Ngôi nhà ấy

14:28 14/12/2010
NGUYỄN MINH VŨKhông biết từ lúc nào, cứ đi ngang qua ngôi nhà ấy, giọng Liên lại lảnh lót vang lên. Cũng không biết tiếng “bố” xa lạ ấy trở nên quen thuộc với Liên từ khi nào. Bác có nhiều con trai - Liên không ngượng, các anh ấy đều ở xa.

Đàn trâu bên khóm tre - sơn dầu của Phan Xuân Sanh

Nhìn bác, người ta ngạc nhiên; ông già ngoài sáu mươi mà tóc vẫn đen. Sẽ ngạc nhiên hơn khi biết đó là ông cách mạng, bao nhiêu năm vào tù ra tội.

Những người như Liên thoạt đầu ghét ông; cũng không phải ghét mình ông. Tất cả những người ở “ngoài kia” vào, Liên gọi chung là “bộ đội” với giọng mỉa mai và có phần xem thường nữa. Họ vào làm đảo lộn cuộc sống “thần tiên”, làm tan vỡ những ước mơ không cơ sở của Liên cũng như bao nhiêu người khác. Họ muốn gần, muốn hiểu, Liên muốn xa lánh, muốn ác cảm. Họ sống giản dị, chân thật. Liên thích đem cái chân thật đó kể cho bạn bè nghe như những câu chuyện tiếu lâm.

Ngôi nhà ấy có mảnh vườn nhỏ, có rất nhiều cây ăn trái: nào chanh, bưởi, ổi, mãng cầu… Mấy đứa em Liên hay khoe “ông bộ đội cho đấy”. Nhiều lúc Liên đã cấm không cho chúng lấy, nhưng làm sao cấm trẻ con không được thương người đã yêu nó. Liên thầm nghĩ: ông muốn lấy lòng những người xung quanh người ta dám “mua danh ba vạn” cơ mà. Theo Liên việc gì phải thế: họ là người chiến thắng, họ có quyền.

Khi ngọn đèn đường sáng lên, người ta chào hỏi nhau, sau một ngày tất bật ngôi nhà ấy cũng ấm cúng hẳn lên, rộn tiếng nói cười. Những âm thanh vô tình buộc Liên phải suy nghĩ ước ao. Suốt ngày lăn lộn với cuộc sống, cha mẹ Liên đâu còn thì giờ để ngó ngàng đến con cái, công việc trong nhà đều phó thác cho Liên không đi đại học. Cô từ bỏ ước mơ của mình với ý nghĩ giản đơn: cho dù cha mình chỉ là nạn nhân, nhưng mang một vết nhơ trong lý lịch thì cơ quan nào sẽ nhận cô chứ đừng nói đến trường đại học. Với lại học cao làm gì? Mình học ngang đó cũng đủ để làm người. Hơn nữa, mấy người cách mạng vào, hình như họ cũng chẳng có bằng cấp gì, vậy mà cũng ông nọ, bà kia, cũng nhà cao cửa rộng. Ngay như bác Tám ngày trước đạp xích lô bây giờ cũng là phó chủ tịch phường hay chị gái giúp việc nhà Liên cũng là cán bộ phụ nữ khu phố… Liên mỉm cười chua xót, cô chỉ tự an ủi mình “như vậy là thực tế”. Càng nghĩ, Liên càng thương mình, oán đời. Những lúc như vậy, Liên nhìn qua ngôi nhà ấy với một cảm giác khó chịu pha lẫn hằn học.

***

Bao năm trôi qua, cô biết bao sự việc người ta đẩy vào dĩ vãng, người ta lãng quên… cho đến một hôm, vết thương cũ của ba Liên tái phát, không cách nào khác phải đưa qua bệnh viện. Nhưng qua viện để chữa bệnh hay mang thêm bệnh? Mẹ khóc, các em khóc, Liên ngồi nhìn ba quằn quại trên giường, mắt ráo hoảnh, trong Liên cứ vang lên câu hỏi tại sao? Vì ai? Nghe lời khuyên của hàng xóm, mẹ Liên như người sắp chết nước vớ được cọc, vội vàng qua nhờ bác hàng xóm dù sao tiếng nói của bác cũng bằng vạn tiếng nói của mẹ con Liên.

… Tiếng xe hon đa lao vút đi, xé rách màn đêm, Liên choàng tỉnh, đưa mắt nhìn xung quanh. Mọi người đã ra về gần hết, mấy đứa em Liên lại tiếp tục những giấc mơ dang dở của chúng. Liên ngỡ ngàng trước những gì vừa xảy ra. Bác đưa ba Liên đi bệnh viện thật ư? Không lẽ họ lại cứu kẻ thù, kẻ đã gây ra những đau thương mất mát cho bản thân, cho gia đình bạn bè bác? Có ai biết được những viên đạn của ba Liên ngày trước đã làm đổ máu bao người, nhưng người ta cũng dám bỏ phí một giấc ngủ để lấy tiếng lắm chứ. Liên cứ sống trong tình trạng nghi hoặc cho đến ngày ba cô ra viện.

Theo phong tục ở đây, có chuyện buồn người ta cúng cầu an, có tin vui người ta cúng để tạ ơn. Ba ra viện hôm trước, hôm sau mẹ chuẩn bị một lễ cúng thật to: trước, tạ ơn thần thánh sau cám ơn bác hàng xóm và những người xung quanh.

Đến tối, bác qua chia vui với gia đình Liên. Ba mẹ Liên và bác ngồi nói chuyện rất lâu. Ngồi trong phòng Liên nghe nhắc đến tên mình nhiều lần. Liên lặng im, cô vẫn tránh mặt, cho dù đó là ân nhân của gia đình mình. Liên quí việc nghĩa bác vừa làm, nhưng gần gũi, tin yêu một người cách mạng như bác thì chưa thể…

Một hôm Liên đánh liều qua nhà bác để thỏa mãn tính tò mò. Họ sống ra sao?

Bác ngồi đọc sách bên cửa sổ thoang thoảng mùi thơm của các loài phong lan, chú mèo mướp lim dim bên cạnh. Từ bác toát lên vẻ trong sáng bình dị. Liên thầm nghĩ “sao mình cứ ác cảm”.

Bàn thờ Phật khá lớn, choán gần hết gian giữa, còn lớn hơn cả bàn thờ nhà Liên. Cô buột miệng:

- Ủa, bác cũng tin?

Bác nhìn Liên bao dung:

- Cháu nghĩ gì về người cách mạng.

Và bác nói cho Liên hiểu: ngôi nhà của ông mệ để lại, bác không muốn vội xáo trộn.

Bác hỏi Liên về gia đình, về học hành, về quan điểm của cô trước cuộc sống. Không thể nói dối trước một người như bác. Liên đã trút bỏ tất cả những hoài nghi, những mặc cảm chất chứa trong lòng về người cách mạng. Bác nhìn Liên, cái nhìn của người cha. Liên đọc được trong cái nhìn ấy - bác đang lặng đi vì sự mất mát lòng tin giữa bác và những người xung quanh.

Suốt buổi chiều, Liên cứ nghĩ về bác, về ngôi nhà ấy, về những người cách mạng. Họ cũng sống và sinh hoạt như bao gia đình khác. Liên nhớ tới câu nói của đứa em gần út “còn cực hơn nhà mình nữa”.

Một tối, Liên tới thăm bác. Dạo này lúc rảnh Liên lại thích qua ngôi nhà ấy, chưa kịp mở cổng, Liên nghe giọng nũng nịu của cô gái từ trong vọng ra.

- Chỉ cần một tiếng nói của ba thôi con sẽ được ở lại. Hay ba không thương con nữa.

Vẫn giọng hiền hiền, Liên nghe bác nói:

- Có cha mẹ nào không thương con, không muốn con cái bên mình khi tuổi già sức yếu. Một tiếng nói của ba, con sẽ ở lại thành phố, chăm sóc khi ba ốm đau. Nhưng con nghĩ xem, ba có sống mãi để lúc nào cũng đem tiếng nói của mình nâng đỡ đời con đâu. Con phải tự tạo cho bản thân một chỗ đứng bằng trí tuệ và nghị lực của mình, con sẽ làm được gì khi con đứng trong chân không?

Thuyết phục không được, cô gái đổi qua giọng giận dỗi:

- Ba làm thế để chứng minh ba là người cộng sản ư? Bao nhiêu năm, ba được cái gì nào? Vẫn đôi dép lốp, bộ quần áo công nhân bạc phếch và cái xe đạp cọc cạch. Trong khi những người khác…

Không khí như đọng lại, Liên nép sát vào cổng để nghe giọng bác thủ thỉ:

- Con người, ai không mơ ước cái đẹp. Nhưng ba muốn cái đẹp không chỉ cho riêng mình mà cho xã hội. Con xem cuộc sống của những người xung quanh ra sao? Con nói đến cái được, cái mất sao con không nghĩ đến sự thanh thản trong lòng người. Ba tin rằng những con người muốn nhắc tới, họ luôn luôn tự lừa dối bản thân, để rồi lo âu về sự dối trá của mình.

….

- Con có nhớ bác hồi chiều không?

- Hay là con vào nhờ bác ấy, chỗ ba với bác thế nào cũng được.

- Ba không ngờ con có những suy nghĩ lạ lùng. Tại sao son cứ thích nhờ vả, thích ỉ lại. Ba lấy làm xấu hổ về những suy nghĩ của con.

- Thưa, nhưng mà…

- Con chưa làm được gì, trong khi với cuộc sống con “nhưng mà” quá nhiều. Cái xấu ít, nhưng nó hay nổi váng, dễ thấy. Những con mắt nông cạn họ chỉ thấy cái váng bẩn đó mà thôi. Ba lo cho con.



Cơn dông đã đến gần, tiếng sấm ùng oàng. Thoảng vài giọt mưa. Liên vẫn đứng yên. Cô muốn được nghe hết cuộc đối thoại ấy. Bác nói với con gái của bác, cô kỹ sư vừa ra trường cũng là nói với Liên, với tất cả những thanh niên đang ở lứa tuổi vào đời.

Mưa mỗi lúc một nặng hạt. Những tia chớp đang xé rách màn đêm. Những tia chớp nhỏ thôi nhưng đã làm sáng cả khoảng trời.

N.M.V.
(CLB Văn học Thanh niên Huế)
(9/10-84)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VÕ TUẤN ANHTà áo dài đượm màu tím biếc, nón lá nghiêng che thấp thoáng lúc sang sông ngập trán trong những giọt nước mưa đầu mùa trên đất cố đô. Những phong vị ấy dường như là mùi vị của Huế, nguyên sơ và thanh thoát đến lạ thường, tất cả hình ảnh đấy quá đỗi thân thương đối với những ai đã trót nặng lòng với Huế.

  • Kính gửi: Ban biên tập Tạp chí Sông HươngTừ ngày biết đến Tạp chí Sông Hương, cháu thường theo dõi và rất thích đọc, đặc biệt là những trang thơ. Gần đây cháu rất vui là tạp chí đã có những thay đổi về hình thức cũng như nội dung.Thỉnh thoảng cháu cũng làm thơ, nhưng chủ yếu viết cho mình đọc, cùng lắm là tặng cho bạn bè. Không dám gửi cho tạp chí nào cả, sợ họ cười.Lần này theo lời khuyên của mấy đứa bạn, cháu gửi  mấy bài thơ này lên Tạp chí Sông Hương để các chú các cô trong ban biên tập xem cho cháu.Cháu xin chân thành cám ơn và kính chúc các chú các cô trong ban biên tập khỏe, hạnh phúc.                                                                Q.L

  • LTS: Cái đẹp có khi phải hơi thiêu thiếu một chút mới gây được mỹ cảm ở người thưởng ngoạn... Có lẽ xuất phát từ quan điểm ấy mà Lãng Hiển Xuân viết truyện ngắn nầy với chiều sâu ý tưởng đầy chất nhân văn, nhưng người đọc cảm thấy vẫn còn thiếu một chút gì...Chúng ta vui mừng khi biết đây là trang viết đầu tay của anh. Xin giới thiệu với bạn đọc, và chờ đợi Lãng Hiển Xuân những sáng tác mới.SH

  • LTS: 17 bài thơ đầu tay làm thành tập "Mùa huyết phượng" 17 nốt nhạc xanh lưu luyến thổn thức chia tay với tuổi thần tiên.Sông Hương xin giới thiệu trong số 17 bài thơ ấy

  • TẠ XUÂN HẢI - ĐỖ THƯ

  • LTS: Trong những ngày đầu tháng 8, Sở GD-ĐT, Hội LH VHNT TT-Huế đã phối hợp tổ chức Trại sáng tác Thiếu nhi 2009 tại làng cổ Phước tích và Khu du lịch Thanh Tân. Trên 40 tác giả nhí đến từ các thôn làng, TP Huế đã cùng nhau viết về nét đẹp quê hương, về bốn mùa đi qua trong mắt, về những kỷ niệm đẹp trong đời và những khát vọng vươn lên... Do số trang có hạn, Sông Hương xin giới thiệu 2 bài thơ trong số rất nhiều tác phẩm có được từ trại viết ấy.

  • MINH CHÂU TRẦN             Truyện ngắnTôi sinh ra và lớn lên ở làng Tây Hồ, ngôi làng được ngăn cách với chung quanh bằng mấy luỹ tre rậm rạp và cánh đồng quê bát ngát. Làng chúng tôi cách làng Đông một cái gò và cánh đồng ấy. Trên gò là một ngôi miếu nhỏ nhưng cổ kính. Nghe bà tôi kể lại thì nó đã rất lâu đời rồi và linh thiêng vô cùng.

  • LTS: Cuộc thi sáng tác văn học “Trang viết học trò” do Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế phát động trong năm 2008 đã thu hút hơn hai ngàn bài dự thi của cả ba cấp học và đã tổ chức lễ trao giải thưởng ngày 15/5/2009 cho hơn 50 bài viết có chất lượng. Các nhà văn, nhà thơ Hồng Nhu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Mai Văn Hoan, Phạm Phú Phong, Nguyễn Khắc Phê đã được mời làm Ban Chung khảo cuộc thi. Tạp chí Sông Hương kỳ này vui mừng giới thiệu với bạn đọc một bài đạt giải trong cuộc thi này.

  • HOÀNG KIM NHI        (CLB Văn học Trẻ Thừa Thiên Huế)            Nhân đôi mắt, máu trái tim

  • Đêm Phước Tích

  • Khúc hát chị đi tìm

  • ...Mùa nắng hạn thèm được nghe tiếng sấmCha thở dài nhìn đập nước cạn khôCỏ cháy héo thương bầy trâu trơ mõmĐêm con cóc nghiến răng đến thẫn thờ...

  • DƯƠNG THÙY DƯƠNG                (Câu lạc bộ Viết Trẻ Thừa Thiên Huế)Lớp 3. Vào năm 198 mấy, tôi biết về những giao xúc yêu đương của người lớn. Phòng ngủ của mẹ tôi không có cửa vì  phòng ngủ của những người lớn lúc bấy giờ đều như thế, không có cửa. Một tấm rèm nhựa màu xanh lấp lánh như phòng ngủ của mẹ đã thuộc hạng sang.

  • Trần Vĩnh Liên, sinh tháng Tư năm 1975, vào thời điểm lịch sử dân tộc chuyển sang trang mới.Bạn viết trẻ của Sông Hương dù khá đông đảo nhưng tìm được một người chào đời vào cái mốc lịch sử ấy thì quả là hiếm!Sông Hương giới thiệu trang thơ đầu tay của Trần Vĩnh Liên với ý nghĩa đó.Ước mơ thời học sinh của Liên là sẽ theo học văn chương, nhưng như một duyên nợ, Liên lại là cử nhân ngoại ngữ (Khoa tiếng Đức - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội). Thơ Trần Vĩnh Liên giàu ước mơ và dự cảm nhưng còn thao thức, phân vân giữa đường biên hư - thực; nhiều rung động muốn giãi bày nhưng lại giữ gìn, e ấp. Chính điều đó đã làm nên nét quyến rũ thầm kín, run rẩy của thơ Trần Vĩnh Liên.

  • Phan Danh Hiếu - Ngô Thị Thục Trang - Trần Đình Khuê - Nguyễn Thị Hương - Trần Văn Quyết - Nguyễn Đình Dương

  • LÊ THỊ PHƯƠNG HIỀN                                Truyện ngắnTháng bảy mưa ngâu ấy với Thuỷ là nhiều kỷ niệm nhất. Đúng dịp nghỉ hè của trường đại học, Thuỷ và Huy có thời gian quấn quít bên nhau bù lại những ngày bận tối mắt vì ôn thi. Huy chở Thuỷ trên cái xe đạp vẹo vọ, đợt ấy Hà Nội dầm trong mưa nhưng chẳng có ai cảm thấy chán đi chơi cả. Hai đứa chung nhau một chiếc áo mưa.

  • NGUYỄN LÊ VÂN KHÁNHGió lạ“Huế vào đêm cuối năm mưa lùn phùn và những cơn lạnh ù ù miết vào da thịt tôi. Gió mỗi lúc một lớn. Tôi không nghĩ đêm 30 vẫn còn những cơn gió lạ lùng như thế. Mẹ tôi lúc còn sống bà thường nói rằng ông trời dung dưỡng tất cả con người sống trên mặt đất này.

  • NGUYỄN MẠNH TIẾN (*)“Thiên sứ đích thực của triết gia là điều chỉnh những điều chênh lệch; kiện tráng những điều chính nghĩa; thăng hoa những điều thánh thiện”. (Alcuin)

  • NGUYỄN KIM LOAN - NHỤY NGUYÊN

  • Lê Thị Phương Thảo - Hoàng Lan