Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.
Nhà văn Trần Thùy Mai tặng hoa chúc thọ nhà văn Hồng Nhu.
Trong 90 nhà văn của Hội Nhà văn Huế, có lớp nhà văn già, trưởng thành từ trong kháng chiến chống Mỹ và sau đó như Hồng Nhu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đắc Xuân, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Quang Hà, Hà Khánh Linh, Trần Thùy Mai, Mai Văn Hoan, Ngô Minh, Võ Quê, Nguyễn Khắc Thạch, Vĩnh Nguyên, Trần Vàng Sao, Phạm Thị Túy, Trần Hạ Tháp, Hoàng Phủ Ngọc Tường- Lâm Thị Mỹ Dạ... Mặc dù anh chị em đã cao tuổi (người cao nhất là nhà văn Hồng Nhu 84 tuổi) nhưng vẫn cặm cụi sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từ khi rời quan trường, sau tập thơ Cõi lặng được dư luận đánh giá cao đã làm thơ sung sức hơn, sâu sắc hơn.
Nhà văn Hồng Nhu vừa in tập truyện ngắn mới và làm nhiều bài thơ thấm đẫm chiêm cảm. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ vừa có tiểu thuyết Vùng sâu được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng và được giải A giải thưởng Cố Đô lần thứ 5. Anh đang viết cuốn tiểu thuyết mới, mà anh bảo là “cuốn cuối cùng”. Nhà văn Nguyễn Quang Hà không vi tính vẫn mỗi năm ra mắt một đến hai tiểu thuyết về đề tài chiến tranh. Vừa qua, tiểu thuyết Vùng lõm của anh đạt giải cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam, và giải A Giải thưởng Cố Đô lần thứ 5.
Nhà văn Hà Khánh Linh, năm 2013 ra mắt tiểu thuyết Những dấu chân của mẹ (nằm trong bộ 3 tiểu thuyết ngàn trang Người Kinh Đô cũ (2004), Lửa Kinh Đô (2010) về các nhân vật Hoàng tộc Huế với cách mạng), tập truyện ngắn Trái tim tôi ở Hội An (NXB Đà Nẵng, 2013); nhà văn Nguyễn Khắc Phê sau tiểu thuyết nổi tiếng Biết đâu địa ngục thiên đường được giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn năm 2011 và giải A giải thưởng Cố Đô 2013, lại cho ra mắt tập văn chính luận Nhà văn và thời cuộc; Nhà thơ Trần Vàng Sao vừa ra mắt trường ca Gọi tìm xác đồng đội rất xúc động, được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng năm 2012; nhà văn Trần Thùy Mai có tập truyện ngắn hay Onkel yêu dấu, được giải C Giải thưởng Cố Đô, là người 5 lần được Giải thưởng VHNT Cố Đô; Nhà văn Hồ Thế Hà sáng tác rất sung sức.
Tập thơ Thuyền trăng của Hồ Thế Hà vừa được giải thưởng Cố Đô năm 2013, năm 2014, anh đã có tập tiểu luận –phê bình Tiếp nhận cấu trúc văn chương. Nhà thơ Mai Văn Hoan năm qua đã ấn hành hai tập sách: Tập chân dung nhà thơ Xuân Hoàng và tập tiểu luận Truyện Kiều, đọc và suy ngẫm. Tác phẩm Truyện Kiều, đọc và suy ngẫm được Hội Nhà văn TT-Huế trao tặng thưởng tác phẩm xuất sắc năm 2013 và được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng. Nhà thơ Ngô Minh năm 2013 đã xuất bản một lúc 3 tập sách: Tập thơ Ký tự biển, tập truyện ký Tướng Giáp trong tôi và tập tiểu luận thơ Quê quán của thơ...
Nhìn danh sách các tác giả và tác phẩm được giải ta thấy rất rõ là văn chương Huế vẫn chưa thể chuyển giao thế hệ! Tức là những người “viết văn già” từ trong kháng chiến vẫn là thế hệ hàng đầu. Huế chưa có một thế hệ nhà văn trẻ 7X, 8X tài năng cỡ như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Đỗ Đoãn Phương, Nguyễn Danh Lam, Lê Vĩnh Tài... Nhưng có điều mừng là vài năm lại đấy đã xuất hiện một thế hệ nhà văn trẻ của Huế với văn phong rất mới, đáng trân trọng, mà trước đó tôi chưa từng đọc như Phạm Nguyên Tường, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Đông Hà, Lưu Ly, Hải Trung, Châu Thu Hà, Nguyên Quân, Lê Tấn Quỳnh, Phan Tuấn Anh, Lê Huỳnh Lâm, Nhụy Nguyên, Lê Minh Phong, Lê Vũ Trường Giang, Bạch Diệp, Từ Nguyễn... Một số người đã có phong cách riêng. Một số tác giả giành được giải. Với thế hệ nhà văn này, tôi tin tưởng và mong ước trong một vài năm tới họ sẽ làm chủ văn đàn Huế, thay thế cho thế hệ nhà văn già.
Nhưng có một thực trạng cần báo động là, Hội viên Hội Nhà văn thì đông, nhưng sáng tác không đồng đều. Số đáng đọc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong ba công việc của một nhà văn là đi, đọc và viết, họ đều ít chú ý. Tính chuyên nghiệp của hội viên Hội Nhà văn Huế không cao. Họ ít có chính kiến và bản lĩnh sáng tạo, không chí cốt với cây bút trang giấy như lớp đàn anh. Đó là thực tế đáng lo ngại. Gần 40 năm sau năm 1975, Huế mới có một thế hệ sáng tác mới để có thể trong vài năm tới thay thế thế hệ trưởng thành trong chiến tranh, là quá muộn. Nhưng dẫu sao đã bắt đầu có một thệ hệ mới có chất lượng thực sự. Đó là điều rất mừng, cần trân trọng và nâng niu...
Ngô Minh
Sáng ngày 31/1, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã khai mạc trại sáng tác ca khúc tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất.
Sáng ngày 27/1, Ban tổ chức giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng cho 33 tác phẩm, công trình nghệ thuật xuất sắc được sáng tác trong giai đoạn 2003- 2008.Kết quả Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV
Đoàn múa rối “Tof Théâtre”, đoàn Xiếc nghệ thuật “ Baladeu’x “ và nghệ sỹ nghệ sĩ hài kịch Bỉ gốc Việt Michelle Nguyen thuộc Phái đoàn Wallonie - Bruxelles sẽ tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2010, diễn ra từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 6 năm 2010.
Chiều ngày 21/1, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Huế 2010. Festival Huế 2010: Nơi gặp gỡ các thành phố cố đô - Điểm hẹn của Di sản Văn hóa
Chiều ngày 12/01, tại khách sạn Hương Giang, TP Huế, Ban điều hành Lễ hội đền Huyền Trân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân.
Tối ngày 9/1, tại Núi Bân, phường An Tây, UBND TP Huế đã tổ chức Lễ khánh thành Khu tượng đài Anh hùng dân tộc Quang Trung và tái hiện Lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và Trung tâm TDTT tỉnh Bình Định.
Ngày 08/01/2010, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp VHNT Thừ Thiên Huế đã tổ chức trao tặng Tặng thưởng hàng năm cho các tác phẩm-công trình xuất sắc năm 2009 cho 12 tác giả là hội viên của 6 hội chuyên ngành.
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2010), họa sĩ Nguyễn Đình Dàng đã trao tặng bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Bác Hồ gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bên ao Sen tại Hà Tĩnh cho Di tích lịch sử cấp quốc gia - Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.
Sau 2 ngày làm việc (26-27/12) tại Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008) đã thống nhất giới thiệu 37/54 tác phẩm, công trình (thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, âm nhạc, văn nghệ dân gian và văn học) để bỏ phiếu kín, chấm điểm xếp thứ hạng giải thưởng.
Chào mừng 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 21/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “ Chủ tịch Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân” tại trụ sở Bảo tàng, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 10/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 115 năm thành lập , đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và công nhận danh hiệu " bệnh viện hạng đặc biệt".
Chào mừng 58 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Đại hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 7/12, tại Trung tâm Văn hoá Liễu Quán, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ Thuật tỉnh tổ chức triển lãm “ Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2009”.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô là một giải thưởng có uy tín của tỉnh Thừa Thiên Huế, được tổ chức định kỳ 5 năm một lần.
Tối nay, 1/12, tại Nhà Văn hoá thành phố Huế, các nghệ sỹ diễn viên nhà hát TNT đến từ Luân Đôn, Vương Quốc Anh sẽ biểu diễn vở nhạc kịch Quà tặng Giáng sinh (A Christmas Carol) của đại văn hào Charles Dickens, do đạo diễn nổi tiếng Paul Stebbings dàn dựng.
Chiều ngày 24/11, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Những khoảnh khắc Cố đô.
Chiều ngày 23/11, trại Cung An Định, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã khai mạc triển lãm “Cổ vật hiến tặng, tiếp nhận mới”.
Chiều ngày 21/11, hoạ sỹ Phan Ngọc Minh đã tổ chức triển lãm cá nhân mang tên “ Minh & Heritages” (Minh và Di sản) được diễn ra tại khách sạn La RéSidenCe, số 5 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 16/11/2009, ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tiến độ thi công Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại Núi Bân thuộc phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 14/11, tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 26 Lê Lợi, đã diễn ra triển lãm tranh thiếu nhi mang chủ đề Tôn sư trọng đạo của học sinh trường THCS Chu Văn An nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 13- 14/11, sáng ngày 14/11, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Francois Fillon cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.