (bài tỉ, sắp hàng ngang nhau) là phép tu từ cổ xưa trong đó các bộ phận giống nhau của câu được lặp lại trong câu hay đoạn văn, thơ, làm cho cấu trúc lời văn được chỉnh tề, rõ rệt, nhất quán, đồng thời do sự lặp lại mà tạo thành nhịp điệu mạnh mẽ, như thác nước từ trên cao đổ xuống, hình thành khí thế của lời văn lời thơ.

  • LTS: Trên Sông Hương số tháng 10 - 2007, chúng tôi đã giới thiệu về công trình “La littérature en péril” (Nền văn chương đang lâm nguy) củaTzvetan Todorov - nhà triết học, mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Pháp.