Nghệ thuật thời Covid-19: Sáng tạo và thích ứng

08:26 18/03/2021

Trong vòng xoáy chung, khó mà nói ngành nghề, lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nghệ thuật có cách sáng tạo và thích ứng riêng.

Khách tham quan triển lãm Lần trong/ Nằm giữa/ Vùi dưới/ Lộ trên

Điêu khắc trẻ và giá trị truyền thống

Khi nói về điêu khắc, người ta vẫn thường nghĩ ngay tới những công trình, mô hình thô ráp, hoành tráng. Nhưng ở triển lãm Lần trong/ Nằm giữa/ Vùi dưới/ Lộ trên hoàn toàn khác. Bằng góc nhìn và sự sáng tạo của người trẻ được đào tạo bài bản về nghệ thuật thị giác, những tác phẩm điêu khắc phản ánh cuộc sống đương thời nhiều hơn. Và giấy dó - một loại giấy thủ công truyền thống của Việt Nam - cũng được chọn làm chất liệu cho một số tác phẩm điêu khắc ở triển lãm này.

Nghệ sĩ Lê Hiền Minh theo học nghệ thuật sơn mài tại Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM và tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Cincinnati (Mỹ), được biết đến là nghệ sĩ thị giác kiên trì sử dụng giấy dó trong các sáng tác mang hình thức nghệ thuật sắp đặt cỡ lớn. Trong tác phẩm của mình, giấy dó được cô sử dụng như một công cụ điêu khắc. Là một người xem triển lãm, Hoàng Kha (27 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh), chia sẻ: “Tên giấy dó tôi đã từng nghe qua, nhưng để thưởng thức một tác phẩm điêu khắc làm từ giấy dó thì đây là lần đầu tiên, thật sự tôi rất ấn tượng”.

Trong không gian triển lãm, đôi khi tác phẩm được nâng lên cao, để ám chỉ khoảng cách giữa không gian - thời gian, hay những khác biệt mang tính xã hội. Có khi tác phẩm lại mời gọi người xem đến gần, để bóc tách từng lớp chất liệu. Những mỏ neo lơ lửng trong không gian, cũng khiến bạn trẻ tò mò. “Những tác phẩm điêu khắc bằng nhiều chất liệu và sắp đặt trong không gian với dụng ý nghệ thuật thế này, cho người ta cảm giác rất khác, mặc dù điêu khắc là loại hình nghệ thuật truyền thống và lâu đời, nhưng trong không gian này rất mới mẻ”, Đỗ Minh Đạt (28 tuổi, ngụ quận 3) chia sẻ.

Cũng trong không gian này, người xem còn tìm thấy sự kế thừa những giá trị điêu khắc truyền thống của nghệ sĩ trẻ thông qua trưng bày đặc biệt các tác phẩm của cố nghệ sĩ Điềm Phùng Thị. Tìm thấy cảm hứng trong hệ thống 7 môđun hình học của bà, nghệ sĩ trẻ Thảo Nguyên Phan (một nghệ sĩ đa phương tiện thực hành với video, hội họa và sắp đặt), qua những sáng tạo bằng đá, gỗ và sơn mài, tiếp tục với niềm say mê tái mường tượng văn học dân gian và lịch sử truyền miệng/ghi chép của Việt Nam. Một miền không gian màu nhiệm được kiến tạo, ở đó, mọi khác biệt cùng đồng hiện và song hành.

Nghệ thuật thích nghi

Những bức vẽ dí dỏm của nghệ sĩ Nguyễn Đức Phương (tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, thực hành sáng tạo đa dạng, từ hội họa, sắp đặt tới phục hồi tranh dân gian - cụ thể là dòng tranh Kim Hoàng) vẽ lại một số tác phẩm kinh điển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam như Hai thiếu nữ và em bé (họa sĩ Tô Ngọc Vân) bằng ánh nhìn hài hước, thích nghi với những quy định trong trạng thái “bình thường mới” như: khẩu trang, sát khuẩn tay…

Chính điều này đã truyền cảm hứng và Trung tâm Nghệ thuật đương đại The Factory mời các nghệ sĩ khác cùng tham gia chia sẻ những tác phẩm như trên đến công chúng. Tại đây, Triển lãm Nhà: Soi tâm để tiếp bước giới thiệu các tác phẩm đa dạng về chất liệu, từ hội họa, video, sắp đặt, thơ tới các chia sẻ cá nhân tựa như lời thì thầm, tâm sự thân mật, về ý tưởng và suy tư của nghệ sĩ, nhạc phẩm họ chơi trong thời gian giãn cách xã hội.

Mang đến triển lãm 2 bài thơ và một góc không gian sắp đặt trong triển lãm thể hiện lại góc sáng tác của chính tác giả, nghệ sĩ Nam Thi chia sẻ: “Góc bàn tại không gian sắp đặt này cũng hệt như góc bàn làm việc của tôi ở nhà, tôi muốn dựng lại không gian y như vậy để người xem có thể cảm nhận được bối cảnh Hà Nội lúc tôi sáng tác 2 bài thơ này. Đó là một ngày mà tiết trời vẫn còn rét nàng Bân, khi loa phường có thông báo về giãn cách xã hội, những nơi tấp nập ở thành phố đều trở nên vắng lặng. Tôi đi dạo một vòng Hồ Gươm, lúc đó vừa lạnh vừa vắng người, nhưng không hề bi quan vì mọi người đều chấp hành tốt các quy định như đeo khẩu trang và dù không thể trò chuyện cùng nhau, nhưng tôi quan sát người ta giao tiếp bằng ánh mắt nhiều hơn. Đó cũng là niềm tin, là động lực để chúng ta tin tưởng và vượt qua dịch bệnh”.

Nhà: Soi tâm để tiếp bước cũng như một thông điệp dung dị mà nhiều người có thể nhận ra sau những lần giãn cách/cách ly xã hội. Quay về những giá trị thuần túy của gia đình. “Điều đầu tiên khiến tôi ấn tượng với triển lãm chính cái tên và sau đó là những bức tranh được vẽ lại từ các tác phẩm nổi tiếng. Một góc nhìn khá hài hước và truyền cảm hứng tích cực hơn đến người xem giữa những khó khăn chung của dịch bệnh”, Lê Trà An (26 tuổi, ngụ quận 2) chia sẻ.

Theo Kim Loan - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tham luận tại cuộc tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” của nhà thơ trẻ Lê Vĩnh Thái: "một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... "

  • Từ cuối tháng 6. 2008, trên mạng Internet, cùng lúc có những bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình. Các bài viết được đăng tải trên các báo điện tử nước ngoài (hoặc sách in ra được các tờ báo đó đưa lên mạng), cả trên tờ báo của một tổ chức chống nhà nước Việt Nam cực đoan nhất, và trên blogs của một số nhà văn trong nước (được một số báo điện tử nước ngoài nối mạng sau đó). Mục đích khác nhau nhưng các bài đó, tạm xếp vào hai loại, có một điểm giống nhau: DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ này.

  • Thư Sông Hương Vậy là năm đầu của thế kỷ XXI, của thiên niên kỷ III Công lịch đã qua. Mới ngày nào đó, khắp hành tinh này còn rộ lên niềm hoang mang và hoang tưởng về một ngày tận thế ở năm 2000 bởi sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa hoặc bởi sự “mù loà” của máy tính. Mới một năm thôi mà thế giới loài người đã qua biết bao bất trắc, xung đột, khủng bố... và máu và nước mắt! May mà đất nước chúng ta vẫn được bình yên, ổn định, phát triển theo Đường lối Đại hội IX của Đảng. May mà dân ta vẫn còn nhu cầu Văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh cũng là thuộc tính của văn học nghệ thuật. Các tờ báo văn nghệ tồn tại được chính nhờ nhu cầu đó. Qua một năm nhìn lại, Tạp chí Sông Hương chúng tôi ngày một được bạn đọc tin cậy hơn, cộng tác càng nhiều hơn, thật là điều vinh hạnh. Song, ngược lại, chúng tôi cũng lấy làm áy náy vì bài vở thì nhiều mà trang báo lại có hạn, không thể đăng tải hết được, nhất là số Tết này. Ở đây, nó mang một nghịch lý chua chát, bi hài như một nhà viết kịch đã nói: “Số ghế bao giờ cũng ít hơn số người muốn ngồi vào ghế”. Ngoài sự bất cập ấy, hẳn còn có những điều khiếm nhã khác mà chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài lời xin lỗi, lời cảm ơn và mong được thể tất. Chúng tôi xin cố gắng chăm lo tờ Sông Hương luôn giữ được sắc thái riêng, có chất lượng để khỏi phụ lòng các bạn. Dù thế giới có biến đổi thế nào đi nữa thì Sông Hương vẫn mãi mãi muốn được thuỷ chung với bạn đọc, bạn viết của mình. Nhân dịp tết Nhâm Ngọ, Sông Hương trân trọng chúc Tết các bạn sang năm mới thêm dồi dào sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. S.H

  • Các bạn đang cầm trên tay số kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Sông Hương. Mới ngày nào đó, một ngày hè tháng 6 năm 1983, trong niềm khao khát của không khí đổi mới trong văn học nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương số 01 ra mắt và đón nhận sự hưởng ứng của công chúng. Đó là một sự khởi đầu được mong đợi từ hai phía: người viết và bạn đọc.

  • Gần đây đọc các bài của Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Hùng Vĩ bàn về ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến trên Văn nghệ (1), tôi thấy câu "Nước biếc trông như tầng khói phủ" trong bài Thu vịnh là câu thơ sáng rõ, không có gì khó hiểu mà lại được bàn nhiều. Mỗi người hiểu mỗi cách mà đều hiểu không đúng, chỉ vì không để ý rằng câu thơ này được viết theo lối "đảo trang".

  • (Nhân đọc: "Truyện Mã Phụng - Xuân Hương") * Truyện "Mã Phụng - Xuân Hương" trước đây còn được quen gọi dưới nhiều tên khác nhau, lúc là Vè Bà Phó, Vè Mã Phụng - Mã Long, khi là Thơ Mụ Đội, khi lại là Truyện Mã Ô - Mã Phụng v.v... là một tác phẩm văn học dân gian vốn được nhân dân Bình - Trị - Thiên rất yêu thích, phạm vi phổ biến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 khá rộng.

  • Trên Tạp chí Sông Hương số tháng 3, nhân sự kiện Trần Hạ Tháp dành được giải A trong cuộc thi truyện ngắn của báo “Văn nghệ”, tôi vừa lên tiếng về sự “lặng lẽ” - một điều kiện cần thiết để làm nên tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, nay lại nói điều ngược lại, vậy có “bất nhất” có mâu thuẫn không?

  • Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.

  • Mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế - SÔNG HƯƠNG, những trang tạp chí này là dòng chảy của những cảm xúc tươi đẹp trên “khúc ruột miền Trung” đất nước.

  • Từ xa xưa đến bây giờ, thường tục vẫn nói "sông có khúc người có lúc". Không biết Sông Hương bản báo năm rồi (năm tuổi 15) là sông hay là người? Có lẽ cả hai. Vậy nên cái khúc và cái lúc của nó đã chồng lên nhau - chồng lên nhau những khó khăn và tai tiếng!