PHẠM THỊ PHONG LAN
Anh nhận được email của em khi vừa ở Huế về, rồi gọi điện ngay. Mà hình dung không nổi nên quyết định phải gặp.
Minh họa: Nhím
Sao lại hình dung không nổi? Anh là nhà văn, óc tưởng tượng và trực cảm phải hơn người thường chứ! Anh không sao gắn kết được tiếng cười trong veo như những chiếc ly pha lê chạm vào nhau với giọng văn đáo để của một người... thất tình kinh niên làm một! Anh gặp chỉ vì tò mò thôi chứ gì? Thỏa lòng rồi đó, giờ thì em về. Này nhóc, kiểu giận dỗi trẻ con đó không phải là em đâu...
(Lần đầu gặp mặt, không giống một nhà văn gặp cộng tác viên trao đổi bài vở. Anh làm biên tập ở một tạp chí nổi tiếng về sự kỹ lưỡng, in một bài trên đó coi như được đóng dấu đảm bảo cho chất lượng văn chương, kiêu ngạo cũng là điều dễ hiểu. Anh chủ động hẹn gặp có phải là một hành vi “hạ cố”?)
Em thích ăn tối ở đâu? Ở nhà. Bây giờ cơ. À, vậy đến quán quen của em. Đúng hơn là quán có món quen của em. Cơm gà cary. Anh ăn được không? Hồi ở rừng, anh còn ăn những món cay hơn.
(Một không gian cao nguyên khoáng đạt mở ra trong đôi mắt đầy ngạc nhiên, thích thú. Rừng rậm. Thác ghềnh. Thú dữ. Và hoa). Nhiều nhất là phong lan, đẹp “kinh hoàng”. (Cái cau mày bắt lỗi người đối thoại biến mất. Nỗi tò mò dẫn dụ theo mỗi chặng đời vốn dĩ chỉ thấy qua màn ảnh.) Anh là lính trước khi cầm cây bút nên trang viết không nuột nà trơn tru như thế hệ em.
Uống lipton nhé, gọi cà phê anh sẽ thất vọng đấy. Sao hiểu nhanh quá vậy? Anh ở Tây Nguyên về, uống sao nổi thứ chất lỏng màu cà phê ở đây.
Em chưa ngủ được hả? Anh vẫn thao thức đấy thôi. Cuối tuần em làm gì? Giờ mới là Thứ Hai... ừ nhỉ?
Thứ Ba.
(Họp giao ban. Sếp tổng trong trụ sở chính bay ra, trực tiếp chủ trì buổi party sinh nhật văn phòng phía bắc. Váy áo điệu đà, marcara vuốt làn mi cong vút kiêu kỳ. Đi một mình là một lợi thế kéo theo nhiều phiền phức. Buổi tiệc đứng đầy nghi lễ ngoại giao cứng nhắc: cụng ly, cười, trao đổi danh thiếp... ồn ào mà trống rỗng. Nhân lúc vòng vây của mấy chàng tốt mã loi lỏng, lén xuống sân lấy xe. Phóng ào ào trên phố, thói quen cố hữu mỗi khi rơi tự do trong nỗi buồn. Vô tình lạc vào con phố một chiều).
Phòng anh trên tầng hai, đứng ở cửa sổ còn nhận ra em tô son môi hằng cọ hay bằng ngón tay đấy. Sai hết. Em chỉ dùng nhũ bóng phủ lên màu môi thật của mình. Hóa ra em biết có một người bị dị ứng son màu?
Thứ Tư.
Anh đang ăn trưa, nhưng không phải cơm hộp. Vậy là anh ngồi quán bia với bạn? Sao biết rõ vậy. Anh là nhà văn, thích vạ vật để tìm cảm hứng. Em suốt ngày trong phòng máy lạnh nên viết ra toàn... đồ hộp, không ngán sao, nhóc? Hừ!... Anh uống bao nhiêu rồi mà phán xét người ta quá quắt như vậy.
(Viết để thoát khỏi cái không gian 100 mét vuông chia mười bốn cabin nhốt kín những tham vọng. Để chạm được chân mình xuống mặt đất từ tầng cao nhất của tòa nhà trung tâm. Để nhắc mình đang biến hình thành thứ sản phẩm của thời kỹ thuật số. Viết là lấp đi cái khoảng trống hoác trong lòng. Để thấy mình đang sống).
Nếu em cứ vừa gõ bàn phím vừa đeo phone thì người đọc cũng không nghe được âm thanh dội về từ cuộc sống. Sao anh không nói thẳng văn của em toàn chữ! Đó, em hiểu được rồi cần gì anh phải nói.
Thứ Năm.
Đi thẳng vào cổng, qua cầu thang bên trái, tầng 2, phòng cuối cùng. Tên anh gắn ngay trên cửa, sao còn phải chỉ dẫn kỹ như vậy, em có mù chữ đâu. Nhưng em hay quên. Quên chứ chưa nhầm lẫn bao giờ.
(Chậu hồng quế khô cong, cành lá sắt lại cằn cỗi. Cửa sổ bám một lớp bụi mờ. Những cuốn sách ngả ngốn trên giá. Gạt tàn vun đầy đầu lọc. Và Romance...).
Anh trồng cây mà không tưới thì đừng trồng nữa. Cây sống với anh cũng phải biết cách chịu khổ, không chờ được anh về tưới nước thì cứ việc... chết khô. Rồi anh sẽ bị quả báo vì cái tính ác đó! Anh chỉ chết khô khi nào không còn một cô nàng đanh đá mắng mỏ mình nữa.
(Từng thớ đất khô nẻ reo lên đón ly nước mát. Vòng tròn đồng tâm ẩm ướt loang rộng trên ô cửa kính, một mảng trời trong veo hiện ra. Những con chữ rúc rích một hồi rồi cũng xếp được thành hàng ngay ngắn cạnh nhau. Chỉ Romance vẫn dìu dặt vang lên...).
Em có mệt vì một gã độc thân lộn xộn không? Thú vui của em là làm sạch và thu xếp mọi thứ trở về trật tự. Chỉ là thú vui?
Thứ Sáu.
Sao em không nghe máy?
Em làm gì mà không trả lời tin nhắn?
Em đi đâu cả ngày không online?
Bây giờ là nửa đêm...
Này nhóc, anh không chịu nổi kiểu im lặng của em nữa đâu!
Thứ Bảy.
(Hoa hồng vàng rực cắm trong lọ gốm nâu. Chân dung âm bản của Che Guevara lồng vào khung gỗ có đế đặt trên bàn viết. Đống thiếp mời lưu cữu trong hộc tủ được cắt tỉa thành từng cái book-mark thắt nơ xinh xắn. Và... túi nilon đựng rác cẩn thận đặt sẵn trong sọt).
Em muốn ăn tối ở nhà. Nhưng chỉ còn bánh ngọt và nước suối. Anh cứ việc ra phố ăn một mình. Một mình làm sao anh nuốt trôi? Vậy phải nghĩ ra cách nào đó chứ!
(Đã lâu lắm những chiếc đũa mới được sóng đôi trong vũ điệu hân hoan. Bát đĩa ngoác những cái miệng tròn xoe rộn lên bản đồng ca náo nức. Rượu ấm rực thành ly. Nến lấp lánh sau ánh mắt cười.)
Anh luôn sợ phải trở về trước mỗi chuyến đi. Mà những chuyến đi thì cứ nối nhau thành một vòng vô hạn tuần hoàn. Tại anh chưa tìm ra người mong đợi mình sớm trở về. Chờ đợi là một điều khủng khiếp! Nhưng còn khủng khiếp hơn là chẳng có gì để mà đợi...
Chủ Nhật.
Sao em lại khóc?
Nhìn anh này, anh vẫn đang ôm em đây thôi.
Đừng làm tim anh vỡ nát ra!
(Anh không hiểu gì thật sao! Vừa có một trận lốc xoáy quét đi tất cả lòng kiêu ngạo. Một cánh cửa bí mật vừa mở toang dưới ánh sáng mặt trời. Một thành trì lạnh lùng vừa sụp đổ giữa thảo nguyên bạt ngàn hoa cỏ... Chỉ còn lại mình em, nguyên sơ và nhỏ bé. Cần chở che. Cần yêu thương. Cần anh).
P.T.P.L
(TCSH349/03-2018)
PHẠM GIAI QUỲNH
Nhân viên soát vé mời mi lên tàu với nụ cười đông cứng, một nụ cười được lập trình qua công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, tuồng như bất động và đanh rắn.
NGÔ ĐÌNH HẢI
Hắn làm bảo vệ đêm. Sáu giờ chiều tới bệnh viện nhận ca trực. Bệnh viện thuộc hạng sang nhất thành phố. Bệnh nhân ở đây toàn là những kẻ có tiền.
PHẠM THỊ ANH NGA
Sao em vẫn chưa tin là chúng mình đã thực sự yêu nhau?
ĐÀO QUỐC MINH
Gốc mai trắng đã hơn trăm tuổi. Đó là nhất chi mai, còn gọi bạch mai, hàn mai, nhị độ mai.
NGUYỄN ĐẠI DUẪN
Đã cuối tháng Chạp mà nắng còn như đổ lửa. Nắng mùa khô ở Lào thật khó chịu, lúc thì nóng nực, lúc thì lất phất mấy ngọn gió khô khốc.
1.
Ở xóm Bà Tàu, mỗi lần nhắc tới cái ác của Quản Ló thì ai nấy thảy đều tội nghiệp và cảm thông bà Tám Hội Đồng, má đẻ Quản Ló. Vì, “Sanh con ai nỡ sanh lòng/ Nuôi con ai chẳng vun trồng cho con” (Ca dao). Và, như lời người xưa: “Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh”.
TRẦN THÚC HÀ
Ngọn núi Quảng Đại Sơn thuộc huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải bên bờ biển phía tây nước Cao Ly. Núi không cao lắm, cách thành trì Ủng Tân một quãng ngắn. Trên đỉnh núi có tảng đá bằng mà rộng.
THU LOAN
Ông đã sống ở thị xã Cao nguyên những năm 80. Nhấp nhô những con dốc cao cao. Đường lổn nhổn sỏi đá. Đạp xe như cóc nhảy vì ổ gà.
NGUYỄN NGỌC LỢI
Nửa chiều đó Huế mưa. Tiết cuối thu nắng nhẹ, đẹp suốt dọc đường, vậy mà đến Huế, xe vừa dừng bánh thì mưa đổ xuống. Mưa quất rào rào, gió thốc hơi nước lọt qua khe cửa buôn buốt lạnh. Lái phụ từ phía đầu xe gọi khách xuống.
TRẦN BĂNG KHUÊ
1.
“Tôi đảm bảo câu chuyện mà tôi sắp kể đây hoàn toàn bắt đầu bởi một giấc mơ. Một giấc mơ kỳ quặc, chúng là những bức tranh lạ lẫm không đầu không cuối, không hề có bất kỳ sự kết nối nào”.
LÊ ANH HOÀI
Hàm có mặt trong một đêm thơ của một câu lạc bộ mang tên “Vĩnh Cửu”. Bà cô của Dung làm chủ tịch câu lạc bộ này.
PHẠM NGỌC TÚY
1.
Tám mươi bảy tuổi, bà rên rỉ, chép miệng suốt ngày. Giọng nói còn tốt, đầu óc chưa lú lẫn, nếu không có cô cháu gái một hôm ghé xuống nhà thăm phát hiện ra bà đau nằm một chỗ, thỉnh thoảng hay lên về bới xách không biết sẽ còn chuyện gì xảy ra nữa?
DIỆU PHÚC
Năm tôi lên bốn, chị đã lên mười. Người ta nói chị mãi là đứa trẻ bốn tuổi. Tôi không hiểu vì sao lại thế.
KIỀU BÍCH HẬU
1. Ngày cuối tuần, Andras bồn chồn đi đi lại lại trong căn hộ của mình trên tầng bốn toàn nhà cổ tại phố Bartok Bela.
MCAMMOND NGUYEN THI TU
Cuộc sống là như bước chân lên một con thuyền mà nó chuẩn bị ra khơi và chìm
(Shunryu Suzuki)
LTS: Bạn đọc đã từng quen biết Phạm Thị Hoài qua tập truyện "Mê lộ" và tiểu thuyết "Thiên sứ" (tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp với tựa đề “La messagère de Cristal", do Phan Huy Đường dịch, Nxb Phụ nữ ở Paris phát hành. Nxb Turino (Ý) cũng dự định cho ra mắt tác phẩm này bằng tiếng Ý vào tháng 5 sắp tới, đồng thời Nxb Rowohl (Đức) cũng đã ký hợp đồng in 12 nghìn bản tiếng Đức.
TRẦN TRUNG CHÍNH
Tám mươi lăm phần trăm dân thành phố chúng ta, chưa cần hỏi ý kiến về tình trạng vệ sinh thành phố, đều kêu rằng: "Thành phố rất bẩn".
TRẦN BẢO ĐỊNH
1.
Thấy sóng lắp liếm bờ chờ con nước nhảy, lão Bảy nói:
- Sớm mai, con ở nhà!
- Ở nhà chi, tía?
TRU SA
Viết riêng cho một người
Đèn tắt là hết, chỉ còn đôi mắt tỉnh bơ cùng tiếng thở nhẹ. Đường ray vẫn đầy đá dăm, thứ vật lót giúp bánh tàu không đổ nhào.
NGUYỄN THẾ HÙNG
Anh Thuyên nhà bên xóm Bến sang xóm tôi cưới chị Linh. Chị Linh xinh, da trắng, tóc dài nên nhiều anh trong xóm tôi mê, vậy mà chị lại đi lấy người xóm Bến.