PHAN LỆ DUNG
Minh họa: Nhím
Mồng một tết tiễn con
lên tàu vào Sài Gòn
Khách đợi tàu chỉ có hai người Tây
và đứa con trai tôi nữa
là ba người
không ai nói gì
thỉnh thoảng bác nhân viên gác cửa
đi quanh phòng đợi kéo lê đôi dày cỏ
như muốn góp phần phá tan bầu không khí
yên lặng
tôi vẫy tay chào tạm biệt
và đi về hướng cầu ga
mắt không rời đứa con yêu dấu
ba lô tựa bên chân
con ngơ ngáo nhìn theo mẹ
đèn sân ga thắp sáng
sao lòng tôi thấy mờ
Lần này về tết
con ngoan như đứa trẻ
suốt ngày loay hoay bên mẹ
quét nhà nấu cơm
lau chùi bàn thờ
dọn dẹp chén bát
còn nói mẹ ở dơ
tiếng Huế pha tiếng Sài Gòn
nghe thương quá
ngày đi thăm mộ Ba
đường lên núi loanh quanh
trời lạnh
ngồi sau xe tôi cố quàng tay vào lưng con
thật chặt
cho ấm
lâu quá mới được ôm vào lòng
đứa con trai ba mươi tuổi.
Chiếc xích lô sơn màu tím cũ kỹ
chậm chạp lăn đều trên mặt đường Lê Lợi
thả tiếng kêu cọc cạch
rơi vào đêm
ai cúng đầu năm đốt vàng mã bên đường
khói bay lên thơm mùi than giấy
Sau lưng tiếng còi tàu rời rã
có tiếng chim non kêu đêm
trên hàng cây long não
mắt tôi nhạt nhòa.
(SH302/04-14)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI