Ảnh: catlinhschool.edu.vn
Mẹ con Nguyệt tiễn bố một chặng đường dài. Sau lưng bố đeo ba lô. Trước ngực bố bế Nguyệt. Mẹ đi theo sau. Cả nhà lọt thỏm vào giữa hàng quân dài dằng dặc. Đến bến đò quan thì hai mẹ con dừng lại. Nguyệt lấy tấm ảnh mới chụp để trong ví mẹ, tặng bố. Bố hôn lên trán Nguyệt, rồi xa, từ đấy. Không ngờ, mấy tháng sau, Mỹ thả bom xuống cánh đồng đang gặt, Nguyệt không còn mẹ nữa. Bị một mảnh bom trúng ngực, mẹ Nguyệt chết ngay tại chỗ. Mẹ chết, Nguyệt khóc mấy ngày liền. Càng thương mẹ, Nguyệt càng nhớ bố. Nguyệt hỏi ông bà: - Bao giờ bố cháu về? Ông bảo: - Miền Nam đang tổng tấn công. Thắng trận thế nào bố cũng về ngay. Nguyệt cứ mong bố hoài. Một hôm có chú bộ đội đến tìm Nguyệt ở lớp học. Cô giáo dắt Nguyệt tới, đặt tay Nguyệt vào tay chú. Chú bồng Nguyệt trên tay, âu yếm: - Cháu có nhớ chú không? Nguyệt đã nhận ra chú: - Hôm ấy chú vác ba lô cho bố để bố bế Nguyệt. - Đúng rồi. Cháu nhớ lắm. Chợt nhớ bố, Nguyệt hỏi ngay: - Thế bố Nguyệt đâu? Chú bộ đội muốn trả lời ngay. Nhưng có cái gì ngăn nơi cổ, không muốn cho chú nói. Chú cứ ôm chặt lấy Nguyệt, và lòng thì cứ rối lên nỗi nhớ người đồng chí của mình, bên nhau giữ cửa Đông Ba suốt hai mươi tư ngày đêm, kiên cường, anh đã chết ở phút cuối cùng chặn địch. - Bố cháu không còn nữa, Nguyệt ạ. Nguyệt òa khóc. Vừa khóc, vừa gọi “Bố ơi! bố ơi! Trả bố đây! Trả bố đây!” Nước mắt Nguyệt tràn ra, tưởng không gì ngăn nổi. Chú bộ đội rơm rớm nước mắt: - Bắt đầu từ giờ phút này chú là bố của con, Nguyệt ạ. Những ngày nghỉ phép, bố đi đâu cũng cho Nguyệt đi đấy. Hai bố con như dính nhau cả ngày. Chưa bao giờ Nguyệt được chiều chuộng như thế. Hai bố con xin phép ông bà về thăm quê bố. Nguyệt có thêm ông, bà và nhiều chú bác, anh chị mới. Ai cũng quý Nguyệt. Ai cũng thương Nguyệt. Cả ông bà cũng muốn giữ Nguyệt ở quê. Nhưng hết phép, bố lại phải vào Nam chiến đấu. Ông bà nội phải xuống thăm quê bố, xin phép ông bà chú bác ở quê cho mang Nguyệt về họ hàng ở quê mới chịu. Hôm chia tay, Nguyệt lấy bài thủ công cắt giấy dán chiếc mũ bộ đội, có ông sao vàng ở giữa, cô giáo chấm cho Nguyệt điểm mười. Nguyệt tặng cho bố: - Lần sau bố về, con không cho bố đi nữa đâu. Bố hứa đi. - Ừ. Lần sau về, bố ở hẳn nhà với Nguyệt. Đồng ý không? Nguyệt thơm bố một cái thật dài vào cái sẹo trên trán. Thế rồi bố đi. Thời gian cứ trôi. Nguyệt ở nhà với ông bà, cũng lớn lên từng ngày. Nguyệt lên lớp ba, lớp bốn, rồi lớp năm. Hai bố con viết thư cho nhau rất đều. Nguyệt nhớ bố nên theo dõi kỹ từng bước đi của bố. Vì vậy Nguyệt chăm đọc báo, nghe đài. Mặt trận này nối tiếp mặt trận kia. Rồi bất ngờ chiến dịch Hồ Chí Minh nổ bùng ra. Tin chiến thắng tới tấp dội về làm náo nức cả làng xóm. Buôn Mê Thuột giải phóng. Huế giải phóng. Rồi Đà Nẵng vùng lên. Đơn vị của bố đang tiến thẳng vào Sài Gòn. Lá thư cuối cùng Nguyệt nhận được của bố gửi tại bưu cục Nha Trang. Rồi Sài Gòn giải phóng. Từ đó Nguyệt rất mong mà không có thư bố gửi về. Nguyệt chợt lo, rồi bồn chồn. Nguyệt hỏi ông bà: - Có tin gì của bố con không? - Ông bà cũng đang mong đấy. Các chú bộ đội trong làng về thăm quê, làm Nguyệt càng nóng ruột. Nguyệt đã lớn rồi. Nguyệt đã biết nghĩ. Nên lắm lúc Nguyệt chột dạ: “Hay là…” Rồi Nguyệt gạt phắt đi, không dám nghĩ nữa. Có điều Nguyệt hay gặp lại bố trong giấc mơ nên càng nhớ. Một buổi trưa, Nguyệt ở trường về, thấy chú bộ đội ngồi với ông bà trong nhà. Ông bà nhủ Nguyệt cất sách vở rồi cho phép Nguyệt được ngồi cùng bàn. Linh tính báo cho Nguyệt chắc có chuyện gì. Chú bộ đội hỏi: - Nguyệt có nhớ ra chú không? - Không ạ. - Cháu có nhớ dòng chữ hỏi thăm cháu viết bằng bút bi bên lề thư bố cháu gởi từ Nha Trang về không? - Dạ, có ạ. - Dòng chữ ấy là của chú. - Thế bố cháu đâu hả chú - Nguyệt hồi hộp hỏi. Chú bộ đội không trả lời. Chú lấy trong xắc ra, đặt lên bàn từ chiếc ảnh Nguyệt tặng bố trên bến đò quan, rồi từng lá thư của Nguyệt gửi vào chiến trường. Cuối cùng là quyển nhật ký của bố Nguyệt: - Xe tăng của bố cháu bị bắn cháy ở Xuân Lộc. Nhưng xe tăng của chúng ta đã vào thẳng dinh Độc lập, đánh tan sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Bố cháu đã hy sinh rồi, và, Nguyệt ạ, bây giờ thì chú là bố của con. Kháng chiến đã thắng lợi. Nam Bắc đã thống nhất. Đất nước đã hòa bình. Nguyệt ngồi lặng như khúc gỗ. Nước mắt Nguyệt cứ tràn ra. Nguyệt thấy nghẹn nơi cổ. Cố gắng lắm Nguyệt mới không òa khóc như ngày nào. - Hãy lau nước mắt đi con. Bất giác Nguyệt ôm chầm lấy chú bộ đội, và bất giác Nguyệt cất tiếng gọi: - Bố! - Con! Ghì chặt Nguyệt trong lòng, chú bộ đội cũng thốt lên tiếng gọi ấy. Và chưa bao giờ anh nghe rõ tim mình đập, rộn ràng như thế. N.Q.H (4/12-83) |
Khúc sông lặng lẽ như thói quen của nó vẫn lặng lẽ vào mùa thu nước kiệt. Bây giờ, dòng chảy chỉ còn là một dải nông lờ, xuống đến tận mép nước mới nghe được tiếng chảy róc rách như tiếng nói thầm.
“Ai cũng biết rằng tạo hóa sinh ra đất, nước, cây cỏ, chim muông, thú vật... và con người. Động vật có trước con người có sau. Như vạy họ là tiền bói của con người. Đã không thờ kính tiền bối, lại làm điều ác với họ, con người phải gánh chịu lấy hậu quả. Âu đó cũng là lẽ trời...!”
Chủ nhật, tôi đến thăm một người bạn quen nhưng không thân lắm ở bên kia Cầu Kho, phía Tây Bắc thành phố. Đã dăm bảy năm nay tôi không gặp anh, mặc dù đã biết anh chuyển về dạy ở Đại học Nông Lâm khá lâu.
Truyện ngụ ngôn của TRIỀU NGUYÊN
Truyện ngắn “Sóng ngoài khơi” đã tránh được gần như tất cả những trò “dỏm” của nhiều người cầm bút hôm nay: Viết về tình dục với cung cách ồn ào như thể đây là món tân kỳ về tư tưởng và nghệ thuật nhưng thật ra chỉ cho thấy thói a dua thời trang và sự thiếu hiểu biết về văn chương đương đại. Với một bút pháp tinh tế, thông minh, và kiềm chế, “Sóng ngoài khơi” đã thể hiện được bản lãnh văn chương của một tác giả trẻ khi đụng tới đề tài nằm ngoài kinh nghiệm bản thân như Khánh Phương. PHAN NHIÊN HẠO
1. Con đường nhầy nhụa dẫn xuống chân dốc đã được ai đó rắc lên ít cát khô. Trời nắng hay mưa thì con đường vẫn thế. Để đi được vào cái xóm tự lập này không còn con đường nào khác.
Vào cái giây phút định mệnh ấy, tiếng hát nức nở của Khánh Ly vọng tới: Đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui, Mẹ hãy ra đây nhìn phố ngập người. Đêm nay hòa bình, không nụ cười trên môi. Nhìn quanh đây không ai còn lại…vỗ về cơn say dịu dàng của tôi.
Anh chị dọn về đây từ hồi mới cưới nhau. Căn phòng xinh xinh, quét vôi xanh nhạt, trang nhã và sạch sẽ.
PHẠM XUÂN PHỤNGNgười thợ học việc rán một hơi cuối cùng. Đó là hơi quyết định sự thành bại của sản phẩm. Đốm thủy tinh lỏng đỏ rực đầu ống xuy phồng to lên, đẹp như một quả cầu lửa sáng chói. Đoạn, anh đưa quả cầu lửa vào lỗ khuôn rồi vừa thổi vừa xoay vừa nhấc dần đầu ống xuy đồng lên cao. Cuối cùng, bằng một động tác dứt khoát, anh xoáy mạnh, cắt lìa đầu ống khỏi phần còn lại của quả cầu lửa hơi nhô ra trên lỗ khuôn.
NGUYỄN BẢNTôi nhổ vào hai lọ crem Tokalon trắng và hồng, loại crem Pháp đắt tiền đang dùng dở của bà, rồi vảy nước bọt đi cho mất dấu.
NGUYỄN ANH ĐÀONàng vào Phú Xuân đã gần hai tháng. Giữa cảnh ngựa xe tấp nập, khăn áo lượt là, muôn hồng nghìn tía của chôn kinh thành, không làm cho lòng nàng nguôi ngoai nỗi nhớ cố hương. Ở cái làng nằm khuất dưới những rặng liễu bên Hồ Tây, vào mùa này rực lên màu vàng của những cuộn tơ óng ả vắt trên bờ giậu. Gió thu lồng lộng mơn man như những ngón tay thiếu nữ nhẹ bứt những chiếc lá đào úa vàng rắc xuống hồ làm thành những chiếc chong chóng quay tít trên mặt nước. Nàng đắm chìm trong nỗi nhớ nhà, nhớ kinh thành cũ với những đền đài, chùa miếu, tuy không thật uy nghi tráng lệ nhưng in đậm dấu vết của thời gian mà mỗi triều đại như khắc hằn trên đó những nét tinh hoa của một nền văn vật nghìn năm.
BÙI MINH QUỐCHoạ sĩ Từ Thành bạn tôi, vào thời khốn đốn nhất phải xoay sang làm mặt nạ để sống qua ngày. Ông thường làm các mặt nạ hề đủ loại, mặt ông địa, mặt chó, mặt khỉ, mặt gấu... và cả các thứ mặt tướng cướp. Khách hàng của ông toàn trẻ con. Vào mùa nắng ráo- mùa vui chơi của lũ trẻ, ông bán khá chạy. Biết tụi nhỏ chẳng có mấy tiền, ông bán rẻ, lấy công làm lãi, nên cũng chỉ tạm đủ sống. Nhưng vào mùa mưa gió bão bùng, hàng ế, thì ông đói.