Ngựa là con vật được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời cổ. Hình ảnh ngựa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhiều dân tộc, gắn liền với các võ tướng trên nhiều trận chiến.
Diễn viên thể hiện động tác gò ngựa.
Và không giống như những hình ảnh ngựa có thật ở ngoài đời, ngựa trong đời sống nghệ thuật được các nghệ sĩ ước lệ hoá theo một ngôn ngữ riêng biệt, tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi với đời sống tinh thần của con người. Có thể là như vậy, nên khi đưa lên sân khấu tuồng Huế, ngựa được các nghệ sĩ thể hiện dựa trên những động tác hình thể giàu tính biểu cảm của ngôn ngữ múa, đồng thời rất phù hợp với không gian và thời gian mà nhân vật muốn biểu hiện.
Không gian của sân khấu tuồng Huế là không gian động, mới đây là cảnh triều đình, bỗng chốc chuyển thành chiến địa; đang là đêm tối bỗng chuyển sang ban ngày; đang là rừng núi bỗng chuyển thành dòng sông… Các nghệ sĩ xưa đã tổng kết nguyên tắc diễn tuồng bằng hai câu thơ:
Thốn thổ thị triều đình châu quận
Nhất thân đô phụ tử quân thần
(Một mảnh đất có thể biến thành châu quận
Một con người có thể thành vua, tôi, cha, con)
Tuân theo nguyên lý đó nên khi diễn tả người đi ngựa, diễn viên chỉ cầm chiếc roi ngựa, khi diễn tả buổi yến tiệc, người diễn viên chỉ cầm chén uống rượu là đủ. Bởi vậy khi xem một vở tuồng, thấy diễn viên cầm các vật như: cái chén, cây roi, mái chèo, cành cây... khán giả biết ngay anh ta đang làm gì, trong hoàn cảnh nào. Đạo cụ mà nghệ thuật tuồng đưa lên sân khấu đều là những vật thật được sử dụng để gợi ý điều mà khán giả phải tự tưởng tượng lấy, hay hình dung những việc làm cụ thể. Đặc biệt, trong những vở tuồng cung đình Huế, hình ảnh cưỡi ngựa, gò ngựa, nhảy ngựa, bắt ngựa… luôn gắn chặt với các nhân vật tướng và kép võ.
Ngựa trên sân khấu tuồng Huế chỉ là một cái roi làm bằng mây, phía đầu roi cột một sợi dây có vòng tròn nhỏ để diễn viên móc vào ngón tay út khi biểu diễn; thân roi được cột cách khoảng các chùm ni-long có nhiều màu sắc xé tua nhỏ. Và khi biểu diễn, người diễn viên chỉ cần rung nhẹ, các sợi ni-long rung rinh tựa như bờm ngựa, ấn tượng và đẹp mắt.
Đạo diễn tuồng La Hùng (con trai của cố nghệ nhân tuồng cung đình La Cháu) cho biết, ngựa trên sân khấu tuồng Huế chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, do đó khi thực hiện các động tác như: bắt ngựa, lên ngựa, phi ngựa, người diễn viên phải thể hiện hành động đó thông qua điệu bộ. Tuy nhiên, để thực hiện được những động tác nói trên thì không hề đơn giản, bởi một diễn viên chuyên nghiệp muốn thực hiện động tác bắt ngựa, lên ngựa, phi ngựa, anh ta phải cùng một lúc thực hiện một tổ hợp động tác kèm theo. Ví dụ, muốn thực hiện động tác bắt ngựa và lên ngựa, người diễn viên phải sử dụng các động tác trong nghệ thuật tuồng như: dàn, kí, dậm, trả, nhảy ngựa (đối với chân); xoan, xỏ, cuộn, khán, vuốt (đối với tay)… tất cả những động tác nói trên đều phải thực hiện trình tự sao cho vừa thuần thục, nhưng phải đẹp mắt trong một chuỗi thời gian nhất định.
Và theo đạo diễn Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, nếu so sánh bộ múa lên ngựa của tuồng Huế với bộ múa lên ngựa của Hý khúc Trung Quốc, ta sẽ thấy bộ múa lên ngựa của tuồng Huế vẫn rất gần với trạng thái tự nhiên khi thực hiện trình tự động tác của một người lên ngựa trong cuộc sống, trái lại bộ múa lên ngựa của Hý khúc Trung Quốc thì gợi cho chúng ta cái “không khí lên ngựa”, đó là âm thanh của ngựa hý, tiếng quân lính reo hò....
Nghệ thuật sân khấu nói chung, tuồng Huế nói riêng, diễn viên luôn đóng vai trò trung tâm để truyền đạt những nội dung muốn nói đến khán giả. Do đó, nghệ thuật diễn xuất của diễn viên là điểm nhấn để làm sao khi biểu diễn, mỗi hành động, mỗi lời nói dù chỉ mang tính ước lệ nhưng phải biểu cảm làm sao để khán giả xem đấy là sự thật. Trong vở tuồng cung đình “Sơn Hậu”, mở đầu là triều đình tương đối ổn định, trăm họ yên hoà, nhưng vua đã già yếu và một viên đại thần có thế lực nhất là Thái sư đang có âm mưu phản loạn. Tiếp theo, vua băng (chết), tên Thái Sư kia thực hiện việc chiếm đoạt ngai vàng. Thông thường tên này lấy cớ Thái Tử còn nhỏ chưa đủ tư cách làm vua hoặc lấy cớ vua không có con trai. Hắn dùng phe cánh gây áp lực để hắn lên ngôi. Thế là xung đột kịch mở đầu gay gắt, chiếm đoạt ngai vua, tên Thái sư - nay là vua Ngụy, sắp đặt lại bộ máy triều đình, cân nhắc phe cánh của hắn vào những địa vị chính yếu. Hắn giết hay bỏ ngục những ai có tư tưởng chống đối. Lúc này, Kim Lân, một nhân vật chính diện cõng trên mình “ấu chúa” đi lánh nạn, trong đêm tối, tay dắt ngựa băng rừng lội suối, và ngựa chính là đối tượng giao lưu, là người bạn để Kim Lân gửi ngắm nỗi niềm. Trong sự tột cùng của nỗi bi ai, Kim Lân vỗ về con ngựa bằng cách nhìn và rung nhẹ chiếc roi ngựa, nhưng khán giả hiểu rằng đó là tiếng nấc nghẹn ngào của thời cuộc: “gắng mà theo cùng ông nghe con!!!”
![]() |
Hình ảnh ngựa được khắc trên cửu đỉnh. |
Trên sân khấu tuồng Huế, mỗi vở tuồng là một nội dung riêng biệt mà tác giả muốn chuyển tải đến người xem. Tuy nhiên, trong các vở tuồng mang tính “quốc gia đại sự”, hình ảnh nhân vật đóng vai tướng võ, kép võ trên tay cầm thương, kiếm và đi kèm là chiếc roi ngựa vô tri, vô giác, nhưng qua nghệ thuật diễn xuất tài tình của người nghệ sĩ, khán giả hiểu rằng đó là một con ngựa chiến đã từng xông pha nơi chiến trận. Có thể nói, ngựa trên sân khấu tuồng Huế dù chỉ là những động tác mang tính biểu trưng, nhưng hình ảnh của nó thông qua cách trình diễn của nghệ sĩ đã cho chúng ta thấy được những giá trị nghệ thuật mang đầy đủ tính thẩm mỹ sân khấu mà tiền nhân đã để lại cho chúng ta.
Theo baovephapluat.vn
Chiều tối ngày 10/9/2023, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Ban tổ chức Festival Huế đã tổ chức Khai mạc Festival Nhiếp ảnh Quốc tế - Huế năm 2023.
Ngày 5/9, tại thành phố Huế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp Báo Người lao động tổ chức chương trình Tự hào Cờ Tổ quốc. Tham dự có các đồng chí: Trương Hòa Bình, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Danh dự Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc”; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 05/9, hòa chung không khí ngày khai trường trên khắp cả nước, hơn 287.000 học sinh ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến trường đón lễ khai giảng năm học 2023-2024.
Chiều ngày 31/8, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 8/2023 để thông tin tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 08 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện những tháng cuối năm 2023.
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023), sáng ngày 31/8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”.
Chiều ngày 28/8, Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đăng Huy Trứ phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao Thành phố Huế tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật “ Sắc màu quê hương”.
Sáng ngày 28/8, tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.
Chiều ngày 24/8, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề "Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế". Tham dự có Phó Bí thư tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 23/8, Đồng chí Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi tiếp xã giao Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bỉ - Bà Stéphanie D’Hose. Cùng tham gia tiếp đoàn còn có các đồng chí: Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội.
Sáng 23/8, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ hội Điện Huệ Nam tháng 7 âm lịch với sự tham dự của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.
Tối ngày 22/8, tại Không gian Ca Huế thính phòng (Trung tâm Văn hoá Thông tin Thể thao Thành phố Huế, 25 Lê Lợi, thành phố Huế) đã diễn ra chương trình kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Câu lạc bộ Ca Huế (20.8.1983 - 20.8.2023) và 10 năm Thính phòng Ca Huế (20.8.2013 - 20.8.2023).
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023), 78 năm Ngày Truyền thống lực lượng Công an nhân (19/8/1945 - 19/8/2023). Chiều ngày 19/8, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức lễ bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật " Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống "lần thứ II, năm 2023.
Sáng ngày 18/8/2023, Ban quản lý chợ Đông Ba tổ chức Lễ khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh nghệ thuật, thời sự “ Đông Ba ngày mới”. Triển lãm nhân kỷ niệm 124 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (23/8/1899 – 23/8/2023).
Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Quyết định triệu tập các đại biểu HĐND tỉnh về dự kỳ họp chuyên đề lần thứ mười ba, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, kỳ họp sẽ khai mạc vào lúc 14h00 ngày 21 tháng 8 năm 2023 tại Hội trường tầng 3, trụ sở HĐND và UBND tỉnh.
Sáng ngày 16/8, tại Thành phố Huế, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực IV Bắc miền Trung lần thứ 28 năm 2023.
Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Thu, Festival Huế 2023, tối 12/8, tại khu vực Công viên Lý Tự Trọng, TP. Huế đã diễn ra Lễ hội áo dài Huế 2023 với chủ đề "Áo dài Huế - chuyện kể từ dòng sông". Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Chương trình “Hue Jogging – Cùng chạy vì cộng đồng” lần thứ 4 - năm 2023 với chủ đề “Nâng bước em đến trường” sẽ được thành phố Huế tổ chức vào sáng sớm 20/8/2023 .
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ II năm 2023.