Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong nghệ thuật

14:36 12/01/2023

VŨ HIỆP

1.
Baudelaire viết: “Tính cá nhân, sự sở hữu bé nhỏ này, đã ăn mòn tính độc đáo tập thể... Tức là người nghệ sĩ đã giết chết hội họa”.

"Cá chép" - Tranh Đông Hồ

2.
Chủ nghĩa cá nhân là  một thành quả to lớn trong lịch sử đấu tranh của loài người, để mỗi cá thể được hưởng những quyền sống cơ bản, được chứng tỏ và bảo vệ phẩm giá của mình, được tự lựa chọn cuộc sống của mình. Mỗi cá nhân có thể tự tích lũy và quản lý tài sản của mình,  tự lựa chọn lý tưởng sống, nghề nghiệp, bạn đời. Người nghệ sĩ được tự do sáng tạo theo cảm xúc và thế giới quan của riêng mình, không bị gò ép theo khuôn mẫu hay phục tùng quyền lực. Bản vị cá nhân là cơ sở quan trọng để tạo nên những tác giả khác biệt với trào lưu chung, khai phá những vùng đất nghệ thuật mới, xây dựng những cột mốc chưa từng xuất hiện trước đó.

Đôi khi, một vài cá nhân phi thường có thể mang đủ tính đại diện, làm rạng danh cho cả một nền nghệ thuật, ví dụ Henry Moore (điêu khắc) và Francis Bacon (hội họa) đối với nghệ thuật hiện đại Anh, hay Oscar Niermeyer (có thể thêm Paulo Mendes da Rocha) đối với kiến trúc hiện đại Brazil. Khi nói về nghệ thuật biểu diễn âm nhạc cổ điển Việt Nam, có lẽ thế giới chỉ biết đến Đặng Thái Sơn?

Một nền  nghệ  thuật dù nhỏ hay lớn  cũng  nên kể tên được  ít  nhất  một vài tác phẩm tiêu biểu để  dễ ghi nhớ, chẳng hạn như khách du lịch đi Paris phải “check-in” ở tháp Eiffel, đến Hà Nội phải thả lỏng mình bên Hồ Gươm. Làng Vũ Đại mà không có những cá nhân như Chí Phèo, Bá Kiến thì khó nhớ lắm.

3.
Đối ứng với chủ nghĩa cá nhân là chủ nghĩa  tập  thể, đề cao giá trị chung của cộng đồng. Có người cảm thán rằng: “Nghệ thuật Việt Nam cũng đẹp đấy nhưng không có Angkor Wat như Campuchia!” Và câu trả lời có lẽ là: “Angkor Wat của Việt Nam chính là Việt Nam!” Lô-gíc này cũng giúp chúng ta đánh giá công bằng một số tác giả không có tác phẩm lớn nổi trội nhưng lại tạo dựng được “không khí chung” đặc sắc cho cả sự nghiệp. Ví dụ đối với Bùi Xuân Phái, tác phẩm dễ nhớ nhất, lớn nhất của ông chính là “Bùi Xuân Phái” (hoặc “phố Phái”).

Chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể đều có ưu điểm và nhược điểm. Chủ nghĩa cá nhân chú trọng tới những tâm sự nhỏ bé nhưng chân thật của những số phận bình thường; thúc đẩy nghệ thuật phát triển đa dạng, nhiều màu sắc như trăm hoa đua nở; xa hơn nữa ở các thiên tài là sự bứt phá khỏi những khuôn mẫu thẩm mỹ đã được xã hội quy ước, khám phá vũ trụ bao la của cái đẹp. Điểm yếu của nó là ít có tham vọng nói đến cái đại tự sự của thời cuộc và thời gian. Đặc biệt đối với những cộng đồng yếm thế, không có nền tảng mỹ học chắc chắn, tính cá nhân có thể dẫn tới sự suy yếu, tản mát, vừa khó có cá nhân đỉnh cao mà cũng không có tập thể vững vàng. Trong khi đó, nhược điểm của chủ nghĩa tập thể là tạo ra những quy thức, định kiến, ít nhiều cản trở sự sáng tạo đột phá. Ưu điểm của nó là hướng tới giá trị cộng đồng, những câu chuyện của xã hội, gợi lên huyền thoại chung của dân tộc, giống loài, được ẩn giấu nơi vô thức tập thể.

Cái thú vị nhất của chủ nghĩa tập thể trong nghệ thuật, như Baudelaire đã chỉ ra, đó là sự tồn tại ở bên trong nó “tính độc đáo tập thể”. Chúng ta nể phục Hokusai, nhưng sẽ ngưỡng mộ ông hơn bởi ngoài ông còn rất nhiều nghệ sĩ khác với những tác phẩm có chất lượng cùng đẳng cấp trong một sự độc đáo chung của tranh khắc gỗ Nhật Bản. Điều tương tự cũng xảy ra với Vermeer và tranh sinh hoạt Hà Lan thời kỳ Baroque, với Monet và nhóm các họa sĩ Ấn tượng ở Paris giữa thế kỷ 19, với Malevich và phong trào Tiên phong ở Nga đầu thế kỷ XX, với Nguyễn Gia Trí và hội họa sơn mài Việt Nam.

4.
Tính độc đáo tập thể không loại trừ tính đặc sắc cá nhân, nếu không nói nó là sức mạnh hậu thuẫn, yểm trợ cho tính cá nhân càng trở nên đặc sắc và đáng tin. Hội họa của Gauguin dù có kỳ lạ, gây choáng ngợp đến đâu thì người ta vẫn nhận ra mối liên hệ máu thịt với một truyền thống Pháp kể từ Poussin. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự khác biệt của Monet khi so sánh với các họa sĩ ấn tượng khác như Renoir, Pissarro, Sisley, hoặc cá tính sáng tạo của Koolhaas giữa các “kiến trúc sư ngôi sao” deconstructivism như Gehry, Hadid, Eisenman.

Tính độc đáo tập thể gợi lên suy nghĩ về các trào lưu, xu hướng, phong cách, những khái niệm trước hết rất cần thiết đối với nhà phê bình và công chúng, sau đó có thể đối với cả nghệ sĩ nữa. Nếu nghệ sĩ có cả “tên riêng” lẫn “tên chung”, thì sự nghiệp và tác phẩm của anh ta phải chăng sẽ “đủ vị” hơn là những người chỉ có hoặc “tên riêng” hoặc “tên chung”? Nhiều nghệ sĩ Việt Nam đương đại thường không thích các xu hướng, phong cách nghệ thuật. Họ nghĩ rằng mỗi tác phẩm của họ là một sự “kết tinh đặc biệt”, có một không hai, không thuộc về khuynh hướng nào cả!?

Cá chép trông trăng - Tranh Hàng Trống

5.
Quay lại với truyền thống, trọng tập thể là một trong những tính cách của người Việt Nam, được thể hiện rõ nét trong văn hóa - nghệ thuật, ví dụ phương thức sản xuất, kinh doanh, sáng tạo theo làng nghề, vẫn được duy trì đến ngày hôm nay ở các địa phương. Còn ở Hà Nội, việc cả khu phố cùng kinh doanh một mặt hàng là khá phổ biến, đặc biệt ở khu phố cổ, “buôn có hội, bán có phường”. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói về các địa danh làng nghề, ví dụ:

Chợ Chì bán xảo bán sàng,
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay,
Đình Bảng bán ấm bán khay,
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.

Hay:

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng,
Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông.

Người xưa lại có câu “cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” để nói về thế mạnh cũng như nét đặc sắc kiến trúc ở các vùng xung quanh Thăng Long - Hà Nội. Vùng Sơn Nam là nơi chiêm trũng, nhiều sông ngòi nên xây dựng nhiều cầu; vùng Kinh Bắc từng là cái nôi và trung tâm Phật giáo nên có nhiều ngôi chùa quy mô và đặc sắc; vùng Sơn Tây có nhiều làng nghề, kinh tế cộng đồng phát triển nên huy động được nguồn lực làng xã để dựng nhiều đình đẹp.

Ngày nay, liên quan đến mỹ nghệ, nghệ thuật, có làng sơn Hạ Thái, làng bạc vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng, Thanh Hà, Bàu Trúc, tranh khắc gỗ Đông Hồ, Kim Hoàng, Sình, đồ thờ Sơn Đồng, đồ gỗ Đồng Kỵ, hoa cảnh Tân Quy Đông, dệt thổ cẩm Văn Giáo, tranh kiếng Bà Vệ... Theo thống kê mới đây, Việt Nam có gần 2000 làng nghề, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi làng đều thờ tổ nghề của mình, thường cũng là thành hoàng. Làng nghề có hương ước, quy tắc hoạt động để các gia đình liên kết, hỗ trợ lẫn nhau.

Làng nghề, một biểu hiện sinh động của tính độc đáo tập thể ở Việt Nam, đã chứng tỏ sức sống bền bỉ hàng trăm năm, bởi nó là một thiết chế tổng hợp xã hội - tín ngưỡng - thương mại - nghệ thuật. Tuy vậy, mỗi làng nghề đều cần những cá nhân nhạy bén, sáng tạo để thúc đẩy sự thay đổi sản phẩm phù hợp với thị hiếu thời cuộc. Không ít làng nghề đã biến mất bởi thiếu đi sự sáng tạo cá nhân. Tập thể tuy ổn định, bền vững nhưng dễ dẫn đến trì trệ, lối mòn. Còn cá nhân thì dễ sáng tạo, chủ động, nhưng nếu không có tập thể góp sức, đầu tư, thì dẫn tới manh mún, thiếu chắc chắn.

Ví dụ làng tranh Đông Hồ, một làng nghề đã vượt qua thử thách thời cuộc để duy trì đến ngày hôm nay, một phần bởi có những cá nhân mạnh dạn đổi mới cả về nghệ thuật lẫn phương thức kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Khi quan sát tính tập thể và cá nhân ở làng tranh Đông Hồ, Quang Việt và Đặng Thị Bích Ngân có phát hiện thú vị: “Lúc sơ khai có thể hoàn toàn khuyết danh, nhưng sau đó là nửa khuyết danh, vì có khả năng xác định được một số tên họ của những người làm tranh, để rồi bắt đầu có ghi rõ ràng danh tính của người sáng tác trên một số mẫu tranh mới vào nửa sau thế kỷ XX như Nguyễn Đăng Sần, Nguyễn Đăng Khiêm, Trần Nhật Tấn, Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Đăng Chế”.

6.
Tóm lại, sự hài hòa giữa tập thể với cá nhân vẫn là sách lược đúng đắn mà kinh nghiệm cha ông ta đã truyền lại, không chỉ đối với tổ chức làng nghề mà còn với cả nền kinh tế, nghệ thuật quốc gia. Mỗi nghệ sĩ và cả nền nghệ thuật đều được hưởng lợi nếu giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể.

V.H
(TCSH406/12-2022)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ NGỌC YÊNVào những năm 70 của thế kỷ, ở nhiều nước phương Tây tràn ngập không khí của cuộc khủng hoảng gia đình, làm cho nhiều người rất lo ngại. Một số kẻ cực đoan chủ trương xóa bỏ hình mẫu gia đình truyền thống. Nhưng cái khó đối với họ không phải là việc từ bỏ hình mẫu gia đình cũ - mặc dù trên thực tế việc làm đó không phải dễ - mà vấn đề đâu là hình mẫu gia đình mới.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH             Phóng sự điều tra

  • THỦY THANHLâu nay, "quả lắc" vì sự trong sáng tiếng Việt dường như đã trì vào điểm chết của dây dọi. Những mặc cảm, thành kiến hoặc dị ứng về sự "ga lăng ngôn ngữ" trước áp lực của thời đại tin học cũng chững lại như một thái độ thăm dò. Suy cho cùng thì ngôn ngữ cũng có đời sống riêng và nó bao gồm cả thể vía lẫn thể xác. Nó cũng "hữu sinh tất hữu diệt" trong luật tiến hóa và đào thải như nhiên. Ngôn ngữ nói chung là một phương pháp hệ thống hóa và tích lũy tri thức theo sự diễn tiến về mặt lịch đại và sự tiệm tiến về mặt đồng đại.

  • Các lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi: tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tác giả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau.

  • Viết là một công việc bất hạnh. Một trong những yếu tố gây khốn khổ cho nhà văn là cốt truyện. Cốt truyện là “ông ngoáo ộp” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm.

  • Trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen. Dáng hình đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thùy mị, thanh khiết, không nhiễm bẩn... chừng ấy đức tính tốt đẹp đã đưa hoa sen thành biểu trưng cao quý của đạo Phật.

  • TRẦN ĐƯƠNGGoethe (1749-1832) hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là người Đức vĩ đại nhất”.

  • AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

  • Flier Andrei Jakovlevich(Tiến sĩ triết học, nhà văn hóa học của Nga)

  • HOÀNG NGỌC HIẾN    (Đọc "Văn hóa chính trị - truyền thống và hiện đại" (1) của Nguyễn Hồng Phong)Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm(2). Lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay là một chủ đề quan trọng của công trình.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHThực trạng của phê bình nghệ thuật hiện nay đang là một câu hỏi cần phải được trả lời.

  • THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

  • HOÀNG TẤT THẮNGMột trong những đặc điểm đặc thù của tiếng Việt là: các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất... không phải luôn chỉ đứng một mình mà thường kết hợp với một từ đứng trước với chức năng phân loại, chỉ đơn vị, biểu thái... trong lời nói. Chẳng hạn, sự vật thuyền trong tiếng Việt không phải chỉ có từ "thuyền" mà còn có "cái thuyền", "chiếc thuyền", "con thuyền", "lá thuyền", "mảnh thuyền"... các từ "cái - chiếc - con - lá - mảnh..." thường gọi là từ chỉ loại (hay là loại từ).

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học thời đại nào cũng là sự du di cái nhìn thấm sâu vào đời sống. Thơ văn nói tới cái thật xa, rồi lại trở về với cái thật gần. Muốn đi xa, hành trang thơ phải gọn nhẹ, nhẹ chữ nhưng nặng lòng. Thơ Thiền là vậy. Mỗi câu thơ như một mũi tên bay vào tưởng tượng. Giữa những dòng thơ Thiền là một cõi chân như, vượt ra ngoài định giới môi trường xã hội quen thuộc, vì thế thơ Thiền thênh thang hướng đạo nhằm mục đích cứu sinh, đưa con người trở về với chính nó.

  • LÊ ĐẠT                Đường bụi trang lịch cũ                 ếp ếp đàn thời gian                                           L.Đ

  • HOÀNG NGỌC HIẾN             (góp phần định nghĩa minh triết)Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997).

  • VÕ VĨNH KHUYẾNBa mươi năm, sau khi Bác qua đời (1969 - 1999) có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chuyên luận và khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước về thơ, văn của Bác. Quy mô và mức độ có khác nhau. Tuy vậy, vẫn có chỗ chưa được khảo sát một cách đầy đủ, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Trong phạm vi, khả năng cá nhân và nội hàm vấn đề, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ về thơ Bác viết cho thiếu nhi.

  • NGÔ TỰ LẬP(Tiếp theo TCSH số 127/9-99)

  • NGÔ TỰ LẬP1.Platon nói rằng không thể có sự bình đẳng của những kẻ vốn không bình đẳng về mặt năng lực tự nhiên. Đó là xã hội người, nhưng chúng ta cũng có thể nói tương tự như vậy về xã hội từ ngữ.

  • ĐÀO DUY HIỆP    “Hội làng mở giữa mùa thu     Giời cao gió cả giăng như ban ngày”                                            (Nguyễn Bính)