Ngựa là con vật được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời cổ. Hình ảnh ngựa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhiều dân tộc, gắn liền với các võ tướng trên nhiều trận chiến.
Diễn viên thể hiện động tác gò ngựa.
Và không giống như những hình ảnh ngựa có thật ở ngoài đời, ngựa trong đời sống nghệ thuật được các nghệ sĩ ước lệ hoá theo một ngôn ngữ riêng biệt, tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi với đời sống tinh thần của con người. Có thể là như vậy, nên khi đưa lên sân khấu tuồng Huế, ngựa được các nghệ sĩ thể hiện dựa trên những động tác hình thể giàu tính biểu cảm của ngôn ngữ múa, đồng thời rất phù hợp với không gian và thời gian mà nhân vật muốn biểu hiện.
Không gian của sân khấu tuồng Huế là không gian động, mới đây là cảnh triều đình, bỗng chốc chuyển thành chiến địa; đang là đêm tối bỗng chuyển sang ban ngày; đang là rừng núi bỗng chuyển thành dòng sông… Các nghệ sĩ xưa đã tổng kết nguyên tắc diễn tuồng bằng hai câu thơ:
Thốn thổ thị triều đình châu quận
Nhất thân đô phụ tử quân thần
(Một mảnh đất có thể biến thành châu quận
Một con người có thể thành vua, tôi, cha, con)
Tuân theo nguyên lý đó nên khi diễn tả người đi ngựa, diễn viên chỉ cầm chiếc roi ngựa, khi diễn tả buổi yến tiệc, người diễn viên chỉ cầm chén uống rượu là đủ. Bởi vậy khi xem một vở tuồng, thấy diễn viên cầm các vật như: cái chén, cây roi, mái chèo, cành cây... khán giả biết ngay anh ta đang làm gì, trong hoàn cảnh nào. Đạo cụ mà nghệ thuật tuồng đưa lên sân khấu đều là những vật thật được sử dụng để gợi ý điều mà khán giả phải tự tưởng tượng lấy, hay hình dung những việc làm cụ thể. Đặc biệt, trong những vở tuồng cung đình Huế, hình ảnh cưỡi ngựa, gò ngựa, nhảy ngựa, bắt ngựa… luôn gắn chặt với các nhân vật tướng và kép võ.
Ngựa trên sân khấu tuồng Huế chỉ là một cái roi làm bằng mây, phía đầu roi cột một sợi dây có vòng tròn nhỏ để diễn viên móc vào ngón tay út khi biểu diễn; thân roi được cột cách khoảng các chùm ni-long có nhiều màu sắc xé tua nhỏ. Và khi biểu diễn, người diễn viên chỉ cần rung nhẹ, các sợi ni-long rung rinh tựa như bờm ngựa, ấn tượng và đẹp mắt.
Đạo diễn tuồng La Hùng (con trai của cố nghệ nhân tuồng cung đình La Cháu) cho biết, ngựa trên sân khấu tuồng Huế chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, do đó khi thực hiện các động tác như: bắt ngựa, lên ngựa, phi ngựa, người diễn viên phải thể hiện hành động đó thông qua điệu bộ. Tuy nhiên, để thực hiện được những động tác nói trên thì không hề đơn giản, bởi một diễn viên chuyên nghiệp muốn thực hiện động tác bắt ngựa, lên ngựa, phi ngựa, anh ta phải cùng một lúc thực hiện một tổ hợp động tác kèm theo. Ví dụ, muốn thực hiện động tác bắt ngựa và lên ngựa, người diễn viên phải sử dụng các động tác trong nghệ thuật tuồng như: dàn, kí, dậm, trả, nhảy ngựa (đối với chân); xoan, xỏ, cuộn, khán, vuốt (đối với tay)… tất cả những động tác nói trên đều phải thực hiện trình tự sao cho vừa thuần thục, nhưng phải đẹp mắt trong một chuỗi thời gian nhất định.
Và theo đạo diễn Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, nếu so sánh bộ múa lên ngựa của tuồng Huế với bộ múa lên ngựa của Hý khúc Trung Quốc, ta sẽ thấy bộ múa lên ngựa của tuồng Huế vẫn rất gần với trạng thái tự nhiên khi thực hiện trình tự động tác của một người lên ngựa trong cuộc sống, trái lại bộ múa lên ngựa của Hý khúc Trung Quốc thì gợi cho chúng ta cái “không khí lên ngựa”, đó là âm thanh của ngựa hý, tiếng quân lính reo hò....
Nghệ thuật sân khấu nói chung, tuồng Huế nói riêng, diễn viên luôn đóng vai trò trung tâm để truyền đạt những nội dung muốn nói đến khán giả. Do đó, nghệ thuật diễn xuất của diễn viên là điểm nhấn để làm sao khi biểu diễn, mỗi hành động, mỗi lời nói dù chỉ mang tính ước lệ nhưng phải biểu cảm làm sao để khán giả xem đấy là sự thật. Trong vở tuồng cung đình “Sơn Hậu”, mở đầu là triều đình tương đối ổn định, trăm họ yên hoà, nhưng vua đã già yếu và một viên đại thần có thế lực nhất là Thái sư đang có âm mưu phản loạn. Tiếp theo, vua băng (chết), tên Thái Sư kia thực hiện việc chiếm đoạt ngai vàng. Thông thường tên này lấy cớ Thái Tử còn nhỏ chưa đủ tư cách làm vua hoặc lấy cớ vua không có con trai. Hắn dùng phe cánh gây áp lực để hắn lên ngôi. Thế là xung đột kịch mở đầu gay gắt, chiếm đoạt ngai vua, tên Thái sư - nay là vua Ngụy, sắp đặt lại bộ máy triều đình, cân nhắc phe cánh của hắn vào những địa vị chính yếu. Hắn giết hay bỏ ngục những ai có tư tưởng chống đối. Lúc này, Kim Lân, một nhân vật chính diện cõng trên mình “ấu chúa” đi lánh nạn, trong đêm tối, tay dắt ngựa băng rừng lội suối, và ngựa chính là đối tượng giao lưu, là người bạn để Kim Lân gửi ngắm nỗi niềm. Trong sự tột cùng của nỗi bi ai, Kim Lân vỗ về con ngựa bằng cách nhìn và rung nhẹ chiếc roi ngựa, nhưng khán giả hiểu rằng đó là tiếng nấc nghẹn ngào của thời cuộc: “gắng mà theo cùng ông nghe con!!!”
![]() |
Hình ảnh ngựa được khắc trên cửu đỉnh. |
Trên sân khấu tuồng Huế, mỗi vở tuồng là một nội dung riêng biệt mà tác giả muốn chuyển tải đến người xem. Tuy nhiên, trong các vở tuồng mang tính “quốc gia đại sự”, hình ảnh nhân vật đóng vai tướng võ, kép võ trên tay cầm thương, kiếm và đi kèm là chiếc roi ngựa vô tri, vô giác, nhưng qua nghệ thuật diễn xuất tài tình của người nghệ sĩ, khán giả hiểu rằng đó là một con ngựa chiến đã từng xông pha nơi chiến trận. Có thể nói, ngựa trên sân khấu tuồng Huế dù chỉ là những động tác mang tính biểu trưng, nhưng hình ảnh của nó thông qua cách trình diễn của nghệ sĩ đã cho chúng ta thấy được những giá trị nghệ thuật mang đầy đủ tính thẩm mỹ sân khấu mà tiền nhân đã để lại cho chúng ta.
Theo baovephapluat.vn
Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Chiều 29/6, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Khoảnh khắc Festival Huế 2012”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều ngày 26/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “KHÁT VỌNG”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và chúc mừng các nhà thơ, nhà văn nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 và trước đó, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.
SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.
SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc.
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.
Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.
Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.