Nhà văn Hồ Anh Thái ở Sa Pa
Được sống lại, cô bé luôn mặc cảm rằng mình không đủ tinh tường, không đủ sáng suốt, bèn luyện mắt và nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Một hôm đi trên đường vắng, thấy con sói lấp ló trong bụi cây bên đường, cô bèn hét lên: Con sói nham hiểm kia, tao thấy mày rồi đấy. Con sói xấu hổ vô cùng, biến mất. Lát sau, lại thấy nó lấp ló trong bụi cây khác. Cô bé lại hét: Con sói nham hiểm kia, tao thấy mày rất rõ. Con sói lại ngượng ngùng cụp đuôi chạy biến. Rồi đi được một quãng, lại thấy nó thập thò trong bụi cây. Lại hét: Con sói nham hiểm kia, tao thấy mày rất rõ. Lần này con sói vặc lại: Bà cũng vừa vừa thôi, bà có để yên cho tôi đi toilet không thì bảo!
Cả một văn minh toilet. Cả một công nghệ toilet. Có kiến trúc sư chuyên thiết kế toilet. Vẫn còn vấn đề này nọ với toilet, nhưng trình độ toilet đã lên đến mức độ cao trong giới thượng lưu. Phòng vệ sinh rộng mênh mông, có thể xem tivi, nghe xiđi, hoa khô trong giỏ tỏa mùi, hoa tươi trong lọ khoe sắc, giá sách trong tầm tay mời mọc. Bồn vệ sinh thì có nút ấn nút bấm, đo nhiệt độ cơ thể, phun nước theo kiểu mưa bụi mùa xuân hoặc xả nước như mưa rào mùa hạ, bàn chải mềm kỳ cọ và máy sấy sấy khô... Trong toilet công cộng trường Đại học Tổng hợp, đang ngồi là hậu duệ của mấy người ngày xưa bị rơi xuống cống thối châu Âu. Toilet ở đây không còn mùi. Có thể ngồi yên trong ấy cả buổi, trốn học, trốn thầy. Có thể chỉ đơn giản là thích vào đấy ngồi mà tư duy. Vào đấy mà vẽ lên tường. Ai khó tính bảo đấy là bọn vandal phá hoại công trình công cộng. Ai dễ tính bảo đấy là nghệ thuật bôi tường graffiti. Đại học rồi, xứ văn minh rồi mà vào đến toilet, cứ thấy tường không tường trống là bôi. Có khi không bôi thì khắc ghi thông điệp hẳn hoi. Thông điệp dưới hình thức thi ca. Lại minh triết nữa: Someone comes here to sit and think/ Other comes to shit and stink/ And I come here to scratch my balls/ And read the teachings on the wall. Kẻ vào đây ngồi mà nghĩ suy/ Kẻ vào đây mà ị mà xì/ Ta vào đây gãi củ gãi cà/ Đọc trên tường những giáo huấn cao xa. Xứ Luy Lâu Một thương nhân và một nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn vượt biển đến xứ này. Địa điểm: một ngôi chùa đâu đó vùng Kinh Bắc ngày nay. Thời gian: thế kỷ thứ nhất của Công nguyên. Chiều tối thương nhân và nhà sư đều có nhu cầu xả bỏ. Vị sư trụ trì chùa bản địa bèn dắt hai vị khách ngoại quốc ra góc vườn chùa. Một cái lều che lá chuối, trời khô ráo thì tránh được nắng nhưng trời mưa chắc chắn mưa giột coong coong xuống đầu. Không cần có biển đề thì cách xa mười bước đã có thể theo mùi mà biết chức năng của cái lều. Cả hai vị khách ngoại quốc vừa mới đến cách ba bước ẵm mùi đã xua tay. Thôi thôi, bạch thầy gần chùa có bãi hoang hay cánh đồng thì xin thầy dẫn chúng tôi ra đó. Đầy. Chỉ vài chục bước chân. Hai vị đi theo ta. Ngày đầu tiên của thương nhân Ấn Độ đến xứ Luy Lâu buôn bán kết thúc ở đấy. Cánh đồng. Mênh mông bát ngát. Gió trời thông thoáng. Cỏ bên dưới dập dờn mơn man. Thương nhân Ấn Độ tức cảnh sinh tình mới hỏi ai là người to nhất vùng này? Dạ thưa, đó là ông tiên chỉ, ngày trước được vua ban tước quận công. À, quận công là thứ nhất, thầy trò ta ngồi đồng thế này là thứ hai đấy. Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng, thứ bậc cứ thế mà sắp xếp. Nhờ chuyến đi vệ sinh của hai vị khách xứ Ấn, cả xứ Luy Lâu rồi lên cả xứ Phong Châu, tập quán quận công lan tràn từ ruộng vườn lên đến rừng cọ đồi chè. Rồi lan xuống châu thổ sông Hồng, rồi sau này lan vào phương Nam đất mới. Còn có cả hình thức quận công di động, tức là đại tiện trên tàu hỏa, tha hồ lộng gió thời đại. Thói thường cái gì đẹp tốt thì vơ vào mình, cái gì xấu đổ riệt cho ngoại bang. Ghẻ thì nhất định là ghẻ tàu, bệnh ngoài da thì nhất định là hắc lào, gió nóng ngột ngạt là gió lào, quả hồng xam xám xâu xấu thì dứt khoát là hồng xiêm... Đến thời văn minh, ai cũng chê thói quận công, chắc chuyện đi đồng phải được gọi là ị Ấn. Chính trên mảnh đất có bàn chân thương nhân và nhà sư Ấn, dễ đến hai nghìn năm sau, đồng bào không ai nhớ dáng hình cái nhà vệ sinh nó ra thế nào. Thời mồ ma giặc Pháp, bà con có để ý không bao giờ bọn thực dân ị đái gì. Không thấy chúng đi đồng đã đành, trang trại của chúng cũng không thấy nhà vệ sinh trong góc vườn hay trên cầu ao. Đúng là bản chất thực dân, chỉ có vơ vét bóc lột mà không chịu lại quả, chỉ có biết ăn mà không biết ị. Một bí ẩn không có lời giải đáp suốt gần một thế kỷ thuộc Pháp. Cho đến khi cách mạng mùa thu 1945, đồng bào tấn công vào dinh thự của bọn thực dân và tay sai của chúng. Trời ơi, lũ mọi rợ, chúng nó xây chuồng chồ ngay cạnh phòng ăn buồng ngủ, chúng nó ăn tại chỗ ị tại chỗ, đúng là bọn cứt dài hơn người. Khai hóa văn minh mà hóa ra bẩn thỉu man rợ hạng nhất. Ngay giữa đất kinh kỳ tràng an thủ đô, tấm ảnh Ngõ Gia Ngư chụp năm 1949, thời Pháp tạm chiếm, lưu cảnh người phu kéo chiếc xe bò chạy qua cái ngõ hẻm. Một tấm ảnh đẹp về bố cục, đẹp về ánh sáng mộc. Trên bức tường có mấy dòng chữ, thoáng nhìn tưởng là chữ kêu gọi nhân dân đấu tranh biểu tình gì gì, nhìn kỹ thì đọc ra được: Dòng trên: Những kẻ khốn nạn đái ở đây. Dòng dưới nhỏ hơn: Muốn đái về nhà. Uất ức đến mức phải viết khẩu hiệu lên tường ngõ như vậy. Bây giờ nghe kể chuyện mọi rợ thời mồ ma giặc Pháp, ai cũng bảo là chuyện tiếu lâm. Tác giả xin đứng ra mà đảm bảo rằng đó là chuyện thật trăm phần trăm, một cụ bậc tiên chỉ kể cho nghe. Cụ mới kể đây thôi, trong một chương trình kể chuyện đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Đám con cháu và bạn bè sinh viên của chúng nó từ thành phố về để ghi chép học tập. Rồi cụ kể về thời chiến tranh, thiếu phân bón hóa học, bao nhiêu sáng kiến nảy ra. Anh về phân bắc phân xanh đầy làng... là sáng kiến thời kỳ này. Lấy lá điền thanh, lá xoan đem ủ rồi bón vườn bón ruộng. Đấy gọi là phân xanh. Phân bắc thì được vận động làm hố xí hai ngăn, ủ tro, quý như vàng. Xuất hiện khái niệm hố xí hai ngăn từ đấy. Gần một tuần, đám thanh niên sinh viên tình nguyện mùa hè xanh ở ngay trong nhà cụ. Ngôi nhà cao nhất làng, to nhất làng. Bốn tầng. Xây được là nhờ vợ chồng thằng con trai, cả hai đứa đều đi lao động ở xứ Âu về. Họ phá cái nhà tranh giột nát, xây lên một căn nhà bốn tầng. Như cung điện. Đồ đạc tiện nghi không thiếu thứ gì. Chỉ thiếu mỗi một thứ. Đám thanh niên tình nguyện mùa hè xanh nháo nhác cả lên. Đám sinh viên kết hợp tổ chức ghi chép kỷ niệm đấu tranh cách mạng ngơ ngác cả ra. Ngay sáng đầu tiên chúng sùng sục đi tìm. Có mà tìm giời. Tìm cái kim may ra còn thấy. Đố ai tìm ra được cái toilet ở vùng này. Đi đâu? Nặng hay nhẹ? Chủ nhà chỉ vẽ ngay. Nhẹ thì ra ốp cây ngoài vườn. Nặng thì vào chuồng lợn. Phải vào chuồng lợn thật. Ngồi bập bênh trên một tấm ván rung rinh luôn thừa cơ hất ngược người ngồi vào bên trong chuồng lợn. Con lợn to đùng, cỡ một tạ, ục à ục ịch ngay sau mông, sẵn sàng đón đỡ người chẳng may rơi xuống, đúng kiểu chị ngã em nâng. Hơi phân chuồng đậm đặc như hơi ngạt. Thoát được ra rồi, chạy ra ngoài rồi, bảo nhau giá mà nhịn được cả năm ngày thì nhịn luôn về Hà Nội. Hội thảo thế là chuyển đề tài. Đành rằng cứ bảo ngôn ngữ Ấn không có từ nhà vệ sinh. Tiếng ta gì cũng có, phong phú phì nhiêu hẳn hoi. Thậm chí có cả những từ mà ngôn ngữ khác không thể có từ tương đương. Chuồng chồ, chuồng tiêu, chuồng cầu, chẳng hạn. Người ta có toilet, lavatory thì mình có từ nhà vệ sinh, người ta có từ rest-room thì mình có nhà hỉ xả, the loo thì mình là nhà tiêu nhà phẹt. Họ gọi là latrine thì ta gọi là nhà xí công cộng. WC thì gọi là nhà xí máy, tự xả nước như máy mà tiêu. Bình dân thì WC cứ gọi là William Cường, một anh Việt kiều yêu nước tên gốc là Cường. Hay là bất cứ ai có cái tên gốc bắt đầu bằng chữ xê. Cam, Can, Cảnh, Cát, Cầm, Cận, Cẩn, Côn, Công, Chân, Chi, Chương, Chiến, Chung... Vân vân và vân vân. Trong đoàn có mấy cậu tên Cường tên Chiến, một cậu họ Cao, một cậu họ Chu. Năm ngày ở trong cái nhà bốn tầng không toilet, đám thanh niên hễ phải đi thăm con lợn, lại bảo nhau đi thăm anh William Chiến, William Cường hoặc thăm ông William Chu, William Cao. Cái WC bên Hồ Gươm lần đầu tiên xây được là cả một sự kiện. Trước đó, đi dạo một vòng Hồ Gươm chu vi 1,7 cây số, toát mồ hôi mà không một chỗ giải thoát bàng quang. Về lý, đã toát mồ hôi thì thôi bài tiết đường tiểu. Nhưng mà vẫn đầy kẻ ngồi thụp bụi cây đứng áp thân cây. Thế mới phải xây một cái nhà vệ sinh thật hoành tráng. Một cô má phấn môi son ngồi thu tiền. Vào trước tính tiền sau. Đi nhẹ một hào đi nặng hai hào. Có chàng bóng bẩy đi ra chìa một hào, tôi đi nhẹ. Cô thu tiền vặn lại, nhẹ sao lâu thế? Dạ, tôi bị bệnh đái dắt. Cái nhà vệ sinh ấy, nghe đâu thiết kế hiện đại nhất thập kỷ 80 thế kỷ XX. Có điều hòa nhiệt độ, có cảm ứng điện từ xác định được thành phần xuất thân, sở thích, sở trường của người sử dụng. Ví dụ, nếu khách xuất thân từ vùng quê cầu tõm, quen rung rinh trên mấy nhịp cầu tre, lúc vào ngồi trong ấy sẽ được vây giữa màn hình cực lớn bốn chiều, hiện lên cảnh sông nước mênh mang, cầu tre lắt lẻo, cá tòm tõm lượn lờ rình đớp mồi. Quê hương cứ thế mà hiện lên từ ký ức và màn hình. Thích gì màn hình và âm nhạc chiều nấy. Khánh thành, bao nhiêu chức sắc bốc thăm để được làm công dân số một của cái WC này. Người đầu tiên trúng thăm là tổng Giám đốc một công ty đóng trên đô thị. Ông này máu me thơ phú âm nhạc. Ở cơ quan, ông sáng tác thơ, sau đó tự phổ nhạc, bài tổng công ty ca, cả công ty phải thuộc lòng. Khi hát buộc toàn bộ cơ quan phải đứng mà hát, không ai được phép ngồi trước âm nhạc thiêng liêng. Bây giờ ông xăm xăm đi vào WC hưởng suất đầu tiên trong tiếng pháo nổ và lời chúc tụng. Mười lăm phút không thấy ông ra. Ba mươi phút không ra. Một tiếng không ra. Quan khách bên ngoài từ băn khoăn, tò mò suy đoán, chuyển dần sang bực bội, rồi lo sợ. Chắc có sự cố hơi ngạt, sự cố về điện hoặc bụng dạ chủ thể. Phá cửa xông vào giải cứu. Màn hình đang hiện hình lá cờ tổng công ty tung bay phấp phới, bài tổng công ty ca dào dạt hào hùng. Cờ cứ bay và nhạc cứ liên hồi non-stop không chịu dừng. Về phần ông tổng, quần đã kịp tụt xuống đến đầu gối, nhưng chưa kịp ngồi, cứ phải đứng nghiêm trang trước thứ âm nhạc non-stop không ai được phép ngồi. Một tiếng đồng hồ. Khi mới vào truyện, tác giả đã giơ ra mấy cái địa danh mà hứa hẹn với độc giả. Bây giờ rà soát lại, thấy còn thiếu một địa danh. Chả thấy nước Đức ở đâu như đã hứa. Xin trả lời rằng, nước Đức dính líu ở chính cái cặp vợ chồng đã xây căn nhà bốn tầng mà từ tầng một đến tầng bốn không có toilet. Cặp vợ chồng ấy đi Đức lao động xấp xỉ chục năm, thu nhập rồi đền bù hồi hương đủ xây mấy cái nhà như vậy. Nhưng mà xây nhà thì xây, dứt khoát muôn đời chúng i-em không xây toilet. Độc giả mới chất vấn mấy cái ông Đức từng ấy năm trời không chịu dạy dỗ cho người thế giới thứ ba được tí văn minh nào ư? Mấy ông Đức mới cả cười mà rằng hãy hỏi hai ông bà chủ nhà, ngần ấy năm đi Đức mà không chịu học được gì hay sao? Người đổ tại không chịu dạy, người đổ tại không chịu học. Hòa. Đất lề quê thói, quê chúng i-em đừng tưởng cứ cậy đi Tây về mà xây chuồng xí, rõ là học đòi kiểu cách, ở xứ này, khi nào không còn gì để làm nữa thì xây toilet mới là việc cuối cùng trong đời. Đừng có ném phao cho giặc chìm. Đời còn khối kẻ ị không được cứ ôm lấy cái chuồng xí. Ngụ ngôn. Triết lý đậm đà bản sắc. H.A.T (249/11-09)
|
NGUYỄN TRỌNG HUẤNBạn tôi là nhà thơ. Thơ anh hay, rất nổi tiếng, nhiều người ái mộ.Năm 1975, anh cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào giải phóng Sài Gòn, trụ lại thành phố làm đại diện một tờ báo, chốt trực cơ quan. Ở rừng lâu, nằm lán, ngủ võng cũng quen, nay về phố thị, căn hộ hai ba phòng, tự nhiên thấy trống trải, trằn trọc. Hoà bình rồi, cần ổn định cuộc sống, việc đầu tiên là đón mẹ con nó vào.
ĐỖ KIM CUÔNGNấn ná mãi tôi mới quyết định đi thăm Hiền. Quãng đường hơn trăm cây số, vượt qua đèo Cả không có gì đáng ngại. Chỉ hơn ba giờ đồng hồ ngồi xe đò và hơn một giờ nữa trên chếc xe ngựa của ông Sáu cụt chân là tôi đã có thể tới làng Vĩnh Hiệp Nam, về ghềnh Đá Đỏ. Nhà cô giáo Hiền ở đó.
LÊ MAICơn mưa chiều sầm sập kéo tới, mưa đổ bì bộp xuống mái nhà; hạt mưa nặng đến nỗi Hoàng tưởng như những tấm tôn phải oằn rướn lên chống đỡ; nước từ các máng xối tuôn ra ào ạt kéo theo hàng đụn lá khô, cỏ rác tràn đầy cống ngoài đường. Mới có năm giờ chiều mà như tám giờ tối.
HƯỚNG DƯƠNGTruyện ngắnMùa đông năm ấy tôi phải đi công tác tại một thành phố nhỏ ven biển. Khách sạn tôi trú chân nằm trên một ngọn đồi, nó không sang trọng, bề thế như nhiều khách sạn khác. Nhưng bù lại, nó hướng mặt về phía đại dương. Địa điểm này thật sự lý tưởng cho khách du lịch vào mùa hè, còn mùa đông thì chỉ có những người đặc biệt hay những công việc đặc biệt người ta mới tìm đến đây nghỉ lại. Một người bạn thân đã cho tôi địa chỉ của nó. Tôi khá hài lòng nếu như bạn hàng của tôi không bắt tôi chờ bão tan rồi mới đáp máy bay đến ký hợp đồng.
THANH QUẾ(Chùm truyện mini)
TRẦN HẠ THÁP(thân tặng Ng.X.Hoàng)
TRẦN HẠ THÁP (tiếp theo)
VÕ THỊ ÁNH HỒNGTôi vừa chạy vừa gọi chị trong tiếng sóng rì rào và tiếng lao xao của dãy phi lao. Như không nghe thấy tiếng tôi, chị vẫn thẫn thờ nhìn về xa xăm, chờ đợi...
PHẠM NGỌC TÚYĐó là một cặp vợ chồng trông rất đẹp đôi và hạnh phúc. Chàng cao lớn, mặt vuông. Nàng mảnh khảnh, xinh xắn. Khi lấy nhau, họ ở nhà tập thể của cơ quan. Sau khi cơ quan dời đi chỗ khác, người được phân đất, kẻ được chia nhà, lần lượt dọn đi. Chỉ trừ chàng. Chàng vì cô mà ở lại.
PHẠM XUÂN PHỤNGXưa có một người nông dân chất phác cần cù, nhà ở gần bìa rừng, làm lụng đầu tắt mặt tối bao năm mới dựng được ngôi nhà tranh ba gian hai chái. Trước nhà có cái sân rộng dùng để phơi lạc, loại nông sản chuyên canh của dân trong vùng. Hai vợ chồng có mỗi mụn con trai nên thường chăm bẵm, những mong sau này có được dâu hiền, phúc nhà đến độ, may chăng cháu chắt đầy nhà là mãn nguyện.
NGUYỄN NGỌC LỢICây mai dáng trực đặt nơi khoảng sân lát gạch đỏ của toà nhà ấy đã làm xôn xao cả phố. Gốc cây mai to gộc, u bạnh của nó bám đầy địa y mốc xanh mốc trắng.
TRẦN THÙY MAIThấp thoáng trong văn Trần Thùy Mai là sự phô phang hình hài của linh tự. Những linh tự tủi buồn bởi hết thảy chúng đều được hoài thai từ “độ chênh” của những mối tình khó lần ra hồi kết. Điều đó khiến mỗi truyện ngắn của Mai như là một miếng hồng trần nhỏ nhắn - chị lặng lẽ vấy vá bằng sợi tầm ma trước mỗi rạng đông...
QUẾ HƯƠNGTôi băng qua đường để lên cầu Trường Tiền. Thằng Tí kéo tay tôi lại: “Cậu qua đường mần chi, xe cán chừ!”. Tôi cứ qua. Đám trẻ con đang chơi ở công viên trước mặt ném đá vào tôi. Tôi chạy lên cầu. Đám trẻ réo: “Ông điên! Ông điên!”. Tí chạy theo, vừa thở, vừa nắm tay tôi: “Ai bảo cậu qua bên ni, dắt cậu thiệt mệt!”.
NGUYỄN NGUYÊN PHƯỚC Vào một buổi tối mùa thu, Đinh Hoài Viễn, một nhà văn trẻ tuổi, một người hoàn toàn vô danh trong văn giới, trong khi bóc phong thư mới nhận được vào buổi sáng ngày hôm đó, đã phát hiện ra ở mặt sau cái phong bì rỗng ấy một văn bản kỳ lạ trong hình thức của một truyện ngắn không đề tên tác giả.
ĐỖ KIM CUÔNGQuán cà phê cây sứ của vợ chồng Tư Hiền nằm ngay mặt tiền con đường nhỏ dẫn ra biển. Quán không trang hoàng đèn xanh đèn đỏ, không quầy két, không người chạy bàn, chỉ dăm ba bộ bàn ghế nhựa rẻ tiền.
HƯƠNG LANNàng sống trong một ngôi nhà xưa, được xây cất từ đời ông cố của nàng, tính ngót nghét nó cũng hơn trăm tuổi. Ngôi nhà nằm giữa một khu vườn mênh mông.
LƯƠNG VĂN CHILGT: Nhà tù, nơi chưa mảy may cải hóa được người đàn ông từng trác táng trên nền đạo đức xã hội, nhưng... Truyện được thắt nút khi Thuần “lột trần” vẻ đẹp phồn sinh xuân thì để minh chứng cho những ham muốn nguyên khai của con người là có giới hạn. Không khiên cưỡng ở nhiều chi tiết nhạy cảm, không tục trần trên từng đường cong mỹ diệu... Kịch độc đã thật sự “tiêm” những rung cảm lạ lùng vào miền hoang mê của lương tri đồng loại.
GIAO CHỈ Bão tố thường nổi dậy từ biển khơi hùng vĩ và kể cả. Những hút gió sấn sổ táp xuống mặt đất bao la quăng dội, tàn sát điên cuồng cho hả những cơn giận dồn góp lâu dài.
NGUYỄN ĐẶNG MỪNG Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con (Tục ngữ)
TRẦN THÙY MAIỞ tuổi bốn mươi da mặt nàng vẫn trắng hồng, chưa thoáng một nếp nhăn. Ai nhìn kỹ lắm mới thấy những vết hằn bắt đầu hiện ra quanh cổ, thường được che rất khéo bởi những chuỗi hạt trang nhã. Mà đâu ai nhìn kỹ làm gì. Đứng trước một người đàn bà, dại gì không dán mắt vào vẻ đẹp mà lại đi săm soi tìm khuyết điểm.