Miền cỏ thơm

09:08 07/07/2009
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG                                        Bút kýNhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ. Tôi không hề có ý xúc phạm, chỉ muốn lưu ý thêm về vai trò của cỏ trong quy hoạch đô thị. Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ hoang như ở Huế. Đà Lạt cũng được xây dựng trên những ngọn đồi; nhưng ở đấy, hình tượng của cây anh đào và cây thông đã khiến người ta quên mất sự có mặt của cỏ dại.

Minh họa: Đặng Mậu Tựu

Có lần vào cuối đông, tôi ngồi trong trại viết của Hội Nhà văn ở Quảng Bá và nhìn ra con đê sông Hồng xanh ngun ngút những cỏ kéo dài xuống những cánh đồng vùng "Yên Phụ" mịt mùng trong màu mưa bụi xám, tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Trãi nói về nỗi tâm đắc với cỏ ở Hà Nội: "Hoa thường hay héo cỏ thường tươi". Tôi nghiệm ra rằng cái thế thích chí nhất của cỏ chính là những triền đê. Ở đó, cỏ nghiễm nhiên thay thế vai trò của mọi loài hoa trên trái đất. Có lẽ ngày xưa trong một chức quan rỗi việc, Nguyễn Trãi đã có nhiều lần buông lỏng cương ngựa đi dọc triền đê này để ngắm vẻ đẹp của cỏ. Nhưng đã có mấy ai được ngắm thỏa thích màu xanh tươi của cỏ dọc thân đê giống như tôi trong buổi sáng mùa xuân ngày ấy. Vả Hà Nội vẫn là những mái phố dài trải ra dưới những cây cao (như cây sấu) với những khách bộ hành đi trên vỉa hè. Nghĩa là còn lại Huế là một cố đô mang linh hồn của cỏ.

Mùa xuân có thể định nghĩa là mùa mà toàn bộ cây nở thành hoa. Những ngọn đồi phía tây nam Huế bừng lên trong hương hoa cỏ, khiến người ta không thể ngồi yên cúi mặt lên trang sách. Hương cỏ tràn vào thành phố, như gần như xa, khiến tôi nghĩ rằng ở đâu đấy trên những sườn đồi, cánh cửa của vườn Địa Đàng đang mở ra, hoặc những nàng tiên đang múa hát dưới những gốc đào nở hoa, với mùi hương bát ngát như thể mùi tóc bay trong những chiều gió. Cỏ mọc ven những con đường trong thành phố, trên đó lưa thưa những chòm cây dại, như cây hoa ngũ sắc cười sặc sỡ dọc đường thơ ấu của tôi. Bay theo những bước chân lang thang của tôi là những con bướm, những cánh chuồn nghe ngày nắng lên tung tăng trong không gian, ghé cây này, vờn cây kia, trong một thành phố lúc nào cũng cổ xưa, văng vẳng điệu nhã nhạc của cung đình đã hoang phế. Đã nhiều năm, tôi chợt nhận ra rằng lũ chuồn chuồn, bươm bướm của tôi đã rời thành phố này mà đi đâu biệt tăm, chắc là chúng đã tìm đến một không gian khác yên tĩnh hơn, ít bị tiếng động làm choáng đầu hơn. Một hôm nhân có việc đi ra ngoại ô vào ban đêm, tôi gặp những đàn đom đóm mịt mù như một đám bụi sao bay trôi qua những khu vườn tối thẳm. Tôi lại nhớ ra rằng đã từ lâu, ở Huế người ta không còn thấy bóng con đom đóm, không còn thấy bóng những bầy trẻ con đang đuổi theo vầng bụi lửa đom đóm để cố bắt lấy "hạt ngọc nhà trời". Và chính ra những cánh bướm, cánh chuồn chuồn thân mến của tôi đã rời bỏ những bụi cây hoang dại ven đường mà đi về nơi khu vườn địa đàng của chúng, trên những đồi cỏ kia, để lại tôi đứng một mình làm thằng bé lang thang cơ nhỡ thế này. Ôi! tôi muốn làm Liệt Tử cưỡi gió mà đi khắp nơi trên thành phố kinh xưa của tôi, thành phố nằm phơi mình giữa non xanh nước biếc, tỏa rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ.

Mùa xuân về, mặt đất công viên sáng bừng lên bởi ngàn vạn bông cỏ tím, mỗi bông cỏ lại ngậm trong lòng một hạt sương mai khiến vào buổi sáng sớm, cỏ ở ven sông Hương lấp lánh như những hạt ngọc. Những cô sinh nữ từng rủ nhau ra đấy ngồi chơi trên vạt cỏ; lâu ngày tâm hồn họ nhiễm phải căn bệnh trầm uất, sinh ra bởi những bụi phấn tím của bông cỏ mùa xuân. Một chút u hoài đã kết tinh trong đôi mắt khiến từ đó họ trở nên dè chừng với những cuộc vui trong đời, và dưới mắt họ, những trò quyến rũ đối với thế nhân tự nhiên nhuốm chút màu ảm đạm của cái mà bà Huyện Thanh Quan khi xưa gọi là "hý trường".

Mùa xuân, tự nhiên tôi muốn gác hết mọi việc bận rộn để lên rong chơi trên những đồi cỏ gần vùng mộ Vua. Ở đó tôi có thể nằm ngửa mặt trên cỏ, ngước mắt nhìn chùm hoa lê nở trắng muốt trên cao. Tôi đã tìm đến định sống ở nhiều đô thị bắc nam; ở đó tôi có thể tìm thấy mọi cái cần cho cuộc sống của tôi, chỉ thiếu một cái mà tôi không chịu nổi, là thiên nhiên.

Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khí đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ tỏa ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là "yên tĩnh hơn" trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt "quyền yên tĩnh" của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết "Trùng Cửu". Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhân ngồi uống rượu trên đầu núi,nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: "Minh triêu sất mã sơn đầu quá - Ngọa thính tùng thanh ức ngã sầu"*

Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta nằm buông mình trên cỏ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Vâng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: "Bạch vân vô tận thi"**

Phía đông nam thành phố, bên kia nhánh sông cùng Vân Dương, là một vùng đất bằng trầm mình trong những khu vườn tre trúc xanh biếc, tên là Vĩ Dạ. Vĩ Dạ là một khu ngoại ô của những vị hưu quan, những người làm vườn và những văn nghệ sỹ, được xem như cái nôi của tư tưởng Lão Trang phóng dật của thành phố Huế.

Tuy gọi là một kinh kỳ thơ mộng, nhưng trung tâm Huế thực sự là đất của Triều Đình vua Nguyễn, của những giòng giõi danh gia thế phiệt nối đời làm quan, tư tưởng chính thống của Huế là tư tưởng Nho giáo. Phía tây nam Huế là tư tưởng Thiền với những ngôi chùa cổ chiếm lĩnh những đỉnh núi cao. Bốn vùng ngoại ô Huế bao gồm vùng Gia Hội, dành cho thương nhân; khu Kim Long có các phủ đệ của những vị ngoại thích; khu Nguyệt Biều dành cho vườn nhà của những vị đường quan. Vậy chỉ còn Vĩ Dạ là nơi các văn nhân của mọi thời, những người theo tư tưởng tự do thích ở. Vĩ Dạ là vùng đất bên bờ phía đông sông Hương, là nơi người ta lập vườn theo phong cách dân giã trồng hoa cúc, thường mang lên trung tâm Huế bán để ướp trà, để chơi tết. Nói tóm lại đó là loài hoa có dính líu ít nhiều đến lối sống Lão Trang. Dọc bờ sông, lau lách mọc um tùm, thấp thoáng những mái lầu nhỏ người ta dùng để ngồi uống rượu và xướng họa thơ văn, với những dòng chữ ngòng ngoèo trên vách kiểu chữ Phạn, do loài ốc khi bò để lại sau mỗi cơn lụt, như trong thơ của Tuy Lý Vương đã từng nói về vùng đất ở của mình. Vĩ Dạ phát xuất từ chữ "Vi Dã", mà Ưng Bình Thúc Giạ quen gọi là Nội Lách. Người bình dân lập vườn theo phong cách dân gian, những hưu quan chán cảnh cân đai, những nghệ sỹ thích đời sống phóng khoáng đều tìm về Vĩ Dạ tụ tập thành một khối cư dân thích tự do mang màu sắc cá nhân. Không nghi ngờ gì nữa chính nơi đây mà người ta có thể tìm thấy chút hương vị tiêu dao của kinh thành Huế từ gốc cỏ bay lên, trong những khu vườn xanh biếc. Vĩ Dạ tồn tại ngàn năm như một nhà ẩn dật giữa chốn kinh kỳ thời nào cũng đầy những phường danh lợi. Và như một buồng phổi hít thở đầy không khí tự do của một cơ thể có phần ưa những cách sống thảnh thơi, thú nhàn du trồng hoa câu cá...

Huế 4.8.2003
H.P.N.T
(179-180/01&02-04)

-----------------
*: Sáng mai ruỗi ngựa lên đầu núi - nghe thông reo chợt nhớ ta buồn.
**: Bích Hồ dịch: "Phau phau mây trắng ngàn năm vẫn còn".

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNAnh em Nguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung sống với gia đình trong ngôi nhà nhỏ trên đường Đông Ba. Ngôi nhà giản dị khiêm tốn nằm lui sau cái ngõ thông với vườn nhà Thượng thư bộ Lễ Lê Trinh. Nhưng chỉ cần đi một đoạn ngang qua nhà ông Tiền Bá là đến ngã tư Anh Danh, người ta có thể gặp được các vị quan to của Triều đình.

  • BẮC ĐẢOBắc Đảo sinh 1949, nhà văn Mỹ gốc Trung Quốc. Ông đã đi du lịch và giảng dạy khắp thế giới. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học và là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ. Đoản văn “Những biến tấu New York” của nhà văn dưới đây được viết một cách dí dỏm, với những nhận xét thú vị, giọng điệu thì hài hước châm biếm và những hình ảnh được sáng tạo một cách độc đáo. Nhưng trên hết là một cái nhìn lạ hoá với nhiều phát hiện của tác giả khi viết về một đô thị và tính cách con người ở đó. Nó có thể là một gợi ý về một lối viết đoản văn kiểu tuỳ bút, bút ký làm tăng thêm hương vị lạ, mới, cho chúng ta.

  • PHONG LÊTrong dằng dặc của giòng đời, có những thời điểm (hoặc thời đoạn) thật ấn tượng. Với tôi, cuộc chuyển giao từ 2006 (năm có rất nhiều sự kiện lớn của đất nước) sang 2007, và rộng ra, cuộc chuyển giao thế kỷ XX sang thế kỷ XXI là một trong những thời điểm như thế. Thời điểm gợi nghĩ rất nhiều về sự tiếp nối, sự xen cài, và cả sự dồn tụ của hiện tại với quá khứ, và với tương lai.

  • XUÂN TUYNHĐầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, tên tuổi của Lê Thị K. xuất hiện trên báo chí được nhiều người biết tới. K. nhanh chóng trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Với các bài thơ: “Cỏ”, “Gần lắm Trường Sa” v.v... Nhiều nhà phê bình, nhà thơ không tiếc lời ngợi khen K.

  • NGUYỄN QUANG HÀTrần Văn Thà cùng các bạn chiến binh thân thiết tìm được địa chỉ 160 chiến sĩ năm xưa của đảo Cồn Cỏ, các anh mừng lắm, ríu rít bàn cách gọi nhau ra thăm đảo Tiền Tiêu, nơi các anh đã chiến đấu ngoan cường, in lại dấu son đậm trong đời mình, các anh liền làm đơn gởi ra Tỉnh đội Quảng Trị giúp đỡ, tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ này.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN- Đừng ra xa nữa, coi chừng... hỏng cẳng chết trôi con ơi!Nhớ ngày xưa, mẹ tôi vẫn thường nhắc tôi như thế mỗi buổi chiều ra tắm sông Bồ. Hai phần đời người đi qua. Mẹ tôi không còn nữa. Bến Dấu Hàn trên khúc sông Bồ viền quanh phía Đông làng Liễu Hạ năm xưa nay đã “cũ”.

  • NGUYỄN NGUYÊN ANChúng tôi đến Đông trong những ngày cuối hạ. Thị trấn Khe Tre rực rỡ cờ hoa long trọng kỷ niệm 60 năm Ngày thương binh liệt sĩ. Sau bão số 6 năm 2006, tôi lên Nam Đông, rừng cây hai bên đường xơ xác lá, hơn 700 ha cao su gãy đổ tơi bời và hơn 3.000 ngôi nhà bị sập hoặc tốc mái, đường vào huyện cơ man cây đổ rạp, lá rụng dày mấy lớp bốc thum thủm, sức tàn phá của bão Xangsane quả ghê gớm!

  • Trang Web văn học cá nhân là một nhu cầu tương thuộc giữa tác giả và độc giả của thời đại thông tin điện tử trên Internet. Hoặc nói cách khác, nó là nhu cầu kết nối của một thế giới ảo đang được chiếu tri qua sự trình hiện của thế giới đồ vật.So với đội ngũ cầm bút thì số lượng các nhà văn có trang Web riêng, nhất là các nhà văn nữ còn khá khiêm tốn nhưng dù sao, nó cũng đã mở thêm được một “không gian mạng” để viết và đọc cho mỗi người và cho mọi người.

  • NGUYỄN NGỌC TƯSinh năm 1976. Quê quán: huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.Hiện là biên tập viên Tạp chí Bán đảo Cà MauNguyễn Ngọc Tư từng đạt nhiều giải thưởng trung ương và địa phương. Trong đó, truyện vừa Cánh đồng bất tận (giải thưởng Hội Nhà văn Việt ) đã được chuyển ngữ qua tiếng Hàn Quốc. http://ngngtu.blogspot.com

  • VÕ NGỌC LANThuở nhỏ, tôi sống ở Huế. Mỗi lần nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tôi vẫn gọi đó là ký ức xanh.

  • TÔN NỮ NGỌC HOATôi còn nhớ như in cảnh cả nhà ngồi há miệng nghe chính cậu em tôi là thanh niên xung phong trở về từ Đắc Lắc sau đợt đi khai hoang chuẩn bị đưa dân lập vùng kinh tế mới kể chuyện.

  • TRẦN HẠ THÁPThời gian tuôn chảy vô tình. Con người mê mải cuốn theo dòng cho đến khi nhìn lại thì tuổi đời chồng chất… Ngày thơ dại đã mịt mờ trong kỷ niệm. Mặt trăng rằm tỏa rạng còn đó nhưng dường như không còn là màu trăng xưa cũ. Thứ ánh sáng hồn nhiên một thuở mang sắc màu kỳ diệu không thể nào vẽ được. Dường như chưa trẻ thơ nào ngước nhìn trăng mà sợ hãi.

  • TRẦN HOÀNGCũng như nhiều bạn bè cùng thế hệ, vào những năm cuối thập niên năm mươi của thế kỷ trước, chúng tôi đã được tiếp xúc với Văn học Nga - Xô Viết thông qua nhiều tác phẩm được dịch từ tiếng Nga ra tiếng Việt. Lứa tuổi mười bốn, mười lăm học ở trường làng, chúng tôi luôn được các thầy, cô giáo dạy cấp I, cấp II động viên, chỉ bảo cho cách chọn sách, đọc sách…

  • MAI TRÍHễ có dịp lên A Lưới là tôi lại đến thăm gia đình mẹ Kăn Gương. Song, lần này tôi không còn được gặp mẹ nữa, mẹ đã đi xa về cõi vĩnh hằng với 6 người con liệt sỹ của mẹ vào ngày 08/01/2006.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCNếu cắt một lát cắt tương đối như cơ học trong hành trình trùng tu di tích, cắt thời gian dương lịch của năm 2007, sẽ thấy đây là năm mà người ta nhận ra di sản Huế đang mỉm cười từ trong rêu cỏ dẫu đây đó vẫn còn có nhiều công trình đang thét gào, kêu cứu vì đang xuống cấp theo thời gian tính tuổi đã hàng thế kỷ.

  • NGUYỄN QUANG HÀBấy giờ là năm 1976, đất nước vừa thống nhất. Bắc trở về một mối. Người miền Bắc, miền xôn xao chạy thăm nhau, nhận anh em, nhận họ hàng. Không khí một nhà, vui không kể xiết.

  • HÀ VĂN THỊNH Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quãng thời gian ở Huế không phải là ngắn. Lần thứ nhất, từ mùa hè 1895 đến tháng 5 - 1901 và lần thứ hai, từ tháng 5 - 1906 đến tháng 5 - 1909. Tổng cộng, Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (NTT - tên được đặt vào năm 1901) đã sống ở Huế 9 năm, tức là hơn 1/9 thời gian sống ở trên đời. Điều đặc biệt là, bước ngoặt quyết định của NTT đã diễn ra ở Huế; trong đó, việc tham gia vào phong trào chống thuế có ý nghĩa quan trọng nhất.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNVào những năm 1950 đến năm 1954, tại khu rừng Khuổi Nậm, Tân Trào. Ở chiến khu Việt Bắc, người ta thấy một cán bộ khoảng trên dưới 40 tuổi, người tầm thước, nói giọng Nghệ trọ trẹ, thường có mặt ở các cuộc họp quan trọng của Chính phủ kháng chiến để làm thư ký tốc ký cho Trung ương và Hồ Chủ tịch.

  • LÊ HUỲNH LÂMNhững ngày mưa gió lê thê của mùa đông ngút ngàn vừa đi qua, những trận lụt bất thường gây nên bao tan tác, để lại những vệt màu buồn thảm trên gương mặt người dân nghèo xứ Huế, các con đường đầy bùn non và mịt mùng từng đám bụi phù sa, những vết thương còn âm ỉ trong hồn người…

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCCâu chuyện tôi sắp kể với các bạn dưới đây không phải là một câu chuyện thuộc huyền sử về lửa cỡ như ngọn lửa Prométe hay biểu tượng lửa trong đạo Hinđu, hay lửa trong Kinh Dịch tương ứng với phương nam, màu đỏ, mùa hè...