Ngày khỏe vì nước đầu tiên của Huế năm 1946

09:35 25/10/2017

THẢO QUỲNH

Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:

Sân vận động Tự do - Huế ngày xưa. Ảnh: TL

Trên báo Quyết Chiến số 209, ra ngày 10/5/1946, có đăng bài “Ủy ban vận động thể dục đã thành lập”, nội dung như sau: “Hôm 4/5 - 46 tại Nhà Đại chúng(*) theo lời hiệu triệu của Ban chấp hành Thanh niên Cứu quốc thành Thuận Hóa, một số đông các bạn ham chuộng thể dục và thể thao đã đến nhóm họp trong một bầu không khí thân mật và Ủy ban vận động thể dục đã thành lập gồm có các bạn:

Trưởng ban: Lê Văn Kinh.
Phó trưởng ban: Nguyễn Khoa Châu (phụ trách thể thao); Trần Sưng (phụ trách thể dục).
Tổng thư ký: Tôn Thất Lương.
Phó thư ký: Huỳnh Tư.
Tuyên truyền: Lê Đình Thạch (báo chí).
Tài chánh: Nguyễn Khoa Hòa.
Thủ quỹ: Lê Bảo Sơn.
Kiểm soát: Bửu Kỳ, Tôn Thất Ngọc.
Trưởng ban trọng tài: Lê Xuân Ba.

Các tiểu ban chuyên môn gồm có:

Thể dục: ban huấn luyện: Lê Xuân Ba.
Ban cổ động và kiểm soát: Lê Như Tuyến.
Thể thao: ban bóng tròn: Phạm Hoàng.
- Bóng rổ, bóng chuyền: Tôn Thất Ngọc.
- Diễn kịch: Tố Tùng.
- Bơi lội bơi thuyền: Bửu Kỳ.
- Quần vợt, quyền thuật: Nguyễn Hữu Hỷ.
- Ngựa: Thái Văn Chân, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Viễn Châu.
- Xe đạp: Sử Duy Thái và Nguyễn Mẫn.
Liên lạc: Nguyễn Văn Ninh và Nguyễn Mẫn.
Tổ chức: Phan Văn Thoại.

Ủy ban vận động thể dục dự định sẽ tổ chức một ngày đại hội thể thao và thể dục thật long trọng để gây phong trào “Khỏe vì nước” trong dân chúng.

Hiện nay mặt trận Việt Minh đã giao cho Ủy ban một giải thưởng bóng tròn và sẽ tổ chức trong tháng sau tại sân vận động Trần Hưng Đạo. Các hội hạng ba ở Thuận Hóa nên ghi tên gấp tại Phạm Hoàng - sở thú y; Tôn Thất Lương.

Hạn nạp đơn dự cuộc đến ngày 20/5/46.
Điều lệ có thể hỏi tại hai địa chỉ kể trên.”  

Trên báo Quyết Chiến số 243, ra ngày 18/6/1946, có đăng bài “Ngày “Khỏe vì nước” ở Thuận Hóa”. Nội dung như sau: “Hôm vừa rồi Ủy ban vận động thể thao thể dục Thuận Hóa đã tổ chức ngày đại hội Khỏe vì nước. Đêm quyền thuật hôm 15/6/46 là một đêm côn quyền kiếm ở nhà Đại chúng.

Trước khi bắt đầu đại hội, ông Giám đốc TTTT Trung bộ có nói mấy lời khuyến khích anh em luyện tập cho khỏe để phụng sự Tổ quốc. Sau đây là các bạn được giải:

Thi vật anh Lê Lợi
Thắng vật anh Thư
Kích anh Tôn Thất Xứng.
Song kiếm anh Minh Huy.
Đại đao anh Trịnh Xuân Phát.
Quyền Anh anh Trinh Tường, Văn Phước.
Về quyền vật, bạn Vĩnh Thọ được giải.

Sáng chủ nhật 16/6 lúc 8 giờ có cuộc thi việt dã, được giải: nhất anh Huỳnh Chỉ Tường, Nhì: Tứ, ba: Bạn, tư: Lê Văn Vi, năm: Ba.

Về cuộc thi bơi lội 9 giờ, được giải nhất anh Lê Thanh Lư, nhì Nguyễn Thúng, ba Lê Bá Nghi.

Lúc 10 giờ có cuộc thi xe đạp, khởi hành trước nhà Lạc Sơn. Được giải: nhất: anh Phong, nhì anh Võ Minh, ba Đặng Nội, tư Tự, năm Thành sáu Hà.

Về cuộc thi xe đạp, ông Giám đốc TTTT Trung bộ tặng 50 đ. Ông Nguyễn Đức Hòa tặng 20 đ, ông Nguyễn Một, hiệu xe đạp Cần Hảo tặng cái cúp bằng đồng luân chuyển 2 lần cho người nào về nhất. Giải thứ 6 là giải an ủi một cái túi thuốc Gentle man.

Giải nhì một chiếc xe, do hiệu xe đạp Vĩnh Linh tặng, người về nhất ở vòng thứ 5 cũng được 15 đ, do hiệu Lạc Sơn tặng. Anh Phong đã về nhất ở vòng 5 và vòng 10 nữa. Chúng tôi còn nhớ anh Phong đã đoạt giải nhất về cuộc đua xe đạp hôm 1/5 vừa rồi, anh là một cua rơ có tương lai.

Buổi chiều, lúc 3 giờ rưỡi ở sân vận động, các cán bộ công an biểu diễn thể dục do ông Sưng, Phó trưởng ban thể dục điều khiển. Sau đó có cuộc đá bóng đội Lục chiến thắng đội Thủy điện 3/1. Một cuộc chạy đua 1500 thước. Được giải: nhất anh Cu, nhì anh Ngô Bàng, ba anh Thương, tư anh Tám.

2 bạn Hoa kiều Trần Ba và Trần Uy đã biểu diễn về mô tô rất đẹp mắt. Đến dự cuộc đại hội ở sân vận động, chúng tôi nhận thấy ông Ban trưởng Hoa kiều, đại biểu U.B.H.C. Trung bộ, Giám đốc ngoại giao và T.T.T.T. Trung bộ, đại biểu ủy ban liên lạc Việt Pháp, đại biểu H.Đ.N.D. Thừa Thiên và Thuận Hóa, và rất nhiều các bạn Hoa kiều, đại biểu các đoàn thể Việt Nam.

Ngày “Khỏe vì nước” đã có kết quả mỹ mãn đã gây một phong trào thể dục hoạt động giữa bạn thanh niên, nhờ ở sự tận tâm của ban tổ chức và sự hưởng ứng nhiệt liệt của đồng bào Thuận Hóa”.

T.Q
(SHSDB26/09-2017)

..........................................
(*) Tức Hội Quảng Tri - Huế.  




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • CHÂU THU HÀ

    Trong những năm qua, xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng quan tâm thực hiện.

  • PHƯỚC VĨNH

    Nói đến những tiềm năng phát triển của Huế là nói đến các yếu tố thiên nhiên, lịch sử văn hóa, trong đó có yếu tố sông, núi, cỏ cây và con người; là nhắc đến những bài thơ sâu lắng, những giai điệu mượt mà…

  • LGT: Cuốn sách Florette ou la rivière des parfums của tác giả T. Trilby(*) được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Chuyện bên dòng sông Hương(**). Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở Huế và vùng phụ cận vào thập niên 1920 của thế kỷ XX.

  • PHAN THUẬN AN

    Nghệ thuật cung đình là những loại hình nghệ thuật gắn bó thiết thân với sinh hoạt tinh thần và vật chất của giới cầm quyền tại kinh đô dưới các triều đại quân chủ ngày xưa.

  • PHAN TÂN

    Trong năm 2018 vừa qua, ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cũng đã triển khai những chương trình đột phá, công trình trọng điểm, tập trung lãnh đạo, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển theo hướng nhanh, bền vững. Các chương trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

  • NGUYỄN VĂN CƯƠNG - NGUYỄN VĂN KHÁNH

    Trong chuyến đi điền dã khảo sát di tích tại khu vực Phường Thủy Xuân, TP Huế. Chúng tôi tình cờ phát hiện một di chỉ cổ nằm lẫn khuất trong những tán cây rậm rạp trên vườn đồi của làng Dương Xuân thượng trước đây. Vạch lá dò dẫm tìm vào, chúng tôi mới nhận ra nơi mình đặt chân đến chính là một Văn Miếu, nơi thờ phụng vị Thánh về Văn, người mà được hậu thế tôn vinh là Vạn thế Sư biểu (người thầy của muôn đời), Đức Khổng Tử. Ngôi miếu nằm lọt thỏm trong những tán lá, bụi cây. 

  • HỒ VĨNH

    Đại bác là một từ dùng chung cho tất cả các loại trọng pháo hay súng lớn. Tiền thân của chúng là những máy ném đá (Thạch pháo) ra đời cách đây 1.000 năm. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Việt Nam đã xuất hiện các loại pháo bằng đồng và pháo bằng sắt mà ngày nay chúng ta thường gọi là súng thần công.

  • KIM THOA

    Chè bán ban ngày, ban đêm. Chè gánh, chè xách, chè ăn trên bờ, chè thưởng thức dưới đò. Huế bán đủ thứ chè, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, nhưng ít thấy chè hột sen.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Hoàng tử Cảnh (1780 -1801) là con trưởng của vua Gia Long. Trong thời gian chống nhà Tây Sơn, hoàng tử Cảnh đã theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện cho họ Nguyễn. Hoàng tử Cảnh theo Thiên chúa giáo và được giám mục Bá-đa-lộc rất thương yêu.

  • THƠM QUANG - THANH BIÊN

    Trong khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV có khá nhiều tư liệu liên quan đến trường Bách Công xưa (tức trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ngày nay). Bên cạnh tài liệu tiếng Pháp thuộc phông Tòa Khâm sứ Trung kỳ, chúng tôi cũng xin được cung cấp thêm một số thông tin quan trọng về trường Bách Công xưa được ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn.

  • NGUYỄN THÁI SƠN*     

    Đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939) là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

  • TRẦN ĐÌNH HẰNG - LÊ ĐÌNH HÙNG  

    Trải qua nhiều vấn nạn của thiên tai, địch họa mà đến nay, tài liệu nghiên cứu về thời chúa Nguyễn Đàng Trong rất hiếm hoi. Vì vậy, tài liệu lưu trữ từ gia tộc sẽ góp phần thiết thực để soi rọi một số chi tiết bổ sung cho chính sử.

  • LÊ VĂN LÂN

    Huế là đô thị không chỉ trong nước mà cả thế giới tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng đứng trước những danh hiệu này, bản thân người Huế cũng thấy đang còn nhiều khoảng cách lớn.

  • LÊ QUANG THÁI

    Ngày xuân còn dài, xin kể vài mẫu chuyện dê tiêu biểu trên đất kinh kỳ văn vật cốt chỉ mua vui chốc lát trong hương vị của ngày Tết cổ truyền.

  • PHAN THUẬN AN

    Cũng như các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã lập ra tại kinh đô một cơ quan chuyên trách về y tế, gọi là Thái Y Viện, để chăm lo sức khỏe cho hoàng gia và điều hành công việc chữa bệnh cho mọi người trong nước.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Đồi Dương Xuân ở nam sông Kim Trà (sông Hương) từng có phủ Dương Xuân là mặc định nhưng vì đồi lại lớn rộng, có nhiều phần nhấp nhô theo phương thẳng đứng, uốn éo theo bình đồ nên đồi có nhiều gò, cồn. 

  • TRẦN ANH SƠN

    Huế mà chúng tôi nhắc đến ở đây là xứ Huế ngày xưa, thuở còn là "Đô thành Thuận Hóa” của Chúa Nguyễn.

  • CAO CHÍ HẢI  

    Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc vô cùng phong phú và đặc sắc, nhiều lễ hội cổ truyền và thuần phong mỹ tục tiêu biểu của người Việt được lưu truyền đến Nghệ thuật múa của dân tộc Việt xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm.