LÊ VĨNH THÁI
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái
ngôi nhà đầy tiếng còi tàu bên sông
nơi tôi lớn
bên sông
quẫy sóng
buồn vui
theo tiếng nước
cụm vách đổ
mấy mươi năm
theo tiếng máy đò quen
con bói cá
giấu mùa trong cánh mỏng
bìm bịp ập à
nước dâng
sông nằm ngang
qua ngày qua tháng
cóc cách lạch cạch
dân chài sớm sương buông
bài hát vang lên từ nước
rơi
rơi
cá quay mành lưới
bình minh rạng mặt
ảo giác áo cơm
ờ ờ... ơ ớ... ờ sông...
nơi
đi về đầu trần
ăm ắp
tuổi thơ hằn sâu tiếng còi tàu vù đêm
rờn rợn
lao phận người vút thẳng đường ray
nơi mẹ chút chăm bếp lửa
tiếng nước reo trong khói than hồng
ngày nắng nhảy
và cơn mưa đổ ào run bàn tay
bầy chim non chờ mồi
cuốc kêu quầng mắt
trời hạ mẹ đổ gió
mát xanh bóng nhỏ
nơi cha thức trắng chờ ngày mới
cuộn lửa đắp ấm đêm đông
buồn xuôi vào ngực
chảy hân hoan người
và khi
cha cười trên chiếc bàn
bầy trẻ xúm quanh đỏ hoe đám khói...
nơi
tôi lớn
đàn con tôi dần lớn
đầy tiếng còi tàu
gào rách mảnh khuya
đọng giấc mơ sông
gọi
như con chim vành khuyên
về trên cây khế
cùng mùa nhãn đầy bọ xít
đập cánh
mởn xanh...
nơi
có lẽ từ buổi chiều hờ khép
tôi lăn vào đời đôi bánh tàu đêm
còi
hú
nhìn
đoàn người
chầm chậm
tung những tờ giấy mỏng
đi
đi
và đi bằng đoạn phim chiếu chậm
rồi nhanh
rồi
vùn vụt
cuối ngày
bay...
(SH285/11-12)
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI