Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.
Nhà văn Trần Thùy Mai tặng hoa chúc thọ nhà văn Hồng Nhu.
Trong 90 nhà văn của Hội Nhà văn Huế, có lớp nhà văn già, trưởng thành từ trong kháng chiến chống Mỹ và sau đó như Hồng Nhu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đắc Xuân, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Quang Hà, Hà Khánh Linh, Trần Thùy Mai, Mai Văn Hoan, Ngô Minh, Võ Quê, Nguyễn Khắc Thạch, Vĩnh Nguyên, Trần Vàng Sao, Phạm Thị Túy, Trần Hạ Tháp, Hoàng Phủ Ngọc Tường- Lâm Thị Mỹ Dạ... Mặc dù anh chị em đã cao tuổi (người cao nhất là nhà văn Hồng Nhu 84 tuổi) nhưng vẫn cặm cụi sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từ khi rời quan trường, sau tập thơ Cõi lặng được dư luận đánh giá cao đã làm thơ sung sức hơn, sâu sắc hơn.
Nhà văn Hồng Nhu vừa in tập truyện ngắn mới và làm nhiều bài thơ thấm đẫm chiêm cảm. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ vừa có tiểu thuyết Vùng sâu được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng và được giải A giải thưởng Cố Đô lần thứ 5. Anh đang viết cuốn tiểu thuyết mới, mà anh bảo là “cuốn cuối cùng”. Nhà văn Nguyễn Quang Hà không vi tính vẫn mỗi năm ra mắt một đến hai tiểu thuyết về đề tài chiến tranh. Vừa qua, tiểu thuyết Vùng lõm của anh đạt giải cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam, và giải A Giải thưởng Cố Đô lần thứ 5.
Nhà văn Hà Khánh Linh, năm 2013 ra mắt tiểu thuyết Những dấu chân của mẹ (nằm trong bộ 3 tiểu thuyết ngàn trang Người Kinh Đô cũ (2004), Lửa Kinh Đô (2010) về các nhân vật Hoàng tộc Huế với cách mạng), tập truyện ngắn Trái tim tôi ở Hội An (NXB Đà Nẵng, 2013); nhà văn Nguyễn Khắc Phê sau tiểu thuyết nổi tiếng Biết đâu địa ngục thiên đường được giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn năm 2011 và giải A giải thưởng Cố Đô 2013, lại cho ra mắt tập văn chính luận Nhà văn và thời cuộc; Nhà thơ Trần Vàng Sao vừa ra mắt trường ca Gọi tìm xác đồng đội rất xúc động, được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng năm 2012; nhà văn Trần Thùy Mai có tập truyện ngắn hay Onkel yêu dấu, được giải C Giải thưởng Cố Đô, là người 5 lần được Giải thưởng VHNT Cố Đô; Nhà văn Hồ Thế Hà sáng tác rất sung sức.
Tập thơ Thuyền trăng của Hồ Thế Hà vừa được giải thưởng Cố Đô năm 2013, năm 2014, anh đã có tập tiểu luận –phê bình Tiếp nhận cấu trúc văn chương. Nhà thơ Mai Văn Hoan năm qua đã ấn hành hai tập sách: Tập chân dung nhà thơ Xuân Hoàng và tập tiểu luận Truyện Kiều, đọc và suy ngẫm. Tác phẩm Truyện Kiều, đọc và suy ngẫm được Hội Nhà văn TT-Huế trao tặng thưởng tác phẩm xuất sắc năm 2013 và được Quỹ Phùng Quán tặng thưởng. Nhà thơ Ngô Minh năm 2013 đã xuất bản một lúc 3 tập sách: Tập thơ Ký tự biển, tập truyện ký Tướng Giáp trong tôi và tập tiểu luận thơ Quê quán của thơ...
Nhìn danh sách các tác giả và tác phẩm được giải ta thấy rất rõ là văn chương Huế vẫn chưa thể chuyển giao thế hệ! Tức là những người “viết văn già” từ trong kháng chiến vẫn là thế hệ hàng đầu. Huế chưa có một thế hệ nhà văn trẻ 7X, 8X tài năng cỡ như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Đỗ Đoãn Phương, Nguyễn Danh Lam, Lê Vĩnh Tài... Nhưng có điều mừng là vài năm lại đấy đã xuất hiện một thế hệ nhà văn trẻ của Huế với văn phong rất mới, đáng trân trọng, mà trước đó tôi chưa từng đọc như Phạm Nguyên Tường, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Đông Hà, Lưu Ly, Hải Trung, Châu Thu Hà, Nguyên Quân, Lê Tấn Quỳnh, Phan Tuấn Anh, Lê Huỳnh Lâm, Nhụy Nguyên, Lê Minh Phong, Lê Vũ Trường Giang, Bạch Diệp, Từ Nguyễn... Một số người đã có phong cách riêng. Một số tác giả giành được giải. Với thế hệ nhà văn này, tôi tin tưởng và mong ước trong một vài năm tới họ sẽ làm chủ văn đàn Huế, thay thế cho thế hệ nhà văn già.
Nhưng có một thực trạng cần báo động là, Hội viên Hội Nhà văn thì đông, nhưng sáng tác không đồng đều. Số đáng đọc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong ba công việc của một nhà văn là đi, đọc và viết, họ đều ít chú ý. Tính chuyên nghiệp của hội viên Hội Nhà văn Huế không cao. Họ ít có chính kiến và bản lĩnh sáng tạo, không chí cốt với cây bút trang giấy như lớp đàn anh. Đó là thực tế đáng lo ngại. Gần 40 năm sau năm 1975, Huế mới có một thế hệ sáng tác mới để có thể trong vài năm tới thay thế thế hệ trưởng thành trong chiến tranh, là quá muộn. Nhưng dẫu sao đã bắt đầu có một thệ hệ mới có chất lượng thực sự. Đó là điều rất mừng, cần trân trọng và nâng niu...
Ngô Minh
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều ngày 10/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế năm 2011.
SHO - Nhân kỷ niệm 9 năm ngày mất của Nhà thơ Tố Hữu, tối ngày 9/12, tại hội trường trung tâm huyện Quảng Điền, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền tổ chức đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi”.
Sông Hương kỳ này dành một số lượng khá nhiều trang cho các bài viết trong chuyên đề Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911 – 12/12/2011) và 70 năm ra đời tác phẩm Tôi đi học. Bạn đọc sẽ trôi vào miền hoài tưởng về những kỷ niệm của thời thơ ấu, những cảm nhận tinh tế của những người học trò xưa về “Tôi đi học” thông qua các bài viết của Thái Kim Lan, Đông Hương, Võ Quang Yến, Nguyễn Đặng Mừng, Đặng Tiến.
Tối ngày 27/1, ba họa sĩ Cố đô Huế là Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Văn Nhường phối hợp với Gallery Phương Mai khai mạc phòng triển lãm tranh với chủ đề "Màu mưa Huế", diễn ra tại số 129B Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
SHO - Chiều ngày 26/11, Tạp chí Sông Hương và nhóm bạn bè thân hữu đã tổ chức buổi giới thiệu tuyển tập thơ văn "Người trẻ dáng nâu" của cố nhà thơ Nguyễn trung Bình nhân 2 năm ngày anh đi xa (2009-2011).
SHO - Sau cuộc hành trình thành công vang dội xuyên suốt Đông Nam Á, Liên hoan phim khoa học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên lần này đã đến với Việt Nam.
SHO - Trong hai ngày 18 và 19/11, các hoạt động hội thảo, triển lãm và trình diễn nghệ thuật của ba nghệ sĩ đến từ châu Âu và các nghệ sĩ Việt Nam đã diễn ra sôi nổi tại Đại học Nghệ Thuật Huế (Số 10 Tô Ngọc Vân – Tp. Huế).
SHO - Sáng ngày 18/11, tại trụ sở Liên Hiệp Các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (16 Lê Lợi) đã diễn ra lễ trao tặng thưởng văn chương của Hội Hữu nghị San Francisco – Tp. Hồ Chí Minh cho nhà văn Trần Thùy Mai.
SHO - Từ ngày 14-19/11, Ba nghệ sĩ Paul Schwer, Barney Steel và Thomas Feuerstein đến từ châu Âu sẽ có những hoạt động nghệ thuật tại Huế thông qua sự trình diễn và hội thảo về những ý tưởng mới, cũng như khuyến khích đối thoại về các lĩnh vực sắp đặt, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa và nghệ thuật video.
SHO - Tối ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Hội nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT - Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức đêm tổng kết, bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011.
Sáng ngày 04/11, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tạp chí Sông Hương vừa phát hành trên toàn quốc số 273, tháng 11.2011.
SHO - Chiều ngày 1-11, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Nhật Bản - vương quốc của những nhân vật biểu trưng và hoạt hình” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).
SHO - Sáng ngày 19/10, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ và nghiệp vụ biên tập, quảng bá tác phẩm VHNT trên báo chí VHNT tỉnh, thành phố” khu vực phía Bắc, diễn ra tại thành phố Lạng Sơn.
SHO - Sáng ngày 16/10, tại số 6 Lê Lợi, Huế, Hội bảo tồn di sản chữ Nôm đã trao giải thưởng thường niên Balaban năm 2011 cho ông Phan Anh Dũng, chuyên viên phần mềm Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế.
Ngày 06/10,UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Thông báo số 263/TB-UBND về Kết luận của ông Ngô Hòa - Phó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về việc thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế tại buổi làm việc với Thành ủy và UBND thành phố Huế.
SHO - Hai đêm cuối 4 và 5/10, Liên hoan phim Đức tại Huế chuyển địa điểm chiếu từ Trung tâm Văn hóa Thông tin về Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế. Khán giả Huế vẫn tiếp tục đội mưa đến với phim Đức.
Đó là tên phòng tranh của ba họa sĩ Việt Nam và Pháp Yvan Magnani, Hélène Quérè và Trương Hoa Đôn vừa được Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế khai mạc vào chiều ngày 04/10, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, 26 Lê Lợi.
Nữ giáo hoàng - Đứa con của tháng mười một - Fan hâm mộ cũng phải có giới hạn là những phim tiếp theo trong các đêm 1 - 3/10 trong Liên hoan phim Đức tại Huế. Điều đáng ngạc nhiên là các phim đó đã tiếp tục thu hút đông đảo khán giả đến xem. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế chật kín khán giả trong nhiều đêm liền.
SHO - Sáng ngày 3/10, tại khách sạn Celadon, Ban Tổ chức chương trình “Hội ngộ Hoa hậu Việt Nam 2010” đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình hoạt động của 20 người đẹp trong cuộc hội ngộ tại Cố đô Huế và việc thực hiện bộ sách ảnh về hoa hậu Việt Nam để đấu giá tặng cho Quỹ chất độc màu da cam, Cuộc hội ngộ diễn ra từ ngày 30/9 - 05/10.> Quỹ Tình Sông Hương trao quà cho nạn nhân DIOXIN tại A Lưới