LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Thân phận con người có được “hiểu thêm” qua lăng kính lịch sử, được hướng dẫn tư duy phán đoán để ứng phó với cuộc sống thường nhật hay những biến thiên của thời đại?
Minh họa: Nhím
Khi bắt tay viết những bộ sử thông diễn về lịch đại thế giới, học giả Will Durant cũng phải do dự và biến nó thành một chương đầy trăn trở của người viết sử. Dĩ nhiên, với những khoa học gia, lịch sử được nắm bắt dù là chủ quan cá nhân hay khách quan nhất cũng chỉ là ống kính được phóng lên từ những tọa độ và cự ly khác nhau của lịch đại.
May mắn thay, quyền năng để lý giải lịch sử, dung truyền lịch sử còn có đường ray dành riêng cho văn chương. Hàng nghìn nhân vật, sự kiện, thời kỳ, bí mật, biến cố lịch sử đã được tạo dựng từ những hư cấu văn học và tất cả đã sống dậy từ những trang viết cạy cục, miệt mài của những nhà văn ký thác hồn mình trong miên man ký ức của nhân loại.
Thứ tinh thần bứt phá từ đám đông có tâm hồn hồi cố ấy được truyền thừa lại cho những thế hệ khác, luôn căng đầy hứng thú với trò chơi của lịch đại. Lịch sử sau cánh cửa này chứa đựng gì, có thật sự hấp dẫn và cần thiết cho chúng ta, những người đang sống trong hiện tại này không.
Hiểu biết quá khứ là sự mong cầu cần thiết, hẳn nhiên bạn không thể yên tâm mặc một chiếc áo, ăn một món mà không biết nguồn gốc, xuất xứ và lỡ đọc truyện ngắn, chạm tới cái tên nhân vật, sự kiện, giai đoạn lịch sử… liệu rằng chúng ta có yên tâm để nhâm nhi những tác phẩm ấy trong một chiều hè nắng trải.
Hồi mơ mộng, tôi nghĩ rằng lịch sử luôn là giấc mơ của sự thật, và trong một giới hạn nào đó, văn chương có quyền năng để khiến giấc mơ của “sự thật” được thả rông trên giấy. Tác phẩm văn học về đề tài lịch sử cơ bản là lý giải lịch sử, tiếp diễn sự kiện quá khứ không cùng đích theo cách của văn chương. Lại nhắc lời học giả Will Durant, “Phần lớn lịch sử là những điều phỏng đoán, phần còn lại là những thành kiến”, đã mở rộng được cho những lối đi hẹp của văn chương vào lịch sử hay những cánh cửa rộng mở của lịch sử cho văn chương, như trường hợp của văn hào Henryk Sienkiewicz, tác giả của tiểu thuyết kinh điển Quo Vadis, một sử gia mê đắm nghề văn.
Và nữa, không có sự sắp đặt cho lịch sử vào những đường vạch sẵn của luận lý và chúng ta đã mất công gán đặt những quy nạp của riêng mình. Nhưng một tác phẩm văn học có thể cho ra những diễn biến, kết thúc khác nhau về một nhân vật, sự kiện lịch sử. Nói theo cách của Tạ Chí Đại Trường là “có những thỏa hợp ở mức độ nào đó để cho ‘bài sử khác’ vẫn là bài sử Việt Nam”. Một “bài sử Việt Nam”, điều mà những thế hệ nhà văn tiền bối như Nguyễn Huy Tưởng, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh… đã dựng nên, đó là giấc mơ của “sự thật” được tôn trọng và đã đứng vững trong dòng văn học sử.
*
Nhìn chung đề tài lịch sử trong văn học xoay quanh những vấn đề còn bỏ ngỏ trong lịch sử dân tộc, nhất là đời sống chính trị của tầng lớp trên. Những chuyện đấu đá nội cung, tranh giành vương vị, bi kịch thân phận nữ nhân trong lịch sử… đã vẽ nên một bức tranh sống động, chân thật của thời đại xa xăm theo cách của riêng mình. Một sự phóng tưởng xuyên thời gian dựa trên những cứ liệu thuyết phục, rằng quá khứ luôn luôn là kho báu cho mỗi bài học của chúng ta.
Những truyện ngắn đậm chất lịch sử của đã vin vào những thủ pháp nghệ thuật, tính tường diễn sâu sắc của ngôn ngữ để “văn chương hóa” lịch sử. Những lối kết cấu linh hoạt, những diễn biến tâm lý phức cảm, nhiều tầng bậc không gian, thời gian truyện, những chiến lược tự sự, lối kể chuyện mang tính chất dòng ý thức đã thể hiện hiệu quả nhất định. Nghệ thuật khi ấy đã bám theo chân lý của đời sống mà cao hơn nữa là chân lý thâm cùng của vũ trụ để diễn giải lịch sử, bắt lịch sử kể chuyện theo cách của nhà văn. Như thế, vấn đề của văn chương trong những câu chuyện là việc “phẫu thuật” những thể phận của con người, đời sống chính trị qua nhiều triều đại, thời kỳ trong lịch sử Việt Nam với hàng trăm chi tiết tỉ mẩn về sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ. Sự thấu thị nghệ thuật của con người, nghệ thuật nhân sinh và bám theo chân lý đời sống đã được lồng ghép, ẩn mình sau những câu chuyện nổi trôi, nhiều biến cố.
*
Thời gian hữu hạn, đem cái trăm năm của con người lên thước đo thời gian thì trăm năm cũng là giây phút; đem lịch sử để đo diễn trình của loài người cũng chỉ là sự tôn trọng ảo tưởng của nhau. Những câu chuyện lấy cốt sử đã khoác thêm/bóc đi nhiều tấm áo đổi màu với biết bao cái lốt ngụy trang đằng sau tấm thân thật của lịch sử dân tộc. Tính trùng diễn được biểu hiện rõ nét như chính lịch sử nhân loại ở những biểu hiện cụ thể. Điều này tương đồng với việc con người phải ngưỡng vọng cao hơn, thoát khỏi những diễm ảnh của quá khứ, phù ảnh của hiện tại và hư ảnh của tương lai. Tất cả chúng làm tan nát những giấc mơ của con người thành từng mảnh, và rồi chúng ta lại bắt đầu cần mẫn thu thập các mảnh vỡ đó và tạo ra giấc mơ khác. Theo cách này, văn chương tiếp tục tồn tại để biến hiện đời sống nhân loại dù đang ở trong trạng thái nào của thời gian.
Huế, 7/2017
L.V.T.G
(SHSDB26/09-2017)
NGUYỄN TÚ
Nhân đọc bài "Sứ mệnh kẻ sĩ trước nghĩa Cần Vương'' đăng trong Tạp chí Sông Hương số 4, tháng bảy - tám 92, tôi xin có một ý kiến nhỏ gọi là góp phần tìm hiểu.
PHAN NGỌC
Nói đến văn hóa ở thời đại kỹ thuật là nói đến biện pháp kinh doanh văn hóa, đổi mới văn hóa để làm đất nước giàu có, phát triển.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Câu hỏi trên đây, từ trước đến nay đã làm bận tâm không ít những người hằng quan tâm đến tương lai tiếng Việt, và mối bận tâm ấy đã được vài ba tác giả đề cập trên báo.
HUỲNH THẠCH HÀ
Mau lẹ, hung hãn, đáng sợ, quyến rũ, có lẽ là những từ thường dùng khi nói về loài hổ. Hổ còn có nhiều tên gọi khác như cọp, ông Ba mươi, ông vằn, chúa sơn lâm…
VŨ NHƯ QUỲNH
Tác phong, đạo đức, nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức cảm hóa, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. Tầm nhìn chiến lược của Người vô cùng to lớn, đặc biệt đối với ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay, là tuyến đầu đang trực tiếp chiến đấu với đại dịch Covid-19.
(Phỏng vấn nhà nghiên cứu phê bình văn học HOÀNG NGỌC HIẾN)
PHẠM PHÚ PHONG
Thi pháp là mỹ học của nghệ thuật ngôn từ, hay nói đúng hơn là cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Nghĩa là toàn bộ những yếu tố cấu thành hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Giai đoạn 1900 - 1945 là giai đoạn có “một thời đại mới trong thi ca” xuất hiện. Cùng với Sài Gòn và Hà Nội, xứ Huế ở thời điểm này trở thành một trong ba trung tâm báo chí, xuất bản của cả nước, nên không thể đứng ngoài hoặc không chịu tác động chi phối bởi những âm vang thời đại.
LÊ QUANG THÁI
Không hẳn nghĩa Cần Vương phát sinh từ khi kinh thành Huế thất thủ sau ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5-7-1885). Sở dĩ người ta thường quen gọi phong trào chống Pháp từ khi vua Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu kêu gọi toàn dân chiến đấu chống thực dân xâm lược từ năm 1885 - 1888 là phong trào Cần Vương, bởi lẽ vua Hàm Nghi là linh hồn của cuộc kháng chiến trong thời cao điểm chống Pháp.
PHAN HỨA THỤY
Sau Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh là một tác giả lớn của xứ Đàng Trong vào thế kỷ XVIII, không những thế, Nguyễn Cư Trinh còn là một nhà hoạt động chính trị, quân sự có tài đã có những đóng góp cho lịch sử dân tộc.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Giới thiệu, dịch thơ)
Miên Triện có tự là Quân Công, hiệu Ước Đình, là nhà thơ, nhà soạn tuồng tên tuổi của nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
PHẠM PHÚ PHONG
(Nhân đọc “Thơ vua & Suy ngẫm” của Nguyễn Phước Hải Trung)
Một bộ óc thông minh có giá trị hơn một bộ óc chứa đầy chữ
(Montaigne)
VÕ XUÂN TRANG
Dạy tiếng Việt cho học sinh bản ngữ nên dạy cái gì? Câu hỏi này đặt ra tưởng như thừa lại hết sức cần thiết và cho đến nay các nhà ngôn ngữ học cũng như các nhà giáo dục học văn chưa trả lời được một cách rõ ràng và dứt khoát.
MAURICE BLANCHOT
Những Nhân ngư: dường như họ thực sự hát, nhưng theo một cách dang dở, cái cách mà chỉ cho một dấu hiệu về nơi những nguồn gốc thực sự và hạnh phúc thực sự của bài ca mở ra.
ANDREW HAAS
Khi virus corona mới xuất hiện, tôi bắt đầu dạy tác phẩm Phaedo của Plato [đối thoại nổi tiếng của ông bàn về sự bất tử của linh hồn - ND].
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Nhà báo, học giả Lê Dư, còn có tên Lê Đăng Dư, Lê Kính (1884 - 1967)(1), hiệu Sở Cuồng (người Cuồng nước Sở), sinh quán tại làng Nông Sơn (nay thuộc xã Điện Thọ) huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
TRẦN ĐÌNH HƯỢU
Chúng ta đều đã biết sự thay đổi đột ngột trong cách đánh giá Tự Lực văn đoàn.
YẾN THANH
Dân tộc học (Ethnologie) là một địa hạt kén người nghiên cứu, bởi bước chân vào đó nếu muốn có kết quả đáng tin cậy, đôi khi phải đánh đổi cả đời người, cả nghiệp bút, chứ không thể “ăn xổi ở thì” với những dự án ngắn hạn.