Một vài đặc điểm của văn học nga đương đại* - nhìn từ phương thức biểu hiện

08:44 29/09/2008
HÀ VĂN LƯỠNG1. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga đã có những biến đổi chính trị sâu sắc làm thay đổi đất nước trên nhiều phương diện: chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục và văn học nghệ thuật… Những nền tảng xã hội, những chuẩn mực đạo đức trước đây đã từng tồn tại trên bảy chục năm, được tiếp nối qua nhiều thế hệ đã thay đổi.

Một đất nước Nga mới ra đời mang trên mình những niềm tự hào, kiêu hãnh và cả những vết tích thương đau.
Sau những chao đảo, đổ vỡ trước hiện thực xã hội đã thay đổi vào thời gian cuối những năm 80 và những năm đầu 90, đến cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga dần dần đi vào ổn định và phát triển, đang từng bước lấy lại thế và lực trên trường quốc tế, khẳng định tính cách và bản chất của dân tộc Nga, tiếp tục viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc mình.

2. Với tư cách là một hoạt động tinh thần thuộc kiến trúc thượng tầng chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội…, văn học nghệ thuật nói chung và văn học Nga nói riêng cũng trải qua những biến đổi sâu sắc. Quá trình biến đổi của văn học diễn ra rất phức tạp trong bối cảnh xã hội đương thời. Một mặt, văn học Nga phải gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của mình qua các thời kỳ, mặt khác nó phá vỡ những cái trói buộc, lạc hậu để hướng đến cái mới và nhanh chóng hoà nhập vào dòng chảy của văn học thế giới. Sự phức tạp và đa dạng về tư tưởng, phong cách thể loại và khuynh hướng nghệ thuật của văn học Nga những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI phản ánh bối cảnh xã hội mà nó ra đời. Về mặt này có thể so sánh với bức tranh văn học Nga đầu thế kỷ XX.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề của văn học Nga đương đại tập trung chủ yếu vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI như: quan niệm về một nền văn học thống nhất; sự phong phú về phong cách và thể loại; những trào lưu văn học nổi bật, những thành tựu sáng tác (chủ yếu là văn xuôi).

2.1. Từ giữa những năm 80 trở đi, đặc biệt từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã (1991), một nước Nga mới ra đời. Trong lĩnh vực văn học một vấn đề đặt ra là nhìn nhận, đánh giá thế nào về nền văn học Nga trong thế kỷ XX. Trải qua cơn chấn động ban đầu, do sự tác động của những tư tưởng thù địch bên ngoài, xuất hiện một số quan điểm đòi phủ nhận giai đoạn văn học Nga thời kỳ Xô Viết, muốn hạ bệ những nhà văn lớn như: M.Sholokhov, M.Gorki, V.Maiacovski…, giới văn nghệ sỹ và nghiên cứu phê bình Nga đã có một cái nhìn mang tính tổng thể, khách quan và khoa học đối với nền văn học Nga thế kỷ XX. Một quan điểm nhất quán được đa số người đồng tình ủng hộ là nên xem xét, đánh giá văn học Nga thế kỷ XX là một hệ thống thẩm mỹ thống nhất được cấu thành bởi ba bộ phận: văn học Nga đầu thế kỷ, văn học Nga thời kỳ Xô Viết (bao gồm văn học Nga Xô Viết chính thống và mảng văn học phục hồi) và văn học Nga ở Hải ngoại. Nó tiếp thu những truyền thống tinh hoa của văn học Nga thế kỷ XIX, những yếu tố tiến bộ, hiện đại của văn học thế giới để làm giàu thêm kho tàng trí tuệ của văn học Nga thế kỷ XX. Những tác phẩm của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ, nhiều khuynh hướng nghệ thuật ở những giai đoạn lịch sử khác nhau như: A.Kuprin, I.Bunhin, V.Nabocov, A.Solzhenicin, M.Gorki, M.Sholokhov, B.Pasternak, M.Bulgacov, V.Platonov, A.Tolstoi, X.Exenin, V.Rasputin… đã phản ánh chân thực và sinh động hiện thực Nga muôn màu muôn vẻ với nhiều kịch tính, những biến động dữ dội của lịch sử xã hội mang tính bước ngoặt và trọng đại của dân tộc Nga.

Trong bộ Lịch sử văn học Nga thế kỷ XX (M.1999) tác giả V.S.Baevski khi nghiên cứu văn học Nga trong sự đa dạng về phong cách thể loại, tư tưởng nghệ thuật thuộc nhiều thế hệ trên cùng “một chiếu văn chương” đã đi đến khẳng định, văn học Nga thế kỷ XX là một sự thống nhất, không còn bị xé lẻ mà trở nên hoàn chỉnh và đa dạng hơn. Gần đây, trong bài Văn học Nga thế kỷ XX như một văn bản thống nhất (Tạp chí Những vấn đề văn học, số 5, tháng 9,10/2000), Tiến sĩ Ngữ văn I.Kondkov cũng khẳng định: “… Và khi ấy chúng ta sẽ được nhìn thấy tận mắt xem Bunhin và Majakovski, Gorki và Solzhenicin, Mandelshtam và G.Ivanov, Bulgakov và A.Tolstoi, Platona và Fadeev, Sholokhov và Babel… cùng nắm tay nhau nhảy một vũ điệu Khorovod vĩnh cửu và bất tận trong văn học Nga thế kỷ XX không phải như là những kẻ thù mà như là những người không thể tách rời đã tạo nên nền văn học đó và nếu thiếu  một bộ phận nào trong số đó thì bức tranh về văn học Nga thế kỷ XX sẽ không đầy đủ”. Bàn về sự thống nhất của văn học Nga không chỉ về không gian văn hoá mà còn cả về đội ngũ sáng tác và các nhà văn lưu vong, nhà văn Ch.Aimatốp cho rằng: “V.Nabocov là bó lúa của văn học Nga… Tôi cũng thấy rằng, ông là một nghệ sỹ lớn của ngôn từ, một nhà phong cách học thú vị nhất… V.Nabocov được đưa về giữa dòng văn học của chúng ta là một điều hoàn toàn chính đáng”.
Như vậy vào cuối thế kỷ XX, bức tranh văn học Nga trong suốt thế kỷ đã được đánh giá một cách khoa học, chính xác góp phần quan trọng vào việc trả lại đúng vị trí của tiến trình văn học Nga với tất cả sự phức tạp và phong phú, đa dạng của nó về phong cách, thể loại và khuynh hướng văn học.

2.2. Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ, đổi mới và công khai từ cuộc cải tổ mang lại, bên cạnh việc phục hồi danh dự nhà văn, cho in lại nhiều tác phẩm trước đây bị cấm; đưa mảng văn học Nga ở Hải ngoại hoà nhập vào dòng chảy văn học Nga thống nhất; đánh giá lại mảng văn học chính thống, văn học Nga đã có khởi sắc mới. Đó là sự thống nhất hoàn chỉnh; sự phong phú đa dạng về thể loại, phong cách; sự tiếp nối, đan xen giữa các thế hệ nhà văn, và xuất hiện nhiều khuynh hướng văn học. Chính trong sự phức tạp, đa dạng đó đã thể hiện sự tìm tòi về hình thức phản ánh, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị đạt được những giải thưởng lớn trong nước và thế giới.
Về thể loại và phong cách, phải khẳng định rằng, thể loại văn xuôi (chủ yếu là tiểu thuyết và truyện ngắn) chiếm số lượng nhiều nhất về tác giả, tác phẩm với nhiều phong cách khác nhau. Theo điều tra của tờ báo Tin tức (Nga), trên cơ sở lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả về những nhà văn được ưa chuộng, đánh giá cao thì đã có gần 70 tác giả văn xuôi, trên 35 nhà thơ và hơn 70 nhà văn viết ở các thế loại khác. Điều đó, một mặt nói lên vị trí của văn xuôi chiếm ưu thế trên văn đàn, mặt khác thể hiện sự phong phú về thể loại. Có thể kể một số tác phẩm như: tiểu thuyết Adegraun, hay nhân vật thời đại chúng ta (Vlađimir Makanin), Bestseller (giải thưởng quốc gia năm 1999 của Iuri Davydov)…; truyện ngắn Hàng chất lượng cao, Đàn ông và đàn bà (A.Azolski), Câu chuyện tình yêu (I.U.Buida), Thánh đảo Hêlen (Ana Matveeva, Búp bê Barbi, Hai thượng đế, Linh hồn mới (L.Petrusevscaia), Chiếc tủ, Người trong bao giữa thời nay (Viacheslav Pesuk)…

Chính những nhà văn xuôi này đã góp phần quan trọng vào việc khẳng định những giá trị thẩm mỹ và nhân bản của văn học, đưa văn học Nga hiện đại tiếp bước truyền thống văn học các giai đoạn trước ở thời đại mới.
Sự tiếp nối thế hệ trong các quan hệ cha – con, ông – cháu, già - trẻ, trai – gái… thể hiện khá rõ trong văn học Nga những năm cuối thế kỷ XX. Bên cạnh thế hệ các nhà văn lão thành đã từng tham gia nội chiến, chiến tranh Vệ quốc và viết nhiều vào nửa đầu thế kỷ như V.Astaphiev, V.Bưcov, G.Baclanov… là những nhà văn ra đời trong hoặc sau thế chiến thứ hai như V.Makanin, L.Petrusevscaia, V.Pesuk, L.Uliscaia, B.Ekimov… Hai thế hệ này trở thành rường cột của văn xuôi Nga cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Những tác phẩm của những nhà văn này chủ yếu đi theo “truyền thống hiện thực” hướng đến những vấn đề đạo đức nhân sinh. Trên văn đàn cũng có sự góp mặt so tài của những nhà văn thế hệ những năm 50, 60 như V.Buida, V.Pelevin, T.Tolstaia… và một số nhà văn sinh ra vào những thập niên 70, 80 (thế kỷ XX) như Anna Matveeva (1975). Đội ngũ các nhà văn Nga rất hùng hậu về số lượng và chất lượng. Họ là những người chèo lái con thuyền văn học Nga cuối thế kỷ XX từng bước vượt qua sóng cả và bão tố để đến bến bờ vinh quang.

2.3. Trong bức tranh văn học Nga những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI nổi bật ba khuynh hướng nghệ thuật cơ bản: khuynh hướng thuộc “dòng hiện thực truyền thống”, khuynh hướng hậu hiện đại và khuynh hướng hậu hiện thực. Cả ba khuynh hướng trên cùng tồn tại, phát triển và không loại trừ nhau, đều hướng đến một sự tìm tòi, khám phá hiện thực với các phương thức phản ánh khác nhau. Nếu trước đây khi còn tồn tại nước Nga Xô Viết và Liên bang Xô Viết, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa trở thành phương pháp thống lĩnh thì bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX trở đi xuất hiện và nở rộ nhiều trào lưu nghệ thuật với những đặc trưng phản ánh đặc sắc. Một mặt, văn học tiếp tục những truyền thống hiện thực - một truyền thống được khơi nguồn từ thế kỷ XIX và phát triển gần suốt thế kỷ XX của văn học Nga và đã đạt được những thành tựu rực rỡ; mặt khác dưới những ảnh hưởng của đời sống hiện thực và sự xâm nhập của các trào lưu nghệ thuật hiện đại phương Tây, văn học Nga đương đại đã có những hình thức chiếm lĩnh thực tại rất đa dạng.

- Khuynh hướng “dòng hiện thực truyền thống” vẫn chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn. Phần lớn đi theo khuynh hướng này là những nhà văn thuộc thế hệ cha anh đã có thành tựu nghệ thụât trong giai đoạn trước như V.Astaphiev, V.Bưcov, G.Baclanov, B.Akimov, I.Davydov… Sáng tác của họ tiếp tục truyền thống hiện thực, và cho rằng văn học có trách nhiệm hướng dẫn đạo đức tinh thần cho toàn xã hội và mang tính tư tưởng cao. Truyền thống này đã đi qua sáng tác của những bậc thầy văn chương như A.Puskin, L.T.Tolstoi, N.Gogol, A.Chekhov, V.Maiacovski đến những sáng tác trong những năm 60, 70 viết về chiến tranh vệ quốc của V.Bưcov, I.U.Bondarev, V.Rasputin và về nông thôn của V.Suksin, V.Astaphiev, V.Trifonov. Đến lượt mình, các nhà văn thế hệ những năm cuối thế kỷ XX đã tiếp nhận một cách có ý thức di sản văn học nghệ thuật giàu có đó và phát triển nó trong điều kiện lịch sử vô cùng phức tạp của dân tộc mình.

Việc nhà văn V.Rasputin được giải thưởng Solzhenicin vào năm 2000 (Giải thưởng do nhà văn Solzhenicin sáng lập mang tên ông vào tháng 10/1997 là giải thưởng cá nhân lớn nhất ở nước Nga hiện nay) không chỉ vì những đóng góp của ông vào nền văn học Nga thời gian trước đó mà còn là sự khẳng định tài năng của nhà văn thể hiện qua những sáng tác gần đây như Có một bộ lông gấu, Tiếng đồn, Izba… Giải thưởng trao cho V.Rasputin không đơn giản chỉ là sự thừa nhận tài năng của nhà văn mà còn nhằm khôi phục lại truyền thống hiện thực, công lý của văn chương và vì “sự thể hiện sâu sắc chất thơ và bi kịch của đời sống nhân dân, vì sự gắn bó với thiên nhiên và ngôn ngữ Nga; vì sự phục hồi lại những  giá trị tinh thần, nhân bản” (Đánh giá của hội đồng giải thưởng Solzhenicin).
Là nhà văn cùng thế hệ với V.Rasputin, được đánh giá là một trong những đại diện xuất sắc nhất của “thế hệ nhà văn tuổi bốn mươi” vào những năm 70, nhưng phải đến hai thập niên cuối thế kỷ XX, V.Makanin mới thể hiện tài năng và sự sung sức của mình. Hàng loạt tác phẩm ra đời gây tiếng vang lớn của V.Makanin như Người trong bao (1982), Một người đàn ông và đàn bà, Kẽ hở (1991), Chiếc bàn phủ nỉ có bình nước để ở giữa (1993 - Tiểu thuyết được giải Booker), Tù binh Kavkaz, Andegaraun, hay nhân vật thời đại chúng ta (1998 - Tiểu thuyết được giải thưởng quốc gia 1999) được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một hiện tượng của văn xuôi Nga hai thập niên cuối thế kỷ. Tiếp tục truyền thống hiện thực, trong tác phẩm Andegaraun, hay nhân vật thời đại chúng ta, nhà văn tuyên bố muốn đưa ra chân dung nhân vật thời đại mình. Nhân vật Petrovich trong cuốn tiểu thuyết trên của ông có chỗ giống và khác với nhân vật Petsorin của Lermontov (Người anh hùng của thời đại) và Raskonikov của Ph.Dostoievski (Tội ác và trừng phạt). Đó là những nhân vật băn khoăn, trăn trở với những vấn đề mang tính triết lý và nhân sinh của nhân loại.

- Khuynh hướng hậu hiện đại bắt đầu hình thành từ cuối cuộc thế chiến thứ hai trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, văn học, đến những năm 80 của thế kỷ XX, chủ  nghĩa hậu hiện đại được thừa nhận là một hiện tượng xã hội thẩm mỹ của nền văn hoá phương Tây, nhất là trong lĩnh vực triết học, mỹ học và phê bình văn học. Nó nhằm khám phá, phát hiện tác phẩm ở cấp độ tổ chức văn bản nghệ thuật, tổng hợp tư tưởng, tình cảm mang nội dung vũ trụ quan. Khuynh hướng hậu hiện đại phát triển khá mạnh mẽ trong văn học Nga cuối thế kỷ XX biểu hiện trong sáng tác của T.Tolscaia, L.Uliscaia, A.Matveeva, S.Antov, A.Inin, V.Pelevin. Các nhà văn hậu hiện đại Nga có cái nhìn đa chiều và có nhiều cách lí giải hiện thực. Vì thế, tác phẩm của họ là một sự tổng hợp của nhiều ý tưởng và tham vọng, kết hợp nhiều vấn đề và các hình thức nghệ thuật khác nhau. Trong sáng tác của V.Pelevin, tính huyền thoại, giả tưởng, ngụ ngôn và sự nhại lại những môtíp trong văn học Nga cổ điển kết hợp với nhau tạo nên một giá trị thẩm mỹ mới của tác phẩm. Đồng thời V.Pelevin cũng quan tâm đến những vấn đề như: mối quan hệ giữa cuộc sống và văn học; giữa thế giới người sống và người chết; giữa Xô Viết và không Xô Viết; giữa hiện thực và tưởng tượng; giữa chuẩn mực và phi lý; giữa cổ điển và hiện đại, giữa tất định và bất định…
Mặt khác, trong khi lí giải những vấn đề trên, nhà văn có cái nhìn rất đa dạng vừa mang tính cụ thể vừa khái quát.

Một số tác phẩm của nữ văn sĩ Anna Matveeva thuộc những người “hậu sinh” như  Đảo thánh Helen, Đèo Diatlova… là những thể nghiệm thành công trên mảnh đất hậu hiện đại màu mỡ và hấp dẫn đối với thế hệ những người cầm bút trẻ của văn học Nga. Ở nhà văn này có sự kết hợp một cách khéo léo giữa những sự kiện có thực với hư cấu nghệ thuật tạo nên những hình tượng nghệ thuật có sức thuyết phục cao. Viết về đời sống và con người Nga hiện đại, đặc biệt là số phận những người phụ nữ, văn xuôi của A.Matveeva thể hiện sự sắc sảo trong việc tái hiện những diễn biến sâu kín của tâm lý nhân vật. Những truyện của nhà văn vừa nhẹ nhàng, hóm hỉnh, văn phong mượt mà, trữ tình nhưng không thiếu chất bi kịch đã để lại cho người đọc những cảm xúc sâu xa, lắng đọng về tình đời và tình người. Cũng giống như một số nhà văn hậu hiện đại khác, A.Matveeva cũng sử dụng tính giễu cợt và sự nhai lại các môtíp văn học Nga cổ điển khi khám phá hiện thực.

- Bên cạnh hai khuynh hướng nghệ thuật trên, những sáng tác khác được xếp vào khuynh hướng hậu hiện thực. Đó là những nhà văn trẻ tiêu biểu như L.Petrusevscaia, V.Pesuk, I.U.Buida, V.Tokarêva… Những sáng tác của các nhà văn trẻ này đã có những tìm tòi về nghệ thuật như văn phong, cốt truyện, phân tích tâm lý… thể hiện sự tiếp nhận truyền thống truyện ngắn Nga được bắt đầu từ A.Chekhov.
Sáng tác của I.U. Buida thuộc thế hệ sinh ra những năm 50 của thế kỷ XX đã có những bước đột phá trong việc tìm tòi phản ánh hiện thực. Với cái nhìn nhân bản hướng đến những giá trị chân thiện mỹ, Buida đã phát hiện trong những “con người trong bao”, “vô tích sự”, những con người khiếm khuyết, dị dạng bị số phận nhai cho nhừ tử, những vẻ đẹp tinh thần trong sáng. Tập truyện Cô vợ chưa cưới người Phổ (giải Buker), một số truyện ngắn như Khimych, Câu chuyện tình yêu...và tiểu thuyết DonDomino, Errmo, Borich và Glev… đã thể hiện tính độc đáo của văn xuôi hiện thực cuối thế kỷ XX. Từ những hình thức nghệ thuật đặc sắc, kết hợp cái hiện thực với huyền ảo, tưởng tượng, đan xen yếu tố hài hước phúng dụ và chất huyễn tưởng, văn xuôi Buida đã trở nên hấp dẫn với người đọc. Có lẽ chính việc tìm kiếm, chắt lọc vẻ đẹp, điều thiện và phẩm giá cao quý của con người từ cái ác, cái xấu để tạo nên những tác phẩm văn chương giàu tính nhân văn trong sáng tác của Buida cũng là một thiên chức mới mẻ của văn chương cuối thể kỷ XX.

Bắt đầu sáng tác vào những năm 60 với một số truyện ngắn, nhưng phải đến những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, L.Petrusevscaia mới thực sự trở thành nhà văn được nhiều người đọc hâm mộ. Những tác phẩm của bà lần lượt xuất hiện làm thành một bức tranh phong phú, nhiều bình diện về cuộc sống của nước Nga đương đại. Đó là những tác phẩm nổi bật: Vòng luẩn quẩn (1988), Thời khắc ban đêm (1992), Caramdin (1994), Truyện cổ tích (1997), Ngôi nhà của các cô gái (1998 - tuyển tập truyện ngắn).
Với ngôn ngữ văn xuôi mang tính ẩn dụ, đôi khi mang tính hành chính, khô khan và lạnh lùng, kết hợp với những thủ pháp sân khấu được sử dụng trong văn xuôi, Petrusevcaia đã tạo ra những tác phẩm văn chương giàu chất hiện thực, phảng phất tính trữ tình, lãng mạn nhưng không kém phần chua xót trước những đổi thay của cuộc đời.
Những khuynh hướng nghệ thuật được phân chia, đánh giá như trên cũng chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế có sự xâm nhập, đan xen giữa các phong cách nghệ thuật, giữa các trào lưu và thậm chí trong cùng một nhà văn. Tuy vậy, những khuynh hướng văn học đó thể hiện sự tìm tòi không chỉ trong nội dung phản ánh mà đặc biệt ở nghệ thuật biểu hiện.

3. Những chuyển động của lịch sử nước Nga diễn ra mạnh mẽ từ cuối những thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi kéo theo những bước biến đổi của tiến trình văn học Nga làm nảy sinh những vấn đề và nhân tố mới. Những xáo trộn, ngộ nhận thời kỳ ban đầu là điều không tránh khỏi trong lĩnh vực nhận thức lí luận và cả thực tiễn sáng tác. Nhưng cùng với sự ổn định của đời sống chính trị xã hội và đất nước đang trên đường phát triển, văn học Nga đã dần trở lại với vai trò tiên phong của mình trong lĩnh vực hoạt động tinh thần và sẽ trở thành một nền văn học lớn trong thế kỷ XXI trên cơ sở tiếp tục những truyền thống của văn học Nga phát triển qua hai thế kỷ.
H.V.L

(nguồn: TCSH số 225 - 11 - 2007)

 



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn Nga đương đại (Đào Tuấn Ảnh dịch), NXB Thuận Hoá và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Huế.
2. Nhiều tác giả (2004),
Truyện ngắn Nga đương đại (Nhiều người dịch – Song ngữ), NXB Thế giới và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
3. Nhiều tác giả (2003),
Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, NXB Hội nhà văn và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
4. Lê Sơn (2002),
Nỗi đau và niềm tin, NXB Văn học, Hà Nội.
5. Nhiều tác giả(2005),
Lương tâm nổi giận, NXB Sài Gòn (Những bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu Nga).
* Chúng tôi khảo sát Văn học Nga những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BẢO CHI                 (lược thuật)Từ chiều 13 đến chiều 15-8-2003, Hội nghị Lý luận – Phê bình văn học (LL-PBVH) toàn quốc do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại khu nghỉ mát Tam Đảo có độ cao 1.000 mét và nhiệt độ lý tưởng 23oc. Đây là hội nghị nhìn lại công tác LL-PBVH 28 năm qua kể từ ngày đất nước thống nhất và sau 54 năm Hội nghị tranh luận Văn nghệ tại Việt Bắc (1949). Gần 200 nhà LL-PB, nhà văn, nhà thơ, nhà báo và khách mời họp mặt ở đây đã làm nóng lên chút đỉnh không khí ôn hoà của xứ lạnh triền miên...

  • ĐỖ LAI THÚY                Văn là người                                  (Buffon)Cuốn sách thứ hai của phê bình văn học Việt Nam, sau Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, thuộc về Trần Thanh Mại (1911 - 1965): Trông dòng sông Vị (1936). Và, mặc dù đứng thứ hai, nhưng cuốn sách lại mở đầu cho một phương pháp phê bình văn học mới: phê bình tiểu sử học.

  • ĐẶNG TIẾNThuật ngữ Thi Học dùng ở đây để biểu đạt những kiến thức, suy nghĩ về Thơ, qua nhiều dạng thức và trong quá trình của nó. Chữ Pháp là Poétique, hiểu theo nghĩa hẹp và cổ điển, áp dụng chủ yếu vào văn vần. Dùng theo nghĩa rộng và hiện đại, theo quan điểm của Valéry, được Jakobson phát triển về sau, từ Poétique được dịch là Thi Pháp, chỉ chức năng thẩm mỹ của ngôn từ, và nới rộng ra những hệ thống ký hiệu khác, là lý thuyết về tính nghệ thuật nói chung. Thi Học, giới hạn trong phạm vi thi ca, là một bộ phận nhỏ của Thi Pháp.

  • TRẦN CAO SƠNTriều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Dân tộc đã phải trải qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách quan.

  • TRẦN HUYỀN SÂMNếu nghệ thuật là một sự ngạc nhiên thì chính tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu là sự minh định rõ nhất cho điều này. Tôi bàng hoàng nhận ra rằng, luận thuyết: con người cao quý và có tình hơn động vật đã không hoàn toàn đúng như lâu nay chúng ta vẫn tin tưởng một cách hồn nhiên. Con người có nguy cơ sa xuống hàng thú vật, thậm chí không bằng thú vật, nếu không ý thức được giá trị đích thực của Con Người với cái tên viết hoa của nó. Phải chăng, đây chính là lời nói tối hậu với con người, về con người của tác phẩm này?

  • HOÀNG NGỌC HIẾN           ...Từ những nguồn khác nhau: đạo đức học, mỹ học, triết học xã hội-chính trị, triết học xã hội-văn hoá... cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình văn học là nỗ lực vượt lên trên những thành kiến và định kiến hẹp hòi trong sinh hoạt cũng như trong học thuật. Những thành kiến, định kiến này có khi lại được xem như những điều hiển nhiên. Mà đã là “hiển nhiên” thì khỏi phải bàn. Đây cũng là một thói quen khá phổ biến trong nhân loại. Cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình có khi bắt nguồn từ suy nghĩ về chính những điều “hiển nhiên” như vậy...

  • THÁI DOÃN HIỂUVào đời, Lưu Quang Vũ bắt đầu làm thơ, viết truyện, rồi dừng lại nơi kịch. Ở thể loại nào, tài năng của Vũ cũng in dấu ấn đậm đà làm cho bạn đọc cả nước đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Thơ Lưu Quang Vũ một thời được lớp trẻ say sưa chép và thuộc. Kịch Lưu Quang Vũ một thời gần như thống trị sân khấu cả nước.

  • TRẦN THANH ĐẠMTrong lịch sử nước ta cũng như nhiều nước khác, thời cổ - trung đại cũng như thời cận - hiện đại, mỗi khi một quốc gia, dân tộc bị xâm lược và chinh phục bởi các thế lực bên ngoài thì trong nước bao giờ cũng phát sinh hai lực lượng: một lực lượng tìm cách kháng cự lại nạn ngoại xâm và một lực lượng khác đứng ra hợp tác với kẻ ngoại xâm.

  • ĐỖ LAI THUÝLTS: Trong số tháng 5-2003, Sông Hương đã dành một số trang để anh em văn nghệ sĩ Huế "tưởng niệm" nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa qua đời. Song, đấy chỉ mới là việc nghĩa.Là một cây đại thụ của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, Nguyễn Đình Thi toả bóng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Bằng chứng qua các bài viết về ông sau đây, Sông Hương xin trân trọng dành thêm trang để giới thiệu sâu hơn, có hệ thống hơn về Nguyễn Đình Thi cùng bạn đọc.

  • ĐẶNG TIẾN…Nguyễn Đình Thi quê quán Hà Nội, nhưng sinh tại Luang Prabang, Lào, ngày 20/12/1924. Từ 1931 theo gia đình về nước, học tại Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1941 tham gia Thanh Niên cưú quốc, 1943 tham gia Văn hóa cứu quốc, bị Pháp bắt nhiều lần. Năm 1945, tham dự Quốc Dân Đại hội Tân Trào, vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Năm 1946, là đại biểu Quốc hội trẻ nhất, làm Ủy viên Thường trực Quốc hội, khóa I…

  • HỒ THẾ HÀ          Hai mươi lăm năm thơ Huế (1975 - 2000) là một chặng đường không dài, nhưng nó diễn ra trong một bối cảnh lịch sử - thi ca đầy phức tạp. Cuộc sống hàng ngày đặt ra cho thể loại những yêu cầu mới, mà thơ ca phải làm tròn sứ mệnh cao cả với tư cách là một hoạt động nhận thức nhạy bén nhất. Những khó khăn là chuyện đương nhiên, nhưng cũng phải thấy rằng bí quyết sinh tồn của chính thể loại cũng không chịu bó tay. Hơn nữa, đã đặt ra yêu cầu thì chính cuộc sống cũng đã chuẩn bị những tiền đề để thực hiện. Nếu không, mối quan hệ này bị phá vỡ.

  • JAMES REEVESGần như điều mà tôi hoặc bất kỳ nhà văn nào khác có thể nói về một bài thơ đều giống nhau khi nêu ra ấn tượng về điều gì đấy được in trên giấy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là toàn bộ sự thật. Việc in trên giấy thực ra là một bài thơ gián tiếp. Sẽ dễ dàng thấy điều này nếu chúng ta đang nói về hội hoạ hoặc điêu khắc.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP...Nguyễn Huy Thiệp không phải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật. Trước ông đã có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... tích cực mở đường. Nhưng phải đến Nguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởng nghệ thuật mới được thể hiện một cách đậm nét. Tất cả được Nguyễn Huy Thiệp kiến tạo qua một trò chơi đầy tính bất ngờ. Giống như người nghệ sĩ ba lê tài năng, Nguyễn Huy Thiệp trình diễn một thế giới đa sắc trên đầu những đầu mũi ngón chân. Những ngón chân ấy bám trụ vào hiện thực một cách tinh diệu, xoay chuyển một cách nhịp nhàng với những vòng quay, những vũ điệu ngôn từ...

  • PHAN NGỌC THUTrong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất, đồng thời cũng là nhà phê bình văn học kiệt xuất. Từ những bài tranh luận văn học sôi nổi thời Thơ Mới (1932-1945) đến Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958); từ Phê bình giới thiệu thơ (1960) đến Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I (1981), tập II (1982) và Công việc làm thơ (1984)... "chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia"(1)

  • BÙI QUANG TUYẾNThơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v...

  • HÀ KHÁNH CHINgày 20 - 3 - 2003, siêu cường lớn nhất mọi thời đại là đế quốc Hoa Kỳ đã mở đầu cuộc chiến tranh kỳ quái nhất trong lịch sử bằng cách tấn công Iraq sau khi đã bắt quốc gia này phải tự phá huỷ vũ khí tự vệ của chính họ. Đó là bài học chưa hề thấy về chút hy vọng cuối cùng mà lương tri nhân loại có thể đòi hỏi. Để có thể hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra hôm nay - có lẽ cũng rất cần ôn lại một trong những vấn đề lớn nhất mà loài người có thể nghĩ tới: cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách đây gần 30 năm.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA Văn học Việt từ sau 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới, là một quá trình văn học rất phong phú, đa dạng và không ít phức tạp, lại còn đang tiếp diễn. Cuốn sách Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy ra đời đáp ứng nhu cầu mang tính thời sự: nhu cầu nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về tiến trình văn học ba mươi năm qua, chuẩn bị cho sự ra đời của những công trình văn học sử và những chuyên khảo về giai đoạn văn học này.

  • NGUYỄN QUANG HÀTrong đời có những bài thơ người ta quên, mà chỉ nhớ một câu nằm lòng. Bởi đó là những câu thơ thực sự, những câu thơ thi sĩ. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về thơ: Thơ là tiếng hát của trái tim; Thơ là hạt muối kết tinh của tình cảm; Thơ là phút giây rung động của tâm hồn... Nói chung, những định nghĩa ấy cho ta hiểu rằng ở đâu có được sự rung động của trái tim thì ở đó có thơ.

  • ĐỖ LAI THUÝPhê bình văn học Việt Nam, sau sự khởi nguồn của Thiếu Sơn với Phê bình và Cảo luận (1933) chia thành hai ngả. Một xuất phát từ Phê bình để trở thành lối phê bình chủ quan ấn tượng với Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam (1942). Lối kia bắt nguồn từ Cảo luận tạo nên phê bình khách quan khoa học với Vũ Ngọc Phan của Nhà văn hiện đại (1942), Trần Thanh Mai của Hàn Mặc Tử (1941), Trương Tửu của Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945). Sự phân chia này, dĩ nhiên, không phải là hành chính, mà là khoa học, tức sự phân giới dựa trên những yếu tố chủ đạo, nên không phải là không thể vượt biên. Bởi, mọi biên giới đều mơ hồ hơn ta tưởng, nhất là ở khoa học văn chương.

  • LTS: Marcel Reich-Ranicki, sinh năm 1920, người ở Đức được mệnh danh là "Giáo hoàng văn học", là nhà phê bình văn học đương đại quan trọng nhất của CHLB Đức. "Một lời biện hộ cho thơ" là bài thuyết trình đọc vào ngày 30.11.1980 nhân dịp ra mắt Tập 5 của "Tuyển thơ Frankfurt" trong khuôn khổ chuyên mục thơ của nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" (FAZ) mà tác giả là chủ biên phần văn học từ 1973 đến 1988.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài "Một lời biện hộ cho thơ" của ông sau đây do dịch giả Trương Hồng Quang thực hiện.