Ngô Thời Nhậm... Ngài bị nghi ngờ

14:27 11/12/2008
TÂM VĂNĐã hơn hai thế kỷ rồi mà nay đọc bài “Lập học chiếu” (Chiếu chỉ thành lập trường học) của Ngô Thời Nhậm vẫn nóng lên như những dòng thời sự.

Sau khi đưa quân ra Bắc lần thứ hai, vời được Ngô Thời Nhậm tham chính, giúp Nguyễn Văn Huệ (Nguyễn Huệ) lên ngôi Hoàng đế, đại phá 20 vạn quân Thanh (1787), an định Bắc Hà, chính Ngô Thời Nhậm đã thay Thái Tổ Võ Hoàng đế Nguyễn Văn Huệ viết bài Lập học chiếu. Mở đầu bài chiếu ông khẳng định cho quan viên trăm họ trong thiên hạ biết rằng: “Kiến quốc dĩ giáo học vi tiên, cầu trị dĩ nhân tài vi cấp” (Dựng nước lấy việc học làm đầu, cầu trị lấy nhân tài làm gấp). Trước đây, giặc dã bốn phương, nhiều bề rắm rối nên việc học không được quan tâm, khoa cử dần dà bê trễ, nhân tài ngày thiếu thốn nhiều.
Quy luật tuần hoàn, hết loạn đến trị, mọi mặt phải được mở mang, lập giáo hoá, đặt khoa cử để chuyển loạn thành trị một cách toàn diện.

Ông ra lệnh cho các xã sở tại phải lập “học xã” (nhà dạy học), chọn các nho sĩ trong xã có học thức, đức hạnh tốt để giảng dạy cho con em mình; chọn các quan huấn đạo ở phủ đặt làm giáo tập ở phủ; hẹn đến khoa thi hương lấy Tú tài hạng ưu sung vào quốc học, hạng thứ đưa về làm phủ học; còn các Hương cống Triều cũ đều phải đến trình diện cửa quan, đợi bổ nhiệm các chức huấn đạo, tri huyện; các nho sinh, sinh đồ cũ cũng phải chuẩn bị đợi kỳ thi, hạng ưu thì được tuyển vào, hạng liệt (kém) bãi về trường học xã.
Ý thức rằng khi thiên hạ thái bình, muốn xây dựng đất nước hùng cường thì điều đầu tiên phải quan tâm là đào tạo nhân tài, chiêu hiền đãi sĩ, ông chủ trương thu dung tất cả mọi nguồn tri thức sẵn có, huy động bổ sung vào lực lượng giáo dục nước nhà, để đào tạo nhân tài cho đất nước.

Bên cạnh đó ông cũng rất cương quyết với bọn trọc phú, ô danh, lắm của nhiều tiền, mua học hàm, học vị để được tiếng là người có chữ. Thời Lê - Trịnh việc học hành ít được chú ý, khâu tuyển chọn nhân tài lại thiếu chính trực công minh, trường học trở thành nơi mua quan bán tước, ai nộp cho Nhà nước ba quan thì được đứng vào hạng sinh đồ (học trò - Tú tài trước Gia Long) được miễn các loại sưu thuế, phu phen, tạp dịch, nên dân gian thường gọi là “Tam quán sinh đồ” (sinh đồ ba quan). Đối với hạng người này trong Lập học chiếu ông ra lệnh: “Kỳ tam quán sinh đồ nhất thiết lặc hoàn dân hạng, dữ dân đồng thọ dao dịch” (Đối với bọn sinh đồ ba quan nhất thiết buộc trở lại hạng thường dân, cùng dân gánh chịu sưu thuế, phu phen, tạp dịch).

Đọc đến đây thấy lòng dạ hả hê, việc làm đó của Ngô tiên sinh đã để lại cho đời tấm gương sáng ngời về xây dựng một nền giáo dục chân chính, cổ suý được tinh thần thực học, nhằm đào tạo nhân tài, nguồn nguyên khí đích thực cho sự hưng vượng của quốc gia.
Nhưng Ngô Thời Nhậm Tiên sinh ơi! Ngài quá ư đáo để. Người ta tuy không tốn công đèn sách, kinh sử dùi mài nhưng người ta cũng tốn bạc tốn tiền, phải mất đến ba quan mới được tiếng là người có chữ, thế mà Ngài chẳng chịu để cho yên. Ngài có biết việc Ngài làm đã đẩy biết bao nhiêu người đang ăn trên ngồi trốc, thong thả nhàn cư, danh giá đồng hàng với quan viên hương lý bỗng nhiên trở lại hạng dân đinh, lại còn phải gánh chịu sưu thuế, phu phen, tạp dịch nữa chứ. Thật là “hơi bất nhã”.

Nhưng cũng xin cẩn cáo với Ngài, Ngài sinh hữu ngộ thời, chung cư đắc địa, gặp phải minh chủ tuyệt đối uy quyền, biết trọng dụng người hiền lại một mực yêu nước thương nòi, chăm lo cho giềng mối, cổ suý cho những ý kiến của Ngài nên Ngài mới tha hồ bày mưu tính kế làm trong sáng quan trường, đưa được sự học trở về chánh đạo; mặt khác, nhờ sở học uyên bác của Ngài, đức độ siêu thường của Ngài nên mệnh lệnh ban ra tức có ngay hiệu lực, chẳng ai dám khinh nhờn vì chỉ một đường tâm phục khẩu phục.
Chúng tôi nay, thế hệ hậu sinh, cũng đang sống trong cảnh có thể nói thiên hạ thái bình, nhưng việc giáo học xem ra còn nhiều nhiễu sự. Ngồi ở ghế nhà trường thì chạy điểm chạy thầy, học thêm dạy thêm về bản chất cũng nhằm mua thầy bán điểm, một số khác thì dùng tiền thao túng, dựa thế cậy quyền để con em mình được học hành nơi tốt nhất, chốn trường thi thì quay cóp, bán đề, rồi thi thế, rồi mua bằng,... ôi nhiều điều rối rắm!

Cái thuở của Ngài, ba quan tiền để mua của Nhà nước một mảnh bằng tuy hư danh nhưng là minh bạch, ba quan tiền đó được sung vào quốc khố, cũng là việc góp phần ích quốc lợi dân, ông sinh đồ ba quan tuy hư danh nhưng cũng không hề giả dối, người ta biết rất rõ về ông để đối nhân xử thế đúng mực với đời, còn cái thuở của chúng tôi, giữa cái học giả với cái bằng thật, giữa thực và hư, giữa trắng và đen, giữa đục và trong có quá nhiều lẫn lộn, muốn kính trọng nhiều người là điều không khó, nhưng muốn được đối xử rất đời với người mình không kính trọng lại khó hơn nhiều.

Cái thuở của Ngài sách vở hiếm hoi, Tứ thư, Ngũ kinh, Thiên, Y, Lý, Số của các ngài học ngàn năm chưa đổi. Người học trước dạy được người học sau, sách của người trước để lại được cho người sau, không những học được mà còn rất quý hiếm, còn cái thuở con cháu của chúng tôi, sách chỉ được học một lần, nếu để lại năm sau cũng chẳng ai cần đến nó. Chúng tôi nay, cha không dạy được cho con đã đành, anh cũng chẳng bày vẽ được cho em bởi chương trình từng năm người ta luôn thay đổi, cái công nghệ đổi mới thời chúng tôi phát triển tự do, cứ có vài quan chức chủ động hô hào, vài hội thảo tốn kém xảy ra là có ngay phong trào cải cách, cải cách triền miên, hằng năm đổi mới, chỉ cái kiểu chữ viết cũng đã làm hỏng bao thế hệ học trò, may phúc lớn của dân tộc đang còn nên qua bao lần đổi mới vòng vo đã xúi bẩy đổi thành kiểu cũ.

Cái thuở của Ngài học hành đỗ đạt rồi mới làm quan, còn cái thuở của chúng tôi đa phần học cho có mảnh bằng đủ để vào được cửa quan rồi tính kế cho con đường đỗ đạt lên cao hơn nữa mà được thăng quan tiến chức, thực ra con đường này là rất ưu việt, giúp cho nhiều người học hành chân chính thành đạt và có nhiều đóng góp hữu ích cho đời, nhưng khổ nỗi phải là quan thì mới được xem xét để được đi học dạng này, quan càng to thì sự học càng có điều kiện, rộng đường, nhờ các dịch vụ luận văn nên nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ thành công nhẹ nhàng, đỡ được chuyện dùi mài kinh sử, tất cả những hành vi trên vô cùng “tế nhị”, nếu sinh ở thời nay tôi cũng phải nghi ngờ tài thao lược của Ngài trong chốn quan trường.

Ôn cố tri tân, dẫu sao cái sự học dưới tay Ngài thuở ấy đến hôm nay các thế hệ hậu sanh vô cùng trân trọng. Hiện nay, nhiều nhân tài đang tự tìm cách vươn lên không phải bằng con đường gập ghềnh phía trước hằng năm đang còn mò mẫm, mà hướng ngoại đi tìm cái văn minh của nhân loại đã được khẳng định lâu đời mà ở quê mình không muốn học tập cái “văn hoá ngoại lai”. Hy vọng một ngày gần đây lớp hậu thế của Ngài chắc chắn sẽ giỏi khác kiểu của Ngài, và cũng chắc chắn sẽ có người làm được như Ngài mong muốn.
T.V

(nguồn: TCSH số 209 - 07 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình.

  • (Phát biểu ý kiến góp phần vào nội dung Đề án Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH...” của Ban Tuyên giáo Trung ương).

  • 1. Cuốn sách về nhà tình báo nổi tiếng - anh hùng Phạm Xuân Ẩn (PXÂ) của giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman, khi được xuất bản bằng tiếng Việt có thêm phụ đề “Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn”.

  • Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề…

  • "Không có cách khác, thưa ngài. Tất cả cái gì không phải văn xuôi thì là thơ; và tất cả cái gì không phải thơ thì là văn xuôi"(Gã tư sản quý tộc, Molière). Trên đây là định nghĩa "thâm thúy" của thầy dạy triết cho ông Jourdain, người mà đã hơn bốn mươi năm trời vẫn sai bảo người ăn kẻ làm, vẫn hằng ngày trò chuyện với mọi người bằng "văn xuôi" mà không tự biết.

  • Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp.

  • PHONG LÊ …Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương- học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bào giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền…

  • Vừa qua bà văn sĩ Nguyễn Khoa Bội Lan ở Phú Thượng (Huế) đột ngột gọi dây nói cho tôi than phiền về những chi tiết sai với lịch sử trong bài Phạn Bội Châu với Hương Giang thư quán của  Chu Trọng Huyến đăng trên Tạp chí Sông Hương số 116 (10. 1998)

  • Chúng tôi cho rằng trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngã VÔ CAN. 

  • Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận:                Lọt tai nghe suốt năm cung                Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ:                Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ? 

  • Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. 

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Đội ngũ các nhà văn trẻ mà tôi nói tới trong bài viết này là những cây bút sinh ra sau 1975. Biết rằng trong văn chương, khái niệm trẻ/ già chỉ là một khái niệm có tính “tương đối” vì già hay trẻ đều phải nỗ lực để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, vị trí của họ phải được đánh giá thông qua tác phẩm chứ không phải từ những chiếu cố ngoài văn học. 

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrong văn chương, cách gọi “chủ nghĩa” này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn, thậm chí có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “một con đường” vạch sẵn mà từ hơn nửa thế kỷ trước, Hải Triều đã lên án...