Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhưng người dân ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) vẫn còn cất giữ nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa. Từ những bản sắc phong về “Cai đội Hoàng Sa” của vua Gia Long; đến chiếc đại hồng chung khắc tạc công ơn người trấn quản Hoàng Sa năm xưa… Tất cả đều được người dân xem như “báu vật lịch sử” và bảo vệ cẩn thận.
Di tích Tiên Linh Tự gắn liền với Cai đội Hoàng Sa.
Chúng tôi về thăm chùa Tiên Linh, ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, khi Tết cổ truyền Giáp Ngọ đã cận kề. Từ đầu làng đến cuối xóm, nhà nhà đều nhộn nhịp gói bánh chưng, bánh tét; không khí của làng, xóm đâu đâu cũng thoang thoảng mùi nếp mới, lá chuối xanh, thứ hương vị không thể thiếu mỗi khi Tết đến, xuân về.
Vừa ngơi tay trang trí mấy chiếc lồng đèn trước sân chùa, ông Trần Ngọc Anh (60 tuổi), người trông giữ chùa Tiên Linh suốt mấy chục năm qua cho biết, chùa Tiên Linh được xây dựng từ cuối đời vua Gia Long, gắn liền với giai thoại một thời của Cai đội Hoàng Sa khi tuân lệnh vua ra trấn giữ vùng biển đảo Hoàng Sa của Tổ quốc. Nhờ sử tích ấy mà sau này chùa vinh dự được vua Minh Mạng phong 3 chữ vàng là “Tiên Linh Tự”.
Nhắc đến Cai đội Hoàng Sa ở Huế lẫy lừng một thời không thua gì Cai đội Hoàng Sa ở Lý Sơn (Quảng Ngãi), ông Anh dẫn chúng tôi đến bên phải điện chùa, nơi đặt đại hồng chung được đúc từ thời vua Gia Long rồi cho biết: “Chiếc chuông này đã có hàng trăm năm tuổi, trên thân chuông có khắc bản minh văn ghi tên, tuổi, chức tước và đơn vị của Cai đội Hoàng Sa tên Nguyễn Hữu Niên. Ngài là vị quan ưu tú và là anh hùng của thôn Hòa Vang chúng tôi”.
Qua tìm hiểu, Nguyễn Hữu Niên vốn là một viên quan thuộc triều Tây Sơn, đến đầu triều Nguyễn được vua Gia Long phong tước Niên hầu thuộc Cai đội Hoàng Sa và cùng gần 100 quân lính dong thuyền ra Hoàng Sa để lập chốt trấn giữ bảo vệ biển đảo. Thắp một nén nhang lên trước bài vị của người lãnh đầu Cai đội Hoàng Sa được đặt trang trọng trên bàn thờ nằm phía sau hậu điện, thầy Thích Pháp Niệm, trụ trì chùa Tiên Linh cho hay, sau khi ngài Nguyễn Hữu Niên hoàn thành sứ mệnh tại đảo Hoàng Sa, vua Gia Long đã cho quân lính đưa voi ra Bắc để vận chuyển đồng vào Huế và cho thợ đúc nên chiếc đại hồng chung này nhằm ghi nhớ công ơn của Cai đội Hoàng Sa. Đọc cho chúng tôi nghe những dòng chữ Hán khắc ghi trên chiếc đại hồng chung đã có phần phai mờ vì thời gian, thầy Thích Pháp Niệm tự hào nói tiếp: “Chuông được trang trí hoa văn tinh xảo, 4 mặt trên thân chuông đều được khắc chữ Hán, ý nói về một người con của Hòa Vang là Hội chủ Nguyễn Hữu Niên giữ chức Cai đội (tước Niên hầu-NV) ngày ấy đã lãnh đầu quân ra Hoàng Sa trấn giữ”…
Và từ bao đời nay, chiếc đại hồng chung ở chùa Tiên Linh được dân làng Hòa Vang xem như một “báu vật” vì nó không chỉ khắc tạc công lao của Cai đội Hoàng Sa mà nó còn gắn liền giai thoại với vua Tự Đức một thời. Tương truyền rằng, trong một lần đi săn bắn ở cánh rừng cách chùa Tiên Linh khoảng 10 cây số, vua nghe thấy tiếng chuông vang như tiếng ai đó gọi tên đức vua nên ngay trong ngày hôm ấy, vua Tự Đức liền ra lệnh cho cánh thợ cắt bớt một phần tai chuông để chuông giảm bớt tiếng ngân. Từ đó, vua Tự Đức thường chọn một ngày tốt trong đầu năm mới để cùng các quan thần đến chùa Tiên Linh lễ phật, cầu cho dân chúng no ấm, đất nước thái bình.
Để tiếp cận thêm các tư liệu quý về Cai đội Hoàng Sa, chúng tôi đã tìm gặp cụ Nguyễn Hữu Hùng (82 tuổi) vị Tộc trưởng họ Nguyễn Hữu, thôn Hòa Vang. Trong căn nhà cấp 4 vừa được sửa sang để chuẩn bị đón xuân mới, cụ Hùng lật giở từng trang trong cuốn phổ hệ mục nát, giấy đã chuyển sang màu vàng ố, rồi giải thích: “Cao tổ Nguyễn Hữu Niên, thuộc Cai đội Hoàng Sa là đời thứ 9 của dòng họ Nguyễn Hữu. Vốn là vị quan thanh liêm, lại giỏi tài thao lược nên năm Gia Long thứ nhất (1802), nhà vua đã ban một chiếu chỉ đóng dấu Triện ghi rõ… Cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên. Như vậy, có thể khẳng định từ trước đời vua Gia Long, Hoàng Sa cũng đã là của nước ta. Đến đời vua Gia Long, việc gìn giữ và bảo vệ Hoàng Sa đã được chú trọng, mà Cao tổ Nguyễn Hữu Niên là người vinh dự được vua ban chiếu chỉ đứng đầu Cai đội để bảo vệ Hoàng Sa”.
Khi nghe thông tin có nhiều “báu vật” liên quan đến Hoàng Sa xuất hiện tại thôn Hòa Vang, cuối tháng 11/2011, Phái đoàn Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) và cán bộ Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên-Huế đã về chùa Tiên Linh và gia đình cụ Nguyễn Hữu Hùng để thu thập, xác minh các bằng chứng liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Ông Trần Văn Hoa, Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn cho biết: “Đoàn đã tiến hành sao chụp các chữ Hán được khắc trên chuông đồng ở chùa Tiên Linh, trên các tờ sai của vua Gia Long và phổ hệ của dòng họ Nguyễn Hữu để có thêm cơ sở pháp lý bổ sung, khẳng định chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa của dân tộc... Hiện xã cũng đang tiến hành lập hồ sơ để đề xuất UBND tỉnh công nhận chùa Tiên Linh là di tích lịch sử cấp tỉnh”.
Cứ vào dịp cuối năm, cụ Hùng lại triệu tập con cháu ra nhà thờ họ để thắp hương tưởng nhớ công ơn của ngài Cao tổ Nguyễn Hữu Niên. Cụ cũng không quên dặn dò con cháu rằng: Phải bảo vệ và gìn giữ bằng được cuốn phổ hệ cùng các tờ sai mà vua Gia Long ban chiếu cho Cai đội Hoàng Sa. Bởi đó là những bằng chứng lịch sử, thể hiện quân đội triều Nguyễn ngày ấy đã lập chốt, đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa
Nguồn CAND
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.