Mùa xuân em

15:44 11/09/2008
LÊ HUỲNH LÂMNhững ngày mưa gió lê thê của mùa đông ngút ngàn vừa đi qua, những trận lụt bất thường gây nên bao tan tác, để lại những vệt màu buồn thảm trên gương mặt người dân nghèo xứ Huế, các con đường đầy bùn non và mịt mùng từng đám bụi phù sa, những vết thương còn âm ỉ trong hồn người…

Tất cả mọi thứ rồi sẽ chìm vào quá khứ.  
Khi những tia nắng vàng mỏng làm óng ánh những hạt mưa xuân ẩn hiện thanh thoát... Đất trời như đang trở mình, bừng lên vô vàn lộc nõn mênh mang mầm hy vọng, âm thanh của ngày cũ chìm dần vào quá khứ, những chuỗi hạt không khí chuyển mùa lang thang trên các nẻo phố, những ngày cuối tháng chạp, mưa lất phất, cơ hồ như có bước chân ai về bên hiên vắng. Những dáng người hối hả trên con đường hắt hiu. Chiều buông màu ảm đạm, tôi nhặt từng bước chân ném xuống lòng phố, chợt nhớ ánh mắt ngây ngô. Thời gian đổ vỡ trên từng đốt tay hoang gầy. Tôi trở thành kẻ mộng du lạc giữa mù sương nội thành. Ngồi tựa gốc cây bên vệ đường, đếm từng chuyến xe chở đầy hoa từ mọi hướng về đất Cố đô. Phố khuya buồn như gương mặt kẻ thất tình, những bình minh đêm vàng võ, lấp loá trên những ngả đường quạnh vắng, hiu hiu đốm đỏ của những cây nhang, những điếu thuốc đang rút ngắn dần sự sống. Bên này sông hàng ngàn binh đoàn sương mù diễu hành qua bờ nam thành phố. Tôi gọi tên em trong nỗi nhớ mơ hồ. Giọng em thơ ngây bảo anh hãy về nhà ngủ, bây giờ là 0 giờ. Em ơi, thời gian là gì vậy? Chỉ có nỗi đợi chờ đọng trên đôi mắt quạnh quẽ, và sự cô đơn trên màu môi khô sầu héo. Bây giờ, mọi người đang yên giấc. Giữa những rừng hoa trộn lẫn hơi mù. Nào lan, cúc, mai, đào,… nhưng em biết không? Em chính là loài hoa giúp tôi biết vui, biết buồn. Tôi ôm giấc mơ muộn màng thả xuống dòng sông đêm dày đặc sương mù. Chợt nhớ hôm, hai ta lạc giữa muôn trùng bạt ngàn hoa vào một đêm xuân lòng u uẩn. Tôi cùng em chơi trò chốn tìm giữa miền cỏ sương, để đêm về ôm hình bóng em nương vào giấc ngủ. Vũ trụ sinh thành dưới bốn bàn chân, em lớn dần trong tâm tưởng, những sợi gân xanh chợt hoá dải ngân hà, ta dìu nhau trong cơn say, tôi muốn cùng em bay khỏi hành tinh đầy nước mắt, tám nút thắt vây bủa cuộc đời. Em ơi! Những giọt hoa đào rơi giữa miền xuân, tôi trở thành cảm tử quân giữa trần gian, hiến dâng thân xác này. Đêm, thèm một nụ môi thần thánh, đánh thức giấc mê ngàn kiếp. Em ơi. Mùa xuân ơi!  
Buổi sớm mùa xuân, những nụ cây như được thắp đầy những ngọn nến xanh sau những ngày đông rét buốt. Tưởng chừng cỏ cây đang ngủ đông, nào ngờ cây cỏ cũng miệt mài lao động, âm thầm suốt cả mùa đông dài thê thiết. Để sang mùa xuân cho ra những đoá hoa đủ các sắc màu làm tươi đẹp cho cuộc đời. Những ánh mắt mùa xuân mời mọc niềm vui, trao nhau lời ân ái. Ngai vàng thiên nhiên đang thiếu vắng người trị vì. Sao em lại ra đi? Để cõi hồn tôi hoang lạnh, tôi trở thành kẻ lạc loài giữa rừng mắt lạ xa. Tôi nhớ những buổi chiều chỉ có hai ta trên con đường hun hút, cánh hoa phù dung tàn tạ trong gió mưa. Tôi đưa em đi qua miền núi đồi, những cánh rừng thông đang thắp lên hàng ngàn ngọn thanh lạp. Những ngọn lửa của rừng xuân sưởi ấm lòng người.
Những ngày đầu xuân, tôi thường nhìn những chồi non nhu nhú trên những hàng cây, mà chợt nghĩ đến phép lạ của tạo hoá. Những mầm xanh đem lại niềm hân hoan trên gương mặt mọi người. Nhìn thấy em cười là lòng tôi thênh thang, bước chân tôi ngang qua nhà em suốt mùa đông lạnh vắng, để mùa xuân được thấy em sau bức rèm ô cửa tím, điểm xuyến những cánh hoàng mai tỏa ngát hương. Em viết những bức thư tình gửi vào gió những nét buồn tê tái. Ngày đó, tôi hái loài hoa dại phủ đầy ô cửa vuông, em cúi xuống nhìn tôi, suối tóc em buông dài, những đền đài đổ vỡ. Ngoài kia, những giấc mơ đang nở hoa giữa núi đồi. Đồi hoa đỏ thắm vô vàn những cánh hồng. Ai gieo trồng cái đẹp để cứu rỗi trần gian này! Ai bày ra trò hợp tan, ai là kẻ gian tâm, ai âm thầm làm việc thiện, ai biện minh cho điều ác,… Tất cả sẽ hiển hiện vào phút giây cuối cùng, thời khắc lâm chung trôi về hai phía: địa ngục -  thiên đàng, chúng ta sẽ hiểu lòng mình, hãy nguyện cầu khi chưa muộn phải không em? Tôi mong một bình minh mới lạ, chiếu rọi vào hai ta giữa màu xuân cuộc đời...
                                                                                                       L.H.L

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN THỊ THANH SUNGLGT:Bà Nguyễn Thị Thanh Sung sinh năm 1949 tại An Cựu (Huế), cựu học sinh Đồng Khánh, cựu giáo sinh trường Sư phạm Qui Nhơn, dạy tiểu học ở Quảng Tín (Quảng Nam ngày nay). Năm 1973, lấy Bill Fleming cố vấn an ninh tại Toà Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế. Năm 1974, bà  theo chồng qua định cư ở Mỹ. Bill vẫn tiếp tục phục vụ trong Bộ Ngoại Giao. Hiện bà sống cùng gia đình tại Potomac, Maryland .

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Rút từ tuyển tập Hồn mai – tuỳ bút – NXB Thuận Hoá và Công ty Văn hoá Phương Nam phối hợp thực hiện, năm 2008)

  • TRẦN ĐƯƠNG(Viết theo lời kể của một số cán bộ và sinh viên, học sinh Việt Nam, từng công tác và học tập tại Liên Xô)

  • LÝ HẠNH                Đất trời đã bước vào độ cuối xuân, vẫn còn những cơn mưa bụi lất phất và cái rét dìu dịu thả xuống nhân gian như những sợi tơ trời.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Câu chuyện của 27 năm về trước...

  • PHƯƠNG LAN                     LTS: Sông Hương nhận được tin và bài về một phụ nữ "nuôi mộ liệt sĩ" đã 15 năm, nay muốn trả lại cho gia đình của liệt sĩ nhưng không biết nhắn gửi vào đâu. Vì câu chuyện nghĩa cử đầy cảm động này và vì không chỉ là thông tin nên Sông Hương xin in luôn cả bài viết sau đây, mong bạn đọc xa gần, trong điều kiện có thể được thì nhắn tin sớm cho gia đình người liệt sĩ này.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGĐã từ lâu lắm, chúng tôi mới có dịp gặp gỡ đông đủ như thế này. Nhận ra nhau rồi mới giật thót mình nhìn lại; ai cũng tưởng chỉ mới hôm qua, và cái khoảng mơ hồ dẫn đến hôm nay, sao đã làm tóc mọi người bạc đi nhiều thế.

  • LÊ QUÝ LONGThông lệ cứ mỗi buổi sáng uống xong cốc càphê tôi đến mở phòng tranh. Ngày 1 tháng 11 năm 1999 chừng tám giờ sáng, ngoài đường nước đã lên phủ khắp mặt nhựa. Suốt đêm qua cho đến lúc này trời vẫn mưa to.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Ấn tượng dai dẳng trong tôi mỗi khi nhớ về Huế vẫn là những trận mưa rả rích kéo dài lê thê hết ngày này sang ngày khác. Mưa có khi cả tháng trời. Mưa ngày rồi lại mưa đêm. Có lúc những cơn mưa rào kéo sầm sập như thác đổ. Lúc mưa nổi bong bóng nước. Mưa rừng càng buồn nản hơn.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Cái ấn tượng không lấy gì làm vui vẻ và đẹp đẽ của tôi về chị xảy ra vào những ngày đầu tiên khi tôi trở thành người lính của đại đội 3, K10, thuộc công trường V về trụ bám ở vùng giáp ranh Hương Trà.

  • ĐẶNG NHẬT MINHCha mẹ tôi là những người Huế. Quê nội tôi ở An Cựu và quê ngoại ở làng Lại Thế. Tôi nghe bà tôi kể: đám cưới cha mẹ tôi là một đám cưới chạy tang.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày thoát ly lên rừng (mùa hè 1966), tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường được Thành ủy cho ở trong một cái nhà lá dựng ở lưng chừng một ngọn đồi sau dãy núi Kim Phụng. Đến bữa có người phục vụ bưng cơm lên ăn. Thật thoải mái, không phải lo sinh nhai, không phải lo giữ lời ăn tiếng nói sao cho hợp pháp, không còn sợ bị bọn mật vụ, CIA đến viếng nhà, đến trụ sở đấu tranh "hỏi thăm sức khỏe".

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGMột hôm nhân rỗi việc, tôi ngồi thả câu nơi một bến đá quen thuộc ven sông Hương. Chỗ này cá nhiều ăn không kịp giật. Bỗng cái phao của tôi trôi đi vùn vụt như thể có người kéo. Tôi vung mạnh tay, một chú cá chép mắc câu nhảy đành đạch trên mặt cỏ. Bất ngờ nó thở hổn hển và nói với tôi bằng tiếng người: rằng nó là con vua Thuỷ Tề, đi tuần thú dọc sông Hương, đã bị tôi bắt được. Nó năn nỉ xin tôi thả ra, sau đó nó sẽ đền ơn bằng cách thực hiện cho tôi ba điều ước.

  • TRẦN HOÀNG PHỐKỷ  niệm  45  năm  thành  lập Đại  học  Huế  (1957-2002)1. Mặt trời, mặt trăng vẫn rạng rỡ soi, có lẽ cả ngàn năm trên cái giải đất Phú Xuân-Huế cỏ hoa thơ mộng, diễm kiều và tịch lặng này.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Tôi đỗ vào Đại học Sư phạm Huế năm 1962. Lúc ấy tôi đã có Chứng chỉ Dự bị (Propédeutique) bên trường Đại học Văn khoa.

  • THOMAS MANNMANN, PAUL THOMAS, nhà văn Đức (1875- 1955). Sinh tại Lüberk trong một gia đình thương gia lớn. Cha là Johnann Heinrich Mann - một thượng nghị sĩ, đồng thời là thương gia. Mẹ là Julia con gái của một chủ trang trại người Đức và một phụ nữ gốc Bồ Đào Nha.

  • TRUNG SƠNĐó là truyện ngắn “Ngựa người và người ngựa” của cây đại thụ trong làng văn Việt : nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc, thể hiện rõ phong cách “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” nên đã hai lần được lấy làm tên các tập truyện ngắn của ông. (Lần đầu, do nhà Mai Lĩnh xuất bản năm 1934 và lần thứ hai do Nhà xuất bản Văn học in năm 1988).

  • XUÂN TÙNGNgày đầu xuân ở nước ta có nhiều phong tục đã được tồn tại lâu đời như tục xông đất, hái lộc, mừng tuổi: Vào những ngày đầu xuân, các tầng lớp nho sĩ còn có tục khai bút, cho chữ... vừa là thú vui, vừa là cung cấp cho những người thích xin chữ, xin câu đối về treo. Việc làm này mang một ý nghĩa văn hóa thú vị.

  • PHẠM THỊ CÚCMột ngày đẹp trời chúng tôi “lên đường” bằng... ô tô, đi câu cá ở một cái hồ xa xôi tận miền đông bắc nước Mỹ.

  • VĨNH NGUYÊNTrước mặt tôi là thăm thẳm sâu hút chập chùng xanh đến rợn người mà thích thú làm sao! Hồ Truồi trong vắt dưới chân như ta có thể rơi tòm xuống đó nếu không may để sẩy bước hụt. Và, sau lưng tôi là chót đỉnh Bạch Mã gần kề như chỉ còn một tầm tay với. Nơi đây, mang cái tên lộng lẫy: Vọng Hải Đài!