Muốn có bản sắc trước hết phải hay

10:35 21/05/2010
NGUYỄN KHẮC THẠCHVấn đề bản sắc địa phương trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà chúng ta đã có dịp bàn bạc, trao đổi nhưng chưa ngã ngũ. Có lẽ trong trường lực báo chí, tờ văn nghệ vẫn là chỗ nhạy cảm nhất về phương diện văn hóa. Hẳn nhiên, trong địa hạt ấy, tờ văn nghệ cũng là nơi khả kiến nhất về phương diện nghệ thuật. Câu hỏi đặt ra ở đây là bản sắc địa phương của tờ báo được xét theo phương diện nào? văn hóa hay nghệ thuật?

Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch - Ảnh tư liệu

Thực tế về mặt lý luận, trong bộ môn văn học so sánh, kể cả những ý kiến cực đoan nhất, cục bộ nhất, người ta cũng chỉ đề cập vấn đề ở qui mô dân tộc hoặc cấp độ quốc gia chứ chưa ai nói đến một nền văn hóa địa phương. Tôi cũng đã từng được dự hai cuộc hội thảo về những vấn đề văn học miền Trung, một của Hội Nhà văn, một của trường Đại học khoa học Huế nhưng cuối cùng vẫn thấy tù mù về cái gọi là văn học vùng hoặc văn học miền ấy. Theo tôi, mỗi quốc gia chỉ có một nền văn học và mỗi địa phương là một bộ phận của nền văn học ấy chứ không thể có những nền văn học "nội tỉnh". Chỗ khác nhau là mỗi vùng, mỗi địa phương, tùy "nết đất" của nó mà sinh ra nhiều hay ít những nhà văn. Nhà văn và những sáng tạo của họ đều không có biên giới. Chẳng lẽ những ý tưởng nghệ thuật, những tư duy tưởng tượng cũng phải đóng khung trong một phạm vi nào đó như những qui tắc quản lý hành chính.Càng không thể khu biệt rành rọt tài năng địa phương, tài năng quốc gia, tài năng quốc tế trong lĩnh vực văn chương. Nếu xét về yếu tố ngôn ngữ thì cũng không thể lấy tiếng địa phương dùng trong văn bản để làm thước đo bản sắc. Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Khi ngôn ngữ đã thành nghệ thuật thì cũng có nghĩa là nó đã được "xã hội hóa" về mặt thẫm mỹ. Ở đấy, nó đã lớn hơn xác chữ, lớn hơn chính nó và lớn hơn cả cái "địa phương tính" vốn có của nó.

Mỗi người viết khi đã thành tác giả thì nói chung, họ đều có giọng điệu hoặc phong cách riêng. Đấy là những giá trị cá nhân tồn tại biệt lập không thể đem cộng chùng lại thành "bản sắc" của cộng đồng. Dù in ở báo này hoặc mang sang báo kia, các giá trị ấy vẫn vẹn nguyên những đặc tính ban đầu của nó. Vậy nên các tạp chí địa phương không thể coi sự hiện diện các giá trị nghệ thuật riêng lẻ ấy trên bản báo là của riêng mình.

Về phương diện văn hóa, trên mỗi tờ báo, nó cũng có cái "ảo" và cái "thực". Ảo là cái trừu tượng, vô hình, cái làm nên "chất" của tờ báo. Thực là cái cụ thể, hữu hình, cái làm nên "tượng" của tờ báo. Đề tài văn hóa, lịch sử ở mỗi địa phương được khai thác như thế nào thì nó sẽ ảnh hưởng đến lượng của tờ báo như thế ấy. Lượng của báo chính là thông tin. Cách xử lý, ứng dụng những thông tin ấy mới là chết của báo. Chết lượng hoặc ảo thực về phương diện văn hóa đều có thẻ làm nên bản sắc cho mỗi tờ báo địa phương. Song, nếu quá lạm dụng đề tài văn hóa cho có bản sắc thì tờ tạp chí văn nghệ sẽ đi lệch tiêu chí của nó. Bất cứ tờ báo văn nghệ nào cũng phải lấy việc sáng tác làm rường cột. Phần nghiên cứu văn hóa chỉ có ý nghĩa "gia vị" trên "mâm cỗ" văn nghệ. Tính địa phương trên mỗi tờ báo trước hết là sự thể hiện một cách trung thành tôn chỉ mục đích của nó. Theo đó, tác giả và tác phẩm địa phương sẽ phải vừa là phương tiện vừa là mục đích của mỗi tờ báo. Nếu tờ văn nghệ địa phương mà không đăng tải tác phẩm của tác giả tại chỗ, không phản ảnh được diện mạo văn học tỉnh nhà thì nó không có lý do gì để tồn tại. Hơn thế nữa, bằng những lợi thế của mình, nó cũng có thể phát hiện; nâng đỡ và đào tạo những cây bút trẻ một cách thường xuyên, liên tục theo dòng chảy của đời sống văn học. Chỗ khác nhau mang màu sắc riêng ở mỗi vùng chính là nội lực của những chủ thể sáng tạo và hiệu ứng tham gia của nó đối với tờ báo. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng tính địa phương đến mức cục bộ thì nó sẽ ra tờ báo tỉnh lẽ, vì trên thực tế, chưa có tỉnh nào đủ sức để làm một tạp chí văn học có tầm cỡ quốc gia mà chỉ dựa vào đội ngũ "cây nhà lá vườn". Đấy là chưa kể đến việc cần thiết mở rộng giao lưu, hòa nhập với thế giới bên ngoài theo nhu cầu "hướng ngoại" và qui luật phát triển của đời sống. Song, tỷ lệ dùng bài từ nơi khác trên các báo địa phương là bao nhiêu cho hợp lý thì vẫn còn là sự tùy tiện. Nhiều khi, không phải do ý muốn hoặc ý chí của tòa soạn mà nó còn phụ thuộc vào lượng bài vở tại chỗ. Tạp chí Sông Hương trước đây có thể tự lực được 50 đến 60% nhưng đến nay, do đội ngũ viết ngày một mỏng nên chỉ đáp ứng được 20 - 30%. Tất nhiên, cũng không phải bất cứ cái gì tác giả địa phương viết ra đều đăng được. Tờ báo tồn tại nhờ người viết nhưng sống lại phải nhờ người đọc. Vậy thì chọn bài in là chọn cho người đọc chứ không phải chọn cho người viết. Người đọc bao giờ cũng khách quan và khắt khe đòi hỏi nâng cao chất lượng tờ báo. Nhìn vào làng văn các tỉnh, ít nhất cũng thấy được hai hạng tác giả là viết hay và viết không hay. Hạng viết hay thì tác phẩm của họ gửi đi đâu cũng in được. Hạng còn lại, họ chỉ có một cửa duy nhất là "chơi trên sân nhà". Đấy là chỗ nan giải, dồn tờ báo vào thế "bỏ thì thương, vương thì tội". Chuyện thường ngày ở mỗi tòa soạn là đều phải chịu một áp lực "nể nang" và chấp nhận một liều lượng nào đó những trang viết có giá trị nghệ thuật thấp thua trình độ thẩm mỹ của công chúng. Mặc dù trong nghề làm báo, người ta đều thâý rằng, trong mỗi số, bài nào cũng hay cả là không nên nhưng khi bài không hay quá rậm rạp thì tờ báo sẽ dở, sẽ thành tờ lá cải. Nó sẽ không hề có và không hề mang một bản sắc nào hết.

Suy cho cùng, bản sắc một tờ báo cũng giống như cá tính của mỗi con người. Một con người không có cá tính chẳng khác gì một tờ báo không có bản sắc. Song, cá tính một con người có thể có cả cái hay lẫn cái dở còn bản sắc của một tờ báo thì nó chỉ hàm nghĩa cái hay mà thôi.

N.K.T
(140/10-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN NHẬT THƯTrong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức “quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê hoặc.

  • NGUYỄN XỚNXét trên quy mô toàn cầu, vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển phi mã của công nghệ và ý thức máy tính, văn học đã biểu hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế này được mang vào thế kỷ mới một cách dễ dàng, không hề gặp một sự kiểm soát nào.

  • BÙI MINH ĐỨCLGT: Công trình khảo cứu dưới đây, phần lớn đã được công bố trong Hội thảo khoa học “Tây Sơn - Thuận Hóa và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung”. Một số báo, tạp chí đã lược trích đăng một phần bài viết. Mới đây, tác giả-bác sỹ Bùi Minh Đức (Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Mũi Học Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Đức Quốc (FachArzt HNO), nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Khoa Huế trước 1975) đã gửi cho SÔNG HƯƠNG công trình khảo cứu này (có sửa chữa và bổ sung) để độc giả tạp chí có đầy đủ tư liệu. Trân trọng những lý giải khoa học hết sức mới mẻ của tác giả, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu toàn văn công trình này.

  • BỬU NAM Gặp Trần Đình Sử trong một hội thảo lớn toàn quốc, hội thảo "Tự sự học" do anh đồng khởi xướng và đồng tổ chức, tôi xin anh một cuộc trò chuyện về tình hình lý luận và phê bình văn học hiện nay. Anh vui vẻ gật đầu và nói: "Gì thì gì không biết, chứ với Tạp chí Sông Hương, tôi không thể khước từ. Trước hết, đây là một tạp chí văn học đứng đắn, có sắc thái riêng, vả lại còn là tình cố hương, bởi dù gì thì gì tôi vẫn là người con của xứ Huế cố đô."

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa)*

  • PHẠM PHÚ PHONGNguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu... tên tuổi của anh đã nổi bật trong và ngoài nước.

  • PHONG LÊ(Nhìn từ bình diện ngôn ngữ)Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Văn học dân tộc do vậy cũng là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển theo lịch sử.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…”            Paul Valéry

  • TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.

  • NHỤY  NGUYÊN thực hiện

     

    Thi nhân Việt Nam hiện đại  - bộ bản thảo trường thiên hoành tráng về nền thi ca Việt hiện đại dự tính 4.000 trang khổ 15,5 x 20,5 cm, bao gồm 2.200 trang tiểu luận và 1.800 trang tuyển thơ của nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.

  • NGUYỄN VĂN THUẤNLTS: Nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ” bao gồm sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đến từ các trường đại học ở Huế (chủ yếu là Khoa Ngữ văn - ĐHSP Huế), với sự chủ trì của Ts. Trần Huyền Sâm. Nhóm hình thành trong tháng 6 - 2008 vừa qua với sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương và Nhà sách Cảo Thơm.

  • Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc.

  • LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

  • Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là văn học hiện đại Việt .

  • Trong thập niên 1970 danh từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, là khoa ký hiệu học.

  • Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.

  • Mới đây, trong khi tìm tài liệu ở Thư viện quốc gia, tôi tình cờ đọc bài báo thuộc thể loại văn hóa - giáo dục: “Giáo sư Vũ Khiêu - Học chữ để làm người” trên chuyên mục Trò chuyện cuối tháng báo An ninh Thế giới số tháng 9/2005, do Hồng Thanh Quang thực hiện.

  • (Muốn khẳng định cuộc đời của mình không ai không thêm vào đó chút ít huyền thoại)                                 - M. Jourhandeau -

  • Văn học, từ xưa đến nay là sự khám phá không ngừng nghỉ về con người, đặc biệt về tâm hồn con người. Khám phá đó giúp cho con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng có nghĩa là con người sẽ biết sống tốt đẹp hơn, chất lượng sống do đó sẽ được nâng cao.

  • Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yếu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.