Từ ngày 13 - 15/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa to và rất to đã khiến các tuyến đường bị sạt lở, ngập nặng ảnh hường đến tính mạng và cuộc sống của người dân.
Mưa lớn khiến Thừa Thiên Huế ngập lụt trên diện rộng
Từ ngày 13 - 15/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa to và rất to, riêng huyện Nam Đông và một số nơi của huyện Phú Lộc có mưa đặc biệt to, với lượng mưa phổ biến 500-900mm, có nơi cao hơn như Xuân Lộc, Phú Lộc 1.111mm; Thượng Quảng, Nam Đông 1.028mm; Vườn Quốc gia Bạch Mã 1.006mm.
![]() |
Ngập lớn tại các chung cư vùng thấp tại TP Huế |
Lũ trên sông Hương, sông Bồ đã đạt đỉnh vào chiều và tối 15/11, hiện đang xuống chậm. Trong đó mực nước sông Hương đã vượt đỉnh lũ năm 2020 (4,1 m), đến 4h sáng nay còn 3,41m.
Tại TP Huế, mưa lũ khiến khoảng 85% tuyến đường của 36 phường, xã đã bị ngập. Các tuyến đường khu vực Bắc sông Hương (Vạn Xuân, Chi Lăng, Bạch Đằng, Mai Thúc Loan ....) ngập bình quân 0,8-1,2m; các tuyến đường khu vực Nam sông Hương (Hùng Vương, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Bến Nghé, Đống Đa, Tố Hữu, Lê Minh, Huỳnh Tấn Phát, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ, Phan Anh,...) ngập bình quân 0,5-1m. Hiện nay, 16/11 nước trên triền sông đang xuống, mức ngập đang giảm dần.
![]() |
Tại huyện Phong Điền, tuyến quốc Lộ 49B (Phong Hòa đi Điền Hải) bị ngập nhiều điểm điểm, mức ngập sâu nhất là 1 m (đoạn qua xã Phong Hòa), tổng chiều dài bị ngập hơn 10.700 m. Tuyến Tỉnh lộ 4 (Phong Bình đi Phong Chương) bị ngập một số điểm, mức ngập sâu nhất là 0,7 m (đoạn qua xã Phong Bình), tổng chiều dài hơn 3.100 m. Tuyến Tỉnh lộ 6 (Thị trấn Phong Điền đi Phong Chương) bị ngập một số điểm, mức ngập sâu nhất là 1,5 m (đoạn tràn Khúc Lý - Ba Lạp, xã Phong Thu), tổng chiều dài hơn 1.700 m.... Các tuyến giao thông khác còn lại trên địa bàn huyện bị ngập nhiều điểm, mức ngập sâu nhất 2m (Tại xã Phong Sơn). Tổng chiều dài bị ngập 131.400 m trên địa bàn toàn huyện.
![]() |
Các trường ngập sâu khiến học sinh trên toàn tỉnh nghỉ học |
Huyện Quảng Điền, các tuyến đường chính bị ngập, có đoạn ngập sâu 0,8 - 1,0 m. Các đường trục thôn, trục xã đã bị ngập hoàn toàn, giao thông đã bị chia cắt ở các xã vùng thấp trũng Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phước, thị trấn Sịa.
Thị xã Hương Trà, Xã Hương Toàn, phường Hương Chữ, phường Hương Văn, phường Hương Vân, phường Hương Xuân, phường Tứ Hạ ngập từ 0,3-1,5m,trong đó Hương Toàn ngập 100% các tuyến đường.
![]() |
Người dân dùng ghe di chuyển qua các đoạn đường ngập sâu |
Thị xã Hương Thủy, các tuyến đường Xã Thủy Thanh nước ngập sâu (ngập từ 0,8 đến 1m); xã Thủy Phù ngập tất cả các tuyến đường, tuyến sâu nhất 1m.
Huyện Phú Vang, từ tỉnh lộ 3 đoạn qua xã Phú Hồ từ khu vực Đông Đổ đến Nam Dương ngập sâu từ 0,5-1,0m, kiệt vào nhà dân ngập sâu từ 0,6 m-1,2m; Tỉnh lộ 10C đoạn từ trạm bơm Thôn Mong B đến trường Mầm non Vinh Thái và đoạn thôn Hà Trữ Thượng nước tràn qua đường với chiều sâu khoảng 0,3m; Thôn Hà Kênh xã Phú Gia các tuyến đường đã ngập hoàn toàn có đoạn sâu nhất 0,9m; Tỉnh lộ 10C đoạn đường Hồ Ngọc Ba bị ngập sâu từ 0,4-0,6m. Tỉnh lộ 10 đoạn qua xã Phú Mỹ bị ngập sâu 0,2 - 0,3m. Các thôn An Dương 1, An Dương 2, An Dương 3 và Trung An, xã Phú Thuận
bị ngập sâu từ 0,5 đến 1,5m.
![]() |
Lực lượng chức năng hỗ trợ sơ tán người dân ra khỏi vùng ngập |
Huyện Phú Lộc, tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì tại Km 866+200 (dài khoảng 0,3km) ngập khoảng 40-50cm, đoạn qua xã Lộc Bổn tại Km 846+200 (dài khoảng 0,6km) ngập khoảng 30-40cm. Tuyến đường ven đầm Cầu Hai đoạn qua thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì ngập khoảng 30-50cm; tuyến đường ven biển Cảnh Dương - Lăng Cô đoạn qua khu vực Đập Tràn (thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh) ngập từ 30-40cm; Một số tuyến đường liên xã, thôn xóm và nhiều nhà dân ở khu vực thấp trũng tại các xã Lộc Bổn, Lộc An, Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Thủy và thị trấn Phú Lộc ngập khoảng 0,2-0,3m.
![]() |
Sạc lỡ đất gây ách tắt giao thông |
Theo thống kê, tại Thị trấn Lăng Cô - Phú Lộc có 01 nhà cấp 4 bị tốc mái, thiệt hại 30%, cây ngã đổ làm sập 01 căn nhà bếp của bà Nguyễn Thị Vân (hộ cận nghèo), tốc mái 01 nhà quán hải sản diện tích khoảng 100m2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã điều động 15 đồng chí cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Lăng Cô phối hợp với địa phương giúp dân khắc phục thiệt hại do dông, lốc gây ra.
Tại huyện Phú Lộc tuyến đường ra khu du lịch Laguna bị sạt trượt mái dốc taluy tại 02 vị trí dài khoảng 150m. Quốc lộ 49 đi A Lưới (qua thôn Tân Thọ Bình Thành- TX Hương Trà bị sạt lở núi, lấp đường không lưu thông được.
Bờ sông Bù Lu, thôn Thu Cam, xã Lộc Thủy tiếp tục bị sạt lở khoảng 660m. Bờ biển Giang Hải - Vinh Hiền tiếp tục xâm thực, xói lở dài 900m; bờ biển Giang Hải - Vinh Mỹ tiếp tục xâm thực, xói lở dài 500m. Tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền bị sạt lỡ, trôi cống thoát nước tuyến đường liên thôn Thanh Hương Tây - Thanh Hương Lâm.
![]() |
Hỗ trợ đưa các sản phụ đến bệnh viện |
Tại Đoạn km 395 + 900 đường HCM (xã Hương Nguyên) gần hạt Kiểm lâm (hướng đi Quảng Nam) , sạt lỡ dài khoảng 25m khối lượng 2000 m3, hiện chưa lưu thông được. Tại khu vực Đồn biên Phòng Hương Nguyên phía trên kè đá sạt lỡ đất sạt dài khoảng 5m khối lượng 80m3.
Sáng 15/11, tại phường Hương Vinh, có 8 người dân đi trên một chiếc thuyền di chuyển từ khu chung cư Hương Sơ sang phường Phú Hậu, Tp.Huế để mua lương thực. Khi quay trở về đến đoạn đập Hậu thuộc phường Hương Vinh, chiếc thuyền không may bị lật. 6 người trên thuyền bám vào những vật bên đường nên được cứu sống, còn hai mẹ con bà H.T.B. (40 tuổi) và chị N.T.H (18 tuổi), trú tại phường Hương Sơ, Tp.Huế bị nước lũ cuốn trôi.
Chiều 15/11, Công an thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, lực lượng thuộc đơn vị vừa phối hợp với người dân địa phương kịp thời ứng cứu hai vợ chồng bị mắc kẹt trong đống đất đá sạt lở do mưa lũ xảy ra ở xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà). Hiện tại sức khoẻ hai vợ chồng ổn định và đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa Bình Điền.
Trung tâm điều hành đô thị thông minh đã tiếp nhận 168 yêu cầu cần hỗ trợ của người dân bao gồm các trường hợp nhà ngập sâu cần di chuyển đến nơi cao, bệnh nhân đi viện, bà bầu sinh,..
![]() |
Sạc lở đất tại Bình Tiến - Hương Trà |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và các cơ quan, đơn vị đã xây dựng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; duy trì nghiêm túc chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu và trực cứu hộ, cứu nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị duy trì trực theo đúng kế hoạch, thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình thiên tai.
Công an tỉnh tổ chức trực 100% quân số sẵn sàng làm nhiệm vụ ứng phó với mưa lũ, đồng thời đã huy động khoảng 1.800 lượt CBCS nhiệm vụ bảo đảm an ninh rật tự, an toàn cho người dân, giúp di dời người và tài sản, kêu gọi tàu thuyền neo đậu an toàn… hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Công an các địa phương phối hợp các lực lượng chức năng tham mưu chính quyền thực hiện phương án tổ chức di dời dân tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn như ngập lụt tại các địa bàn thấp trũng, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông, suối; di dời, sơ tán. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện (hơn 50 cano và xuồng cao su các loại, 15 xe chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, 1.400 áo phao cứu sinh, 47 máy cưa cầm tay…) để tổ chức cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn giao thông khi xảy ra mưa lớn, lũ lụt.
Nguyên Phương
Ảnh: Tổng hợp
Chiều 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi hhọp báo thường kỳ quý I năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.