Ngày đẹp trời - Chuyện tình của tôi

16:38 19/08/2008
ĐÀO DUY HIỆPNgày xưa có một chàng trai rất lịch sự. Anh thường có nhiều khách đến nhà chơi.

Một hôm có một thiếu nữ trẻ đẹp, thông minh đến nhờ anh giúp một vài việc. Giờ nọ qua giờ kia họ cùng nhau miên man giải quyết vấn đề mà thiếu nữ nhờ. Anh rất nhiệt tình và nói đến khàn cả giọng. Cái gạt tàn sừng sững trước mặt như một trái núi vàng mọc lên chắn giữa hai người. Những con ba số 5 như rập rờn múa lượn trên cái bao thuốc đã rỗng. Lời bài hát đầy khát vọng, yêu thương vang ra chập chờn từ ti vi: "Đồi núi kia có hai người... Chỉ có hai người... Hai người yêu nhau...". Anh mơ màng.
Thế rồi anh đau bụng... Mới đầu anh cố ngồi ngay ngắn lắng nghe người đẹp nói. Nhưng về sau anh chỉ còn nghe thấy những tiếng ong ong bên tai mà chả hiểu gì. Sự im lặng gật gù cao đạo của anh như càng cổ vũ thêm nhiệt tình nói của người đẹp. Anh kín đáo nhăn nhó. Rồi mồ hôi túa ra đầm đìa.
Mới đầu còn lặng lẽ ở lưng áo, sau mồ hôi cũng chẳng còn ý tứ gì nữa bò lan dần lên mặt, lên trán anh, lên khắp cả. Những giọt nước long lanh trên cái đầu ánh bạc, có lúc lại ánh thép, lúc khác lại ánh kim. Mồ hôi tràn xuống sàn nhà thành một hồ nước mênh mông. Anh chìm dần. Người đẹp phát hiện ra chạy đến túm tóc anh lôi lên và kiên quyết bắt anh lên giường để nàng xoa dầu cho vì nàng chẩn đoán triệu chứng của anh rõ ràng là bị cảm gió. Hoặc là bị nạn hồng thuỷ ám ảnh. Người đẹp nào mà không ám ảnh hồng thuỷ, mà không là cơn gió cảm mát lành, phải không bạn, bạn thân yêu, bạn có thấu hiểu cho chăng? Anh ngước mắt nhìn nàng vẫn khô cong mà chua xót. Anh lắc đầu đau khổ. Nàng, vốn từ tâm như một người mẹ hiền, thúc giục anh để cho nàng chăm sóc. Anh "cảm ơn" và xin phép em..."; rồi lẩn xuống nhà dưới, có lẽ để nôn, hình như sáng nay anh có ăn phải một chút gì đó không hợp và nàng cứ ở đó chờ anh.
Nàng chờ năm nọ qua năm kia rồi đâm chán bắt đầu lôi rượu và thuốc của anh ra dùng. Có lần nàng ngủ quên để điếu thuốc đang hút dở trên gạt tàn. Gió thổi làm nó lăn xuống sọt giấy dưới chân. Giấy bén lửa bốc cháy. Nàng vẫn ngủ say. Nàng mơ thấy bao chuyện thần tiên, những xứ sở tươi sáng, mát lành, thơm tho... Trong khi đó anh đang khoan khoái làm cái việc tất yếu của bản thân và mới đọc được ba bài thơ ngắn trên một tờ báo mà tiện thể anh cầm trong tay.
Khói khét rồi nóng... Anh vẫn không hay biết gì. Những lúc sung sướng thời gian trôi đi quá nhanh. Đã vài năm trôi qua mà anh cứ nghĩ mới chỉ có mấy phút và như thế mình vẫn còn lịch sự không để khách ngồi một mình quá lâu. Anh cũng muốn giải quyết cho nhanh công việc này để lên nhà cùng giải quyết công việc kia của nàng.
Khi ra khỏi chỗ đó anh bỗng thấy mình đang ở giữa cánh đồng bát ngát hoa muôn màu rực rỡ, thơm ngát. Anh dụi mắt. Đằng xa một đám khói mảnh như khói thuốc lá bay phơ phất lên trời. Nhìn kĩ dưới bãi cỏ anh thấy một bao diêm mà lũ trẻ chăn trâu hình như vừa mới đốt chơi với nhau. "Chăn trâu đốt lửa bờ sông đợi buồn" (Đồng Đức Bốn).
Từ đám tro tàn đó một con vịt bé teo cùng với một con bé hơn nữa, giống như một cái chấm nhỏ của thời gian, bay lên cao bay lên cao mãi, đến lưng chừng trời... Nó bỏ lại chàng trai lịch sự cùng một vài tiếng kêu rời rạc y như những mảnh khạc ra từ kí ức của một câu chuyện không nhịp nhàng.
Hà Nội, 2001

Chuyện tình của tôi

Có phải duyên nhau thì thắm lại..."
(Hồ Xuân Hương)

Năm ấy tôi tuổi La Hầu, ngoài hai mươi, bạn ạ. Cái tuổi hồn nhiên, thơ ngây khi còn là sinh viên đã không còn nữa. Má tôi người miền trong lấy cha tôi người ngoài Bắc. Quê má nắng chang chang. Những hàng phượng vĩ đỏ rực, lá me vàng bay lăn tăn dưới nắng nhấp nhô những chiếc nón bài thơ và những tà áo dài trắng phấp phới trên những chiếc xe đạp ríu ran tiếng nói cười, là những kỉ niệm khó quên. Hỡi ơi, khi đã bỏ lại sau lưng mình cả một quá khứ êm đềm của tuổi học trò, người ta mới thấy hết nỗi trống trải của con đường trước mặt. Ngoài hai mươi, ngày xưa đã con bồng con bế. Ngoài hai mươi tôi vẫn còn nằm tròn trong vòng tay của má. Đã có biết bao chàng trai lăm le đến với tôi. Đàn ông bây giờ hơn phụ nữ vài ba tuổi vẫn chỉ là con trẻ. Tôi từ chối hết. Má nóng ruột. Tôi bảo chưa vội. Rồi lẩm nhẩm: "Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru...". Má bảo có chó nó lấy mày. Tôi sẽ nhớ để tương lai vào đêm tân hôn tôi sẽ kể lại cho chồng nghe.

Thế rồi tôi lấy chồng...
Chuyện này phải kể lớp lang; có mơ có tỉnh đàng hoàng mới tin. Con người, nào ai đoán định được số phận mà ông Trời đã định trước cho mình. Có đêm tôi mơ thấy mình cưới thầy giáo, ông này đã có vợ; đêm khác tôi lại mơ thấy mình lạc vào rừng gặp một lũ cướp, nhưng bỗng xuất hiện một tráng sĩ da nâu, trán thấp rất oai hùm. Giọng chàng khàn khàn gầm lên một tiếng thế là bọn cướp bỏ chạy tán loạn cả. Ai cũng hãi chàng. Bỗng chàng kêu "Ối!". Rồi rụt cổ lại xanh xám mày mặt. Tôi tưởng có kẻ bắn lén. Ai ngờ chỉ là cháu của con bướm đang ngủ giật mình rơi vào cổ chàng. (Đàn ông họ hoảng hốt cả những điều chúng ta thấy rất bình thường, bạn nhỉ). Khổng Tử viết: "Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện", ông ấy dịch đại khái là học không biết chán, dạy người không biết mệt, - chúng ta học được ở họ rất nhiều, có phải không bạn, bạn thân yêu của tôi. Chàng cũng bày cho tôi nhiều điều lắm. Thiên hạ trong mắt chàng ai cũng kém cả. Chàng khôn ngoan như rắn, dũng mãnh như sư tử, ranh mãnh như cáo, tinh nhanh như diều hâu, quyết liệt như cọp, trong trắng như cừu, hiền dịu như bồ câu, hiên ngang như đại bàng, dẻo dai như các loài dê núi và dê tái chanh. (Một sự kết tinh kì lạ). Vào cái thế kỉ mà mọi sự đều phải nhìn qua thời gian; tôi đã nhìn theo sự hùng hồn của con người trong cách hành ngôn... Lúc khác, thay vì tráng sĩ, tôi lại mơ thấy mình được một người rất tốt như ông Jean Valjean dắt tay dẫn đi trong ánh sáng dịu dàng qua bao nhiêu trở ngại, gian nguy, cạm bẫy, qua
biết bao con đường gập ghềnh... Nhưng đến khi ông đặt tay Marius vào tay tôi thì tôi lại tỉnh dậy. Những giấc mơ đẹp cứ thường hay đứt đoạn như thế dấy.
Một đêm khác tôi lại mơ thấy mình bay theo các nàng tiên: nàng thì vừa bay vừa cười, nàng thì vừa bay vừa hát; có nàng vừa bay vừa vạch vú cho con bú, thằng bé bú không hết, sữa chảy loang ra vạt áo, chảy xuống trắng tinh cả quần bò của mẹ, rồi vãi xuống trần gian làm mưa cho mùa màng phong túc. Ngày bé tôi hay ngắt đòng đòng lúa nếp cắn chắt cứ tưởng đấy là sôcôla sữa tiên trên cánh đồng nhiều tấn thóc của quê hương tôi... Có nàng tiên vừa bay vừa kêu ầm lên vì chồng ghen đang đuổi đánh đòn sát sau lưng. Chồng nàng trông dữ dội, râu ria xồm xoàm, tóc dài như thổ dân da đỏ. Tôi thương nàng tiên quá, mới thét lên: "Đừng!". Thế là chồng nàng sấn đến nắm cổ tay tôi, gầm ghè. Sáng ra tỉnh dậy tôi vẫn còn thấy đau.
Đại loại những giấc mơ vào tuổi hai mươi của tôi chẳng to tát, kì vĩ gì mà lại gắn chặt với đời sống hiện thực, tức là đời sống ái ân. Có lẽ các nhà văn sáng tác theo lối chủ nghĩa hiện thực cũng thế chăng? Các nàng tiên trong mơ của tôi cứ múa lượn với biết bao sắc màu hồng, xanh, trắng, vàng, La Hầu, Vân Hớn, Thái Bạch... chẳng thể nào nắm bắt được. Ngày xưa có một nhà thơ "chân quê" đã nói đúng được cảnh thần tiên của hạ giới: "Tiếng cười chen tiếng nói to, Chắc rằng trong bọn có cô chưa chồng". Buồn cười nhất là có một nàng tiên (chắc đang là sinh viên hay sao mà nghịch ơi là nghịch) lại lấy một cái xích chó vẫn bán ở phố Thuốc Bắc choàng vào cổ một anh rồi kéo bay đi. Anh này vì không có cánh nên không biết bay cứ quẫy quẫy hai cánh tay cũn cỡn như chim cánh cụt, mắt ngơ ngác đầy vẻ van nài, hai chân chàng đi giầy da rập rờn như cái đuôi của Nàng Tiên Cá... Các nàng tiên cứ bay lượn, múa cười xung quanh. Thỉnh thoảng có nàng lại véo vào tai chàng một phát, có người lại cù vào sườn khiến chàng dở cười dở mếu, trông rất tội. Có người lại tai quái hơn, nghịch vào các chỗ khác... Nhưng thôi, tôi chả dám kể nữa đâu. Tôi thương nhất là chàng chim cánh cụt. Anh này có lúc trông lại giống gã đạp xích lô ngoài hẻm nhà má, râu dê lốm đốm lúc khác lại thấy giống chàng Thạch Sanh không nhà không cửa, ngồi gốc cây đa; lúc khác nữa lại thấy giống thằng Cuội nói dối, "để trâu ăn lúa gọi cha ời ời"... Hình như thời xưa ở một xứ sở xa xôi có một ông tên là Khổng Phụ bảo rằng: "Không biết thì nói rằng biết; biết thì nói rằng rất biết. ấy là biết vậy". Nhưng thôi, tôi chỉ thấy thương hại họ. Thấy họ như người ở thời cổ xưa cứ đòi lấy tiên mơ bướm, lấy ảo làm thực. Trong mơ tôi đã khóc. Má phải lay tôi dậy.
Thương hại thì chẳng phải tình yêu.

Hà Nội, 1997-2002
Đ.D.H

(nguồn: TCSH số 159 - 05 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THỊ TRƯỜNGCái tin đám ma ông S chỉ có chiếc quan tài rỗng dù dấu kín đến mấy cũng cứ lan đi. Mấy "nhà báo trẻ" cứ nhớn nha nhớn nhác muốn gặp thân nhân phỏng vấn, ghi hình nhưng nhìn thấy cái vẻ lãnh đạm của H. bác sĩ quân y, con trai ông, liền co cả lại.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGChao ơi? Xin chào Thầy, lâu ngày ghê.Tôi lúng túng một hồi mới nhận ra cô Sen. Trước mắt tôi bây giờ là một thiếu phụ với nụ cười tươi, rạng rỡ, nhưng vẫn không làm phai đi trên khuôn mặt gầy những vết hằn khốn khó.

  • ĐOÀN LÊ               Tặng anh tôi Anh làm khoa học, tôi là diễn viên nhà hát. Riêng điều đó đã không hợp nhau. Nhưng tuổi trẻ không chịu nghĩ chín chắn, chúng tôi cứ yêu nhau bất chấp mọi giông bão ở cả hai phía gia đình.

  • NGUYỄN NGỌC LỢITối đó bản Phiệt có buổi liên hoan văn nghệ. Cơm chiều xong Tản đưa tôi vào đó chơi. Chúng tôi đang chuẩn bị đi thì một cô đang dẹp đám cuốc xẻng trong góc lán nói vọng ra. Anh Tản mà đưa anh ấy đi thì có mà... Anh ấy đẹp trai, gái bản theo hết, mất phần đấy... Tản cười, cho theo bớt chứ một mình tôi... mệt lắm.

  • LÊ NGUYÊN NGỮTrong bối cảnh rạt rào gió bấc và nắng trải vàng như mật bên ngoài báo hiệu Tết sắp vê, con ngựa cũng đứng dạng bốn chân như lắng nghe câu chuyện đầy hoài niệm mà Tư Gồng bắt đầu kể tôi nghe. Giản dị vì đây là câu chuyện về chính nó, Tư Gồng trước kia đã lần khân hẹn khất với tôi chờ đến Tết Con Ngựa. Mà lúc này thì đã là cuối tháng chạp rồi.

  • NGUYỄN QUANG LẬPChiều ba mươi tết, Quỳ đạp xích lô ra ga, tính đón khách chuyến tàu vét rồi gửi xích lô, bắt xe đò về quê. Vừa vào sân ga, tàu chưa về đã có khách gọi, may thế. Khách là một trung niên mặt rỗ, quần bò áo thun, kính đen gọng vàng.

  • ĐỖ KIM CUÔNG1... Cho đến lúc sực tỉnh, tôi mới nhận ra con đường ra cánh đồng tôm và những vườn dừa dưới chân núi Đồng Bò.

  • HỒNG NHU Xóm phố nằm trên một khu đất trước đây là một dẫy đồi nghe nói vốn là nơi mồ mả dày đặc, phần lớn là mồ vô chủ không biết từ bao đời nay; và cũng chẳng biết nơi nào có nơi nào không, bởi vì gần như tất cả mồ mả ở đó đều đã bị thời gian mưa gió bào mòn, chẳng còn nấm ngôi gì cả.

  • TRẦN HẠ THÁP1*Gã nằm xuống thoải mái. Cảm giác mát lạnh của ghế đá còn rịn hơi sương buổi sớm thu giúp gã chợp mắt ngay. Công viên thành phố không chỉ là bạn đời của những ai không nhà, các tên chích choác, kẻ sống ngoài vòng luật pháp... Đây cũng là nơi khá thân quen đối với người như gã. Ít ra đã hơn bốn tháng qua, từ khi gã rời một khách sạn năm sao trong thành phố.

  • THÁI KIM LAN"Làm sao biết từng nỗi đời riêngĐể yêu thương yêu cho nồng nàn”                              Trịnh Công Sơn

  • THÁI KIM LAN(tiếp theo)

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNGLGT: Cuộc sống cứ lao về phía trước, song những tâm hồn đa cảm thì lại hay ngoảnh nhìn về phía sau. Nước nhảy lên bờ là ánh nhìn về những ngày đã qua giữa một vùng quê bình yên của “đêm trước đổi mới”. Một bức tranh quê sống động, dung dị song ngổn ngang những cảnh đời, những cảnh tình mà chúng ta không được phép quên, bởi tư duy đổi mới của đất nước hãy còn tiếp diễn...

  • VĨNH NGUYÊNNgô - bạn tôi rủ tôi về làng Chẻ.Đến thành phố H.H., tôi mượn chiếc xe máy của một người quen. Tôi chở Ngô về làng An Hải Trung.

  • I. Nàng là nhân vật chính của vở kịch. Vở kịch đang diễn ra. Những chủ đề về tình yêu và hôn nhân, về ước mơ và sự thật, về hoài vọng và định mệnh, về sinh ly và tử biệt, v.v và v.v... đan chéo và quyện chặt vào nhau, tạo nên một trường nghĩa lơ mơ lan man đầy ảo dị mà qua đó, những nhân vật còn lại cứ tông tốc xoay xỏa quanh một nhân vật trung tâm đang chơi trò mê hoặc: nhân vật chính.

  • Đó là lần thứ mười Malio quay về góc phố ấy. Phố hẹp, những căn nhà mặt tiền nhấp nhô, khách sạn lấp lánh đèn chen cửa hàng tơ lụa, phòng tranh sơn mài phương Đông sát với những quán cà phê nho nhỏ bài trí kiểu Tây phương...

  • Năm 1966 thầy Phan Linh dạy Toán lớp 7A tại trường cấp II xã Phúc Giang. Đó là năm chiến tranh phá hoại rất ác liệt. Máy bay Mỹ cứ nhằm những tụ điểm đông người thả bom. Học sinh đến trường phải đội mũ rơm. Để tránh bom đạn trường Phúc Giang phải sơ tán về các làng, các xóm học tạm. Lớp 7A của Phan Linh sơ tán về làng Mai.

  • Gió từ đại dương lồng lộng thổi qua cửa sông, qua bãi cát trắng xoá rồi vỗ đập vào những tàu lá dài ngoằng của loài dừa nước, oà vỡ những thanh âm xạc xào.

  • Đúng sáu năm tôi không trở lại thành phố ấy dẫu rằng trong lòng tôi luôn luôn có một nỗi ham muốn trở lại, dù trong sáu năm tôi giấu kín trong lòng mình điều đó, chôn thật sâu trong suy nghĩ của mình, chẳng hề nói ra.

  • Chúng tôi tìm được địa điểm chốt quân khá lý tưởng. Đấy là chiếc hang đá ở lưng triền núi; hang cao rộng vừa lõm sâu vào vách núi. Cửa hang được chắn bởi tảng đá khổng lồ, rất kiên cố; dù máy bay Mỹ có phát hiện thấy cửa hang mà phóng rốc két, đánh bom tấn thì người ở trong hang vẫn chẳng hề gì! B52 có rải thảm bom thì lại càng không ăn thua.

  • Sau khi dọn bàn ghế xong, bà Lan chọn chiếc bàn kê sát ngoài cửa ngồi trang điểm. Từ ngày mở quán, bà đâm ra có thói quen ngồi trang điểm như thế, vừa tiện việc mời chào khách, vừa có đủ ánh sáng đầu ngày.