KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6
Trang 1 Báo Quyết Chiến số 5, ra ngày 31/8/1945
Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Ban đầu báo đóng ở 43 Trần Hưng Đạo, sau chuyển sang số 2 Nguyễn Tri Phương, đầu năm 1946 chuyển về 85 đường Hàng Bè, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng - Huế. Người được giao nhiệm vụ điều hành tờ báo là nhà thơ Vĩnh Mai (Nguyễn Hoàng), từng là Bí thư Thị ủy Thuận Hóa (sau là Thành ủy Huế). Báo xuất bản hơn 1 năm, từ 1945 đến cuối 1946 thì dừng.
Báo mở nhiều chuyên mục tin tức, bình luận, đăng các văn bản, thông cáo mới của Chính phủ và của Ủy ban cách mạng lâm thời (sau là UBND tỉnh Thừa Thiên), của các tỉnh Trung Bộ. Quyết Chiến cũng đăng tải nhiều bức thư, sắc lệnh, điện văn của Hồ Chủ tịch cũng như nhiều thông tin về các hoạt động của Người. Trong đó, có nhiều thông tin về hoạt động của Người với báo giới.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin giới thiệu một số tư liệu về Hồ Chủ tịch và báo giới trên báo Quyết Chiến. Các tư liệu này nằm trong cuốn “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Quyết Chiến xuất bản ở Huế”(*).
*
Trên trang nhất và trang 2 báo Quyết Chiến số 106, ngày 27/12/1945, đưa tin: “Hồ Chủ tịch tiếp kiến đại biểu các báo”, nội dung như sau:
“Chiều hôm 20/12/1945, Hồ Chủ tịch có tiếp đại biểu các báo đến phỏng vấn Cụ về sự đoàn kết các đảng phái.
Hồ Chủ tịch có cho hay rằng, Chính phủ đã phải vượt qua nhiều khó khăn mới thực hiện được sự đoàn kết này. Sau cuộc đoàn kết, đầu năm 1946 sẽ có ba đại biểu Việt Nam Quốc dân đảng tham dự Chính phủ: cụ Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch và hai đại biểu khác giữ hai chức Bộ trưởng Kinh tế và Vệ sinh (tức Bộ Y tế cũ), ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế vui lòng giữ chức Thứ trưởng bộ ấy để tỏ lòng chân thành hợp tác của Chính phủ.
Như vậy Chính phủ lâm thời hiện nay sẽ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời và sau khi triệu tập Quốc hội sẽ từ chức để Quốc hội bầu ra Chính phủ chính thức.
Ông Trần Văn Giàu, đại biểu cho 4 tờ báo ở Nam Bộ, đứng lên đề nghị: Nay các đảng phái đã đoàn kết để chống ngoại xâm, vậy mỗi đảng nên phái ngay một bộ đội chừng vài ngàn người, vào Nam Bộ giết giặc. Riêng tôi - lời anh Giàu - sẽ xin tình nguyện đi theo để dẫn đường.
Hồ Chủ tịch trả lời rất tán thành đề nghị ấy, nhưng Cụ chưa biết ý kiến cụ Nguyễn Hải Thần ra sao.
Anh Giàu yêu cầu Cụ Hồ hỏi ngay ý kiến cụ Nguyễn để anh được loan tin mừng ấy với đồng bào Trung Bộ và Nam Bộ.
Sau đó đại biểu các báo hỏi Hồ Chủ tịch về công cuộc ngoại giao, Hồ Chủ tịch tuyên bố rằng, tình hình ngoại giao rất khả quan, nhưng ngoại giao bao giờ cũng cần có thực lực của dân chúng làm hậu thuẫn, chỉ có sức của quần chúng mới đem lại thắng lợi cho ngoại giao.
Cụ nói: chắc có người không hiểu tại sao các cường quốc chưa thừa nhận nền độc lập của nước ta. Nhưng cứ xem lịch sử thế giới thì biết, chưa bao giờ một chính phủ cách mạng được quốc tế thừa nhận trong vài tháng. Vả chăng thế giới đang chờ xem sức kháng chiến và kiến quốc của dân tộc ta để biết dân Việt Nam đã xứng đáng được độc lập chưa.
Cuối cùng, đại biểu các báo hỏi Hồ Chủ tịch về các phái bộ Đồng Minh hiện có và sắp tới, Hồ Chủ tịch đáp: Theo báo Thanh niên (báo Trung Hoa) một phái bộ Liên Xô sắp tới Đông Dương. Còn phái bộ Anh ở đây thì lo việc liên lạc giữa các nước Đồng Minh. Phái bộ Mỹ thì điều tra về các phi công bị thiệt mạng và mất tích trong thời chiến tranh. Cuộc hội kiến rất thân mật và Hồ Chủ tịch vui vẻ trả lời tất cả các câu hỏi của các nhà báo.”
*
Trên trang nhất báo Quyết Chiến số 250, ngày 26/6/1946, đưa tường thuật “Hồ Chủ tịch tiếp các nhà báo ở Ba Lê”:
“Chiều hôm qua 25 tháng 6 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp các nhà báo ở kinh đô, ở các tỉnh và các nhà báo ở dinh Royal Monceau.
Ông Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn Phái bộ Việt Nam và ông Sainrteny, ủy viên nước Pháp ở miền Bắc Việt Nam ngồi bên cạnh Hồ Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh viện cớ rằng, Cụ là khách của Chính phủ Pháp và Chính phủ Pháp chưa chính thức đón tiếp, nên Cụ không đọc diễn văn và cũng không tuyên bố gì. Chủ tịch chỉ tỏ lời cảm tạ các nhà báo giới thiệu nước Việt Nam với dân chúng Pháp.
Hồ Chủ tịch tuyên bố rất vui lòng về hành trình của Cụ trong những ngày ở Biarritz và về cuộc đón tiếp của dân chúng và Chính phủ Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại một cách vắn tắt sự giao thiệp giữa nước Pháp và nước Việt Nam kể từ ngày 6/3/1946 và Cụ nói cuộc bang giao đó vẫn tiến tới. Chính vì sự tiến bộ trong cuộc giao thiệp đó mà Chủ tịch tin vào tương lai tốt hơn một sự cộng tác thành thực thẳng thắn giữa hai nước.
Hồ Chủ tịch nói tiếp, tất cả mọi vấn đề có thể giải quyết được một cách dễ dàng bằng cách tin cậy lẫn nhau, rồi Cụ kết luận: Tuần lễ sau tôi sẽ vi hành đi các nơi.
Hồ Chủ tịch biếu mỗi nhà báo phụ nữ một đóa hoa hồng trong lúc mọi người dùng trà”.
*
Cũng sự kiện Cụ Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo Việt Nam thăm Pháp, trên trang nhất và trang 2, báo Quyết Chiến số 266, ngày 15/7/1946, đưa tường thuật “Tại dinh Royal Monceau Hồ Chủ tịch tuyên bố với các nhà báo Pháp về những vấn đề liên lạc giữa Pháp và Việt, Liên bang Đông Dương, Nam Bộ và quyền lợi của Pháp ở Việt Nam”, xin lược trích:
“Ngày 12/7/1946, Hồ Chủ tịch đã tiếp các nhà báo ở dinh Royal Monceau tại Ba Lê. Hồ Chủ tịch đã nói đến 4 điểm:
1. Liên lạc giữa Pháp và Việt Nam,
2. Liên bang Đông Dương,
3. Vấn đề Nam Bộ,
4. Vấn đề quyền lợi của Pháp ở Việt Nam, tóm tắt như sau đây:
Về phương diện chính trị, những liên lạc giữa Pháp và Việt Nam phải để một hiệp ước định rõ, hiệp ước đó phải đặt trên nền tảng tôn trọng nền dân tộc tự quyết, về phương diện văn hóa và kinh tế nước Việt Nam chủ trương hợp tác với nước Pháp trong khối Liên hiệp Pháp. Khi nào có quyền lợi chung thì sẽ có đoàn kết. Liên bang Đông Dương phải là một tổ chức kinh tế. Nước Việt Nam nhất định ngăn ngừa không cho Liên bang đó đồng một chính phủ toàn quyền trá hình. Về vấn đề Nam Bộ, Hồ Chủ tịch tuyên bố rõ rằng nước Việt Nam định Nam Bộ là một mảnh đất Việt Nam. Đó là thịt của thịt chúng tôi, đó là máu của máu chúng tôi. Sự đòi hỏi có dựa trên những nguyên nhân về chủng tộc, lịch sử và văn hóa. Trước khi xứ Corse trở nên đất Pháp, thì Nam Bộ đã là đất Việt Nam rồi. Về vấn đề này tôi tuyên bố rằng tôi tin cậy ở nước Pháp mới. Và những quyền lợi của Pháp ở Việt Nam, Hồ Chủ tịch nói là nước Việt Nam sẵn lòng bảo đảm sự an toàn cho những gì vốn của Pháp. Hồ Chủ tịch kết luận bằng một lời lạc quan: tôi tin rằng hội nghị Việt - Pháp cuối cùng sẽ đưa đến kết quả hai dân tộc chứng cho thế giới một tấm gương rất lớn”.
Đọc báo Quyết Chiến, ta thấy những câu trả lời của Cụ Hồ với báo giới Pháp lúc đó, thể hiện tầm vóc một trí tuệ lớn, một tấm lòng yêu nước nồng nàn. Ví dụ:
“Hỏi: Thưa Chủ tịch, chúng tôi nghe nói Chủ tịch đã tuyên bố rằng Chủ tịch có xu hướng cộng sản nhưng hình như trước đây 50 năm ở Việt Nam không có cộng sản phải không?
Trả lời: Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa, riêng tôi, đã nghiên cứu chủ nghĩa Karl-Max. Cách đây 2 nghìn năm, Đức Chúa Jesus Christ đã nói là ta phải yêu mến kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được. Muốn cho chủ nghĩa Cộng sản thực hiện được cần phải có đại kỹ nghệ, đại nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có đủ.
Hỏi: Nếu Nam Kỳ từ chối không sáp nhập vào Việt Nam, Chủ tịch sẽ làm thế nào?
Trả lời: Nam Kỳ cùng một Tổ tiên với chúng tôi, tại sao Nam Kỳ lại không muốn ở trong đất nước Việt Nam?
- Người Basques, Bretons không nói tiếng Pháp thế mà vẫn là người Pháp.
Người Nam Kỳ nói tiếng Việt Nam tại sao lại còn nghĩ đến sự cản trở việc thống nhất nước Việt Nam.
…………
Hỏi: Thưa Chủ tịch, ngài đã một đôi lần bị vào ngục? có lâu không?
Trả lời: Vào ngục thì bao giờ chả lâu.
Hỏi: Thưa Chủ tịch ở đâu?
Trả lời: Ở hầu hết mọi chỗ.
Đến đây là hết buổi họp với các nhà báo của Hồ Chủ tịch.”
*
Trên báo Quyết Chiến số 215, ngày 16/5/1946, ngay trang 1, báo đăng bài về “Sự nghiệp của Hồ Chủ tịch”, trong đó có đoạn:
“Từ cuộc thế giới chiến tranh lần trước, Cụ luôn luôn đứng đầu phong trào giải phóng dân tộc của nước ta. Cụ đã vô cùng kiên quyết và khéo léo để lãnh đạo các tổ chức ái quốc trong cuộc chiến đấu chống đế quốc chủ nghĩa. Có nhiều lần phong trào bị đè bẹp trong máu nhưng lại vươn lên mạnh mẽ theo tình hình quốc gia và quốc tế từng giai đoạn một.
Trong các cuộc chiến đấu mãnh liệt đó, tài Cụ, trước hết đã thực hiện được sự thống nhất phong trào quốc gia. Trước kia đã có những vị anh hùng như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám các bậc tiên liệt đó đã hiên ngang chiếm giữ một bờ cõi, chống lại kẻ ngoại xâm. Tên tuổi các bậc đó đã xán lạn trên đài vinh quang của Tổ quốc, đã có những làn sóng lôi cuốn cả văn thân, sĩ phu trong nước. Chưa có vị anh hùng nào đã gieo một ngọn lửa mãnh liệt cháy sâu vào toàn dân. Với Cụ Hồ, cả Việt Nam bật lửa và tất cả mọi người không phân biệt giai cấp hay tôn giáo, đều đứng dậy, phất cao cờ giải phóng. Một công trình vĩ đại của Cụ trong việc vận động cách mệnh là Mặt trận Việt Minh. Mặt trận này đã chung đúc tất cả các tầng lớp dân chúng trong phong trào giải phóng dân tộc. Chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, việc thực hiện được sự thống nhất quốc gia đó thực độc nhất trên thế giới. Thế mà lúc ban đầu chỉ là một ý kiến rất đơn giản: “Người Việt Nam yêu nước Việt Nam và muốn nước nhà độc lập; những người ái quốc chỉ tổ chức họ và lãnh đạo họ ra tranh đấu”. Vị lãnh tụ chúng ta đã nói thế…
Thiên tài của Hồ Chủ tịch đã hướng dẫn con thuyền Việt Nam vượt qua sóng gió, qua ghềnh thác hiểm nghèo, để một ngày gần đây đến bờ hạnh phúc.”
P.V
(SHSDB21/06-2016)
---------------------
(*) Dương Phước Thu sưu tầm, chỉnh lý, Tạp chí Sông Hương xuất bản tháng 1/2015.
THANH THẢO
Thì cũng là chuyện lang thang cơ nhỡ thôi, nhưng đây là lang thang vào một tạp chí văn học, và cơ nhỡ “gửi” một ít bài thơ của mình.
NGUYỄN HỮU TẤN
Bút ký dự thi
Mỗi khi nhớ tới câu hát “thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ… con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa” thì trong lòng lại nghe nhớ huyễn hồ tàn xanh mát rượi mấy con đường ở Huế.
NGUYỄN ĐÌNH BẢY
(Nguyên Giám đốc Sở Công an TT Huế kể)
NGUYỄN QUANG HÀ ghi
Hồi ký
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công an nhân dân
NGUYỄN QUANG HÀ
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Tôi nhớ làm lòng, như một quyển sách hay gối trên đầu giường, về kỷ niệm trở về mảnh đất xưa đã từng nuôi chúng tôi thời chiến tranh.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
TÔ NHUẬN VỸ
Cứ sắp đến Tết và vào những ngày Tết người ta hay bàn soạn và bàn luận về các món ăn, về sự ăn uống ngày Tết. Không có ăn thì chẳng còn là ăn Tết mà.
VÕ MẠNH LẬP
1. Trong huyết mạch giao thông quốc lộ có hai cái đèo chắn ngang dải đất miền Trung như những bức tường để phân định địa giới của Bình Trị Thiên, đó là Đèo Ngang nằm vắt qua dãy núi Hoành Sơn và đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã nằm ở phía Nam từng được mệnh danh Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
TRANG THÙY
Bút ký dự thi
Mạ tôi kể rằng, mạ theo học nghề hương từ lúc mới 10 tuổi ở chùa Tường Vân. Do thương mạ chăm chỉ chịu khó mà không biết chữ nên mạ vừa được dạy nghề làm hương vừa được Hòa thượng Thích Chơn Trí dạy cho biết chữ.
LINH THIỆN
Thấm thoắt mà đã bốn mươi năm, kể từ ngày ba chở tôi đi thi đại học trên chiếc xe đạp cọc cạch. Hồi ấy, rất ít người có xe máy.
NGUYỄN QUANG HÀ
HÀ KHÁNH LINH
Một ngày vào hạ tuần tháng 5.1983 có một sự kiện làm cho giới văn nghệ sĩ, báo chí, và những người quan tâm đến đời sống văn hóa văn nghệ lấy làm hoan hỉ phấn chấn, đó là sự ra đời của Tạp Chí Sông Hương số 1 phát hành trên phạm vi cả nước.
ANH THƠ
Hồi ký (trích)
"Tiếng chim tu hú" là tập II của "Từ bến sông Thương” - hồi ký dài của Nữ sĩ. Tác phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc một ngày sắp tới. Đoạn dưới dây là các chương 3 và 4 của phần "Đường lên xứ Lạng”.
VÕ MẠNH LẬP
Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.
TẾ HANH
Trước Cách mạng tháng 8-1945 tôi chỉ gặp Thanh Tịnh có một lần mặc dầu tôi sống đến 8 năm ở Huế và Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng sinh trưởng ở Huế.
HÀ KHÁNH LINH
Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…
L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...
NGUYỄN ĐẮC THÀNH
Tết ở quê, người làng luôn tự túc mọi thứ. Giản đơn, bình dị, không khoa trương, nhưng luôn đem lại một không khí rất khác, ấm cúng, sum vầy.
NGUYỄN ĐÌNH HỒNG
Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.