Năm Mão đừng để "chuột gặm chân mèo"

14:35 27/01/2010
TRUNG SƠNTrong số những con vật gần gũi với con người, con mèo không đứng vị trí thứ nhất thì cũng nhì. Chỉ riêng việc chú mèo có đặc quyền thỉnh thoảng "chung chăn" với con người lúc trời mưa rét cũng đủ để xếp chú đứng ở thứ bậc cao trong mối quan hệ với con người. Cũng vì vậy, trong thành ngữ và tục ngữ có nhiều câu nói đến con mèo ngẫm ra khá thú vị.

Người ta nuôi mèo trước hết để bắt chuột. Cặp "mèo" và "chuột" thường được ví như người canh gác, bảo vệ và bọn đục khoét của công. Người canh gác mà tinh nhanh, khéo giấu mình và kiên nhẫn "rình như mèo rình chuột", thì lũ ăn cắp bòn rút công quỹ sớm muộn cũng bị tóm cổ. Thế nhưng lại có cảnh "chuột gặm chân mèo"! Thực ra, một câu mà 3 tình thế: 1-Lũ chuột táo tợn dám gặm chân mèo; 2- Chú mèo lười nhác hoặc "ngủ quên" mất cảnh giác, chuột tới gặm chân mà không biết; 3- Một cách nói mỉa mai: "Đồ chuột mà đòi gặm chân mèo!" Một nghịch cảnh phi lý, nhưng ở không ít vụ án tham nhũng, buôn lậu những tên hải quan, công an thoái hóa đồng lõa với bọn tội phạm (như Phùng Long Thất, trưởng phòng điều tra chống buôn lậu I TPHCM và Bùi Văn Chét, cán bộ phòng cảnh sát giao thông Công an TPHCM trong vụ "Tân Trường Sanh" mới đây) thì bọn chúng còn tệ hơn chú mèo bị chuột gặm chân; bọn chúng khác chi đã bị "chuột" moi tim và móc cả mắt! Cũng có thể một phần vì có kẻ "mang thịt đến miệng mèo", hoặc vì "mỡ để miệng mèo" (mình con người ta mấy ai bỏ hết được lòng tham, thấy vàng, đô-la thì "như mèo thấy mỡ"; nhưng chủ yếu vì bọn chúng là lũ "mèo già hóa cáo", hoặc là "mèo đàng chó điếm", "mèo mả gà đồng". Bây giờ trong tù thì bọn chúng "tiu nghiu như mèo bị cắt tai".

"Mèo nhỏ bắt chuột con"
hoặc "mèo nhỏ bắt chuột to" thì không chỉ đề cập đến cặp "mèo" và "chuột" mà là lời khuyên với tất cả mọi người rằng đừng có gánh vác công việc, chức vụ vượt quá sức lực và trình độ của mình. Có điều ở đời, đôi khi "mèo mù vớ cá rán", có những anh chàng vô tích sự lại được giữ vị trí "ngon lành". Quả là chưa "biết mèo nào cắn mỉu nào"! Dù hơn thua thì chúng vẫn cái tật "mèo khen mèo dài đuôi"!

Con mèo cũng hay được "cặp đôi" với con chó. Chắc là vì chúng đều gần gũi với con người. Từ việc cất giữ đồ ăn hàng ngày muốn an toàn phải nhớ "chó treo mèo đậy", đến phận giàu nghèo người ta cũng dựa vào chó và mèo để xét đoán. "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu". Người ta nghĩ vậy có lẽ vì nhà nhiều chuột, mèo mới tìm đến; mà nhà nhiều chuột cũng như nơi lắm bọn đục khoét thì ắt phải nghèo; còn chó đến nhà ai thì nhà đó chắc là hay...nhậu, vứt xương ra vườn; mà nhà giàu mới hay ăn nhậu. (Nói vậy, nhưng đừng có quá tin, vì nhà hay có thức ăn thừa, hay vứt xương ra vườn, các chú mèo cũng luôn tìm đến). Dù sao thì mèo và chó thường ở thế đối lập hoặc loại trừ nhau. "Không có chó bắt mèo ăn cứt!" Nhưng tạo hóa lại sắp đặt chúng ở bên nhau, nên vì ghen ăn và có khi vì ganh tị tình cảm thiên lệch của chủ, chúng thường gây sự cắn nhau. Con người ta cũng vậy. Anh em một nhà, người cùng một cơ quan, cùng một ngõ xóm mà hay ganh ghét, không biết nhường nhịn nhau thì bị thiên hạ coi khinh là "ăn ở như chó với mèo". Còn loại người không thấy khuyết tật của mình, chỉ nhằm chỉ trích nhược điểm của người khác thì chẳng khác gì "chó chê mèo lắm lông". Những kẻ tính nết khó chịu, khi bực bội với bà con bạn bè mà không tiện nói thẳng trước mặt nhau thì có cách bóng gió "chửi chó mắng mèo", "chửi mèo quèo chó".

Chiến công bắt chuột của mèo ngoài tác dụng tiêu diệt bọn đục khoét, còn là phương sách "tự cứu đói", tuy mèo không phải là giống tạp ăn. Người khảnh ăn, hay ăn uống nhỏ nhẹ thường được mắng yêu là "ăn như mèo"! Có lẽ cũng vì vậy mà một số gia chủ "quên" cho mèo ăn cũng không mấy bận tâm. Trong nhà "cơm treo mèo phải nhịn", "cá treo mèo nhịn đói". Con người ta đôi khi cũng lâm vào cảnh đó. Đã đói, đầu gối phải bò, gặp miếng ăn bẩn cũng không chê. "Mèo nào mèo lại ăn than, bởi chưng có mỡ đổ tràn lên trên". Tình cảnh chú mèo này nhắc con người khi gặp hiện tượng lạ, bất thường, hãy nghiên cứu kỹ để tìm cho đúng nguyên nhân. Mèo đói thì gia chủ để thịt cá sơ suất là bị "đột kích" liền. Dù sao, thế cũng là phạm tội ăn vụng. Có điều con người phải đối xử công bằng, chứ không thể để tình trạng "Mèo tha miếng thịt xôn xao - Hùm tha con lợn thì nào thấy chi!"

Nói con mèo mà đâu phải chuyện mèo. Cứ lắng nghe dân chúng xôn xao sau không ít phiên tòa xử bọn tham nhũng thì rõ. Nhiều khi người thợ túng thiếu nhỡ lấy lon xi măng hay mẩu sắt vụn thì bị kỷ luật gắt gao, còn các "sếp" đục khoét rỗng cả nhà máy, công trình lại chẳng hề hấn gì!

Năm Mão đến khi con mèo đang dần ít đi vì các quán nhậu và dịch vụ "xuất khẩu", đành phải cậy đến những "con mèo" trong ngôn từ tổ tiên để lại, may chi dọa được bọn "chuột" đang lộng hành chăng?

T.S
(120/02-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ HUỲNH LÂMCó thể gọi xứ Huế là thành phố của những tiếng chuông. Sự khởi đầu của một ngày, một ngày mai hun hút trong tương lai cũng như một ngày tận trong nghìn trùng quá khứ. Một ngày mà âm thanh từ đại hồng chung phát ra; vang, ngân, vọng và im bặt. Người ta gọi âm thanh đó là tiếng chuông. Vậy thì, im bặt cũng là một phần của tiếng chuông.

  • MINH CHUYÊNCảnh làng mới Trà Tân cuối chiều mùa đông. Con suối chảy qua nước trong veo, róc rách. Phía tây con suối cách làng chừng nửa tầm mắt là rừng Sắc Rông, đủ các loại cây tầng tầng, lớp lớp. Cánh rừng đang chìm trong sương chiều. Rừng hoang vắng, huyền bí. Người ta kể sau ngày chiến tranh chấm dứt, rừng Sắc Rông càng trở nên bí ẩn. Người chỉ có vào mà không có trở ra. Vậy mà mấy tháng gần đây lại thường xuyên xuất hiện một người đàn bà ở đó.

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGNgày xưa nhà mẹ nghèo hung, cơm không có ăn, khố không có mặc, suốt ngày lang thang trong rừng đào củ mài củ sắn kiếm cái cho vào bụng. Có ngày không tìm được chi, bụng đói lắc lư.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrước ngày Huế khởi nghĩa 23/8/1945, có một sự kiện khiến cả thành phố náo nức vui mừng: đó là việc lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Huế ngày 21/8 thay cho cờ quẻ ly. Người chiến sĩ được đồng chí Trần Hữu Dực trực tiếp giao nhiệm vụ quan trọng ấy là chàng thanh niên 25 tuổi Đặng Văn Việt (ĐVV).

  • NGUYỄN QUANG HÀTạp chí văn nghệ của 6 tỉnh Bắc miền Trung gồm: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Sông Hương có một cam kết thú vị, luôn luôn trong nỗi chờ mong là mỗi năm anh chị em trong tạp chí thay nhau đăng cai luân phiên, mỗi năm gặp nhau một lần, ở thời điểm thích hợp nhất do tạp chí đăng cai tự chọn.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOTháng bảy, nồng nàn hương lúa mới trên những ruộng lúc mới vừa mùa gặt tháng 5, mùi rơm rạ kéo tôi ra khỏi thế giới của những đường phố xênh xang, đầy bụi và chật người. Tôi leo lên một tầng gác và nhìn về hướng quê tôi, hình dung đủ thứ nhưng nhớ vẫn là khói lam chiều với dáng mẹ tôi gầy cong như đòn gánh.

  • VĨNH NGUYÊNPhải nói tôi có ý định dông một chuyến xe máy ra Bắc đã lâu mà chưa có dịp. Nay có điều kiện để đi song tôi vẫn băn khoăn, không hiểu chuyến đi này mình sẽ gặp những ai đây? Hay là phải thở dài dọc đường xa với những cảnh đời khốn khó? Thôi thì tôi chỉ biết đi và đi.

  • VÕ MẠNH LẬP                Ghi chépNhân vật Mười Hương nhiều người đã biết đến qua sách báo và đặc biệt là vùng đất Nam Bộ - Sài Gòn.

  • DƯƠNG THÀNH VŨTrong đêm mỏng yên tĩnh dịu dàng, một mình một cõi với ly rượu trắng, cùng mùi hương của hoa rộn ràng, huy hoàng phát tiết; tôi miên man nhớ tới cõi người đến- cõi người đi nơi xa chốn gần, thời gian tuyến tính lẫn thời gian phi tuyến tính.

  • NHẬT HOA KHANH Mười năm những mấy ngàn ngày... (Tố Hữu: Mười năm )

  • TRUNG SƠNĐoàn văn nghệ sĩ Thừa Thiên - Huế (TTH) lên đường “đi thực tế” một số tỉnh phía Bắc vào lúc lễ giỗ Tổ ở đền Hùng (10 tháng 3 âm lịch) vừa kết thúc. Tiền có hạn, thời gian có hạn chưa biết sẽ tới được những đâu, nhưng ai cũng “nhất trí” là phải lên Phú Thọ thăm Đền Hùng, dù lễ hội đã qua.

  • ALẾCHXĂNG GRINTại Luân Đôn, mùa xuân năm 1921, có hai ngài trung niên ăn mặc sang trọng dừng chân ở góc đường, nơi phố Pakađilli giao nhau với một ngõ nhỏ. Họ vừa ở một tiệm ăn đắt tiền đi ra. Ở đó, họ đã ăn tối, uống rượu vang và cùng đám nghệ sỹ của nhà hát Đriuđilenxky đùa cợt.

  • PHONG LÊQuê tôi là một xã nghèo ven chân núi Mồng Gà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ Hà Nội, việc về thăm quê, đối với tôi không mấy khó khăn. Hồi là sinh viên thì mỗi năm hai lần, lần nghỉ hè lần nghỉ Tết. Khi đã là cán bộ, có gia đình thì mỗi năm một lần, cả nhà dắt díu về, với hai hành trình là tàu hoả từ Hà Nội vào Vinh, rồi là xe đạp từ Vinh về nhà.

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤNBạn tôi là nhà thơ. Thơ ông hay, nổi tiếng, nhiều người ái mộ. Thời buổi “nhuận bút không đùa với khách thơ”, kinh tế khó khăn, gia đình ông vẻ như cũng “rất ư  hoàn cảnh”.

  • ĐẶNG NHẬT MINHGia đình tôi ở Huế có một cái lệ: cứ vào dịp trước Tết tất cả nhà cùng nhau lên núi Ngự Bình quét dọn, làm sạch cỏ trên những nấm mộ của nhũng người thân đã khuất. Sau đó trở về nhà thờ của dòng họ, cùng nhau ăn một bữa cơm chay. Cái lệ đó người Huế gọi là Chạp. Ngày Chạp hàng năm không cố định, có thể xê dịch nhưng nhất thiết phải trước Tết và con cháu trong gia đình dù đi đâu ở đâu cũng phải về để Chạp mộ.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUMùa xuân năm Đinh Mùi, 1307, tức là chỉ sau có mấy tháng kể từ ngày Công chúa Huyền Trân xuất giá qua xứ Chàm làm dâu, thì những cư dân Đại Việt đầu tiên gồm cả quan binh gia quyến của họ, đã rời khỏi vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã theo chân Hành khiển Đoàn Nhữ Hài, vượt qua ngàn dặm rừng rậm, núi cao, biển rộng đến đây cắm cây nêu trấn yểm, xác lập chủ quyền quốc gia.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhững ngọn gió heo may cuối cùng đã tắt. Nắng buổi sáng hanh vàng ngoài bến sông. Hàng cây trên phố Huế đã chừng như thay lá, lung linh một màu lá tơ non, mỏng như hơi thở của bầy con gái trường Hai Bà Trưng đang guồng xe đạp đến trường. Mùa xuân đã về bên kia sông. Đã về những cánh én nâu đen có đôi mắt lay láy màu than đá. Đã về những đóa hoa hoàng mai, vàng rưng rức như một lời chào ngày tao ngộ...

  • TÔ VĨNH HÀCon chó Giắc nhà tôi đẹp nhưng mà hư quá. Tôi hét nó nằm thì nó cứ giương mắt ra, rồi ngồi. Tôi không cho nó chạy vào nhà vì sợ nó làm bẩn cái nền nhà vừa lau thì nó đi vòng cửa sau, khi tôi ra cửa trước. Bực nhất là ngày lễ - nói chung là những ngày có việc, bất cứ ai vào nó cũng sủa rộn ràng. Tôi thì không muốn xóm giềng để ý. Vậy mà chó có biết cho tôi đâu...

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGGhi chép 1.Tôi tự đặt ra một “hạng mục” đinh cho chuyến đi thực tế sáng tác ở A Lưới lần này, và hạ quyết tâm thực hiện bằng được, đó là: phải lên được Đồi Thịt Băm!

  • LGT: Liên Thục Hương là một nhà văn Trung Quốc đương đại, tự ví mình là con mèo đêm co mình nằm trên nóc nhà, nhìn cuộc sống thành phố tấp nập đi qua đáy mắt. Liên Thục Hương còn ký bút danh Liên Gián, có số lượng bản thảo lên tới hơn hai triệu chữ. Năm 2003, “Bài bút ký đầy nước mắt” đã được post lên mạng và năm 2004 nó đã được dựng thành phim và bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc. Sông Hương xin giới thiệu câu chuyện này qua bản dịch của nữ nhà văn Trang Hạ.