Mèo đi mẫu giáo

15:26 14/06/2012

ANH THƯ

Nghé rất thích mèo. Chỉ cần được nhìn thấy con vật bé nhỏ ấy là Nghé đã mê tít rồi chứ chưa nói là chơi đùa với nó, sờ đuôi nó, vuốt bộ lông mềm mại của nó và áp sát nó vào người.

Minh họa: NHÍM

Điều này cũng bình thường thôi vì nhỏ bằng Nghé bây giờ, chị Phương cũng thích mèo, cả chị Trang, anh Thái, chị Bình cũng thích mèo. Nói tóm lại, là trẻ con thì rất thích mèo. Đương nhiên.

Chưa tròn 2 tuổi, mẹ đã cho Nghé đi nhà trẻ. Lý do vì bác giúp việc nghỉ, không có ai trông Nghé. Mẹ không muốn thuê người giúp việc khác, vì nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là muốn Nghé có môi trường tập thể để sinh hoạt, vui chơi. Thế là Nghé đi trẻ.

Đi nhà trẻ chưa quen, Nghé khóc ghê lắm. Dù mẹ đưa đi muộn và đón về sớm, Nghé vẫn thấy thời gian ở lớp sao dài ơi là dài, nhớ mẹ ơi là nhớ. Ở nhà trẻ, cái gì cũng phải đúng giờ. Ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ. Không được phép tè dầm, không được vứt đồ chơi bừa bãi, không được xé giấy vẽ, không được… Ôi, biết bao nhiêu thứ mà Nghé chẳng thể quen ngay, chẳng thể theo ngay. Kết quả là nhiều buổi chiều đón Nghé, mẹ thấy mi mắt Nghé sưng, hai con mắt hoe đỏ. Mẹ chẳng biết nói gì, chỉ biết cười thật tươi với các cô, hỏi cô cháu có ngoan không ạ, cháu đã quen với thức ăn nhà trẻ chưa ạ. Cô trả lời rằng cháu rất ngoan, cháu ăn hết suất và ngủ được một giấc. Tối về, ăn chưa xong thì Nghé đã khóc ngào ngào, tay dụi mắt liên tục. Nghé buồn ngủ đấy thôi. Mẹ bế Nghé lên. Thế là Nghé ngủ ngay. Tưởng rằng ban ngày ít ngủ, Nghé sẽ ngủ ngon. Ai dè liên tục nói mơ, chốc lại giật mình rồi khóc. Mẹ phải nằm bên, vỗ về mãi. Cả mẹ cả con đều mất ngủ.

Mất hơn một tháng như vậy. Rồi cũng quen. Sáng sáng, sau khi ăn sáng và uống thuốc xong (thuốc ho ấy mà), Nghé vui vẻ đeo ba lô, đi dép rồi theo mẹ đến trường, không quên bai bai con mèo hàng xóm. Mẹ bảo Nghé đi học ngoan, chiều về mẹ sẽ cho Nghé sang chơi với chú mèo (chú mèo hay cô mèo nhỉ!). Nghé vâng ạ, cười rõ tươi.

*

Sinh nhật Nghé hai tuổi. Bà ngoại gửi cho Nghé một con mèo rất xinh. Con mèo có bộ lông trắng muốt, râu trắng muốt, những chiếc răng nhỏ xíu nhọn nhọn cũng trắng muốt. Đó là một trong ba con mèo mới đẻ của nhà bà ngoại. Cả ba con mèo đều đã ăn được cơm. Bà ngoại cho chị Bình một con, cho chị Trang anh Thái một con, còn một con thì gửi cho chị em nhà Nghé. Chị Phương đặt tên cho con mèo là Bông, vì nó giống như một cục bông mà. Nghé rất thích tên Bông, vì ở lớp Nghé cũng có bạn Bông. Mẹ làm cho Bông một cái ổ xinh xinh và tạm thời buộc nó ở góc nhà cho nó quen đã.

Nghé mê Bông lắm. Từ lúc đi học về cho đến khi đi ngủ, Nghé cứ quanh quẩn bên Bông, làm quen với nó, nựng nịu nó mà chẳng thèm vòi vĩnh mẹ. Mẹ có thời gian để làm việc nhà và dạy chị Phương học. Nhưng mẹ cũng không quên canh chừng, nhắc Nghé cẩn thận kẻo Bông cào xước tay chân. Đáp lại “thịnh tình” của Nghé, Bông kêu meo meo suốt và cứ chạy loanh quanh trong vòng dây xích. Hẳn là nó chồn chân lắm.

Một ngày trôi qua với thật nhiều niềm vui. Nghé ngủ ngoan, hơi thở đều đặn, đôi môi hồng như hai cánh hoa. Mẹ thấy vui khi Nghé thêm một người bạn mới. Có Bông rồi, Nghé không còn phải qua chơi với mèo hàng xóm nữa.

Nửa đêm, ba mẹ con bị đánh thức bởi tiếng mèo. Bông kêu đấy. Nó kêu mãi, kêu mãi không thôi. Đêm càng khuya càng vắng mà tiếng kêu lại càng dồn dập hơn, da diết hơn.

Nghé tỉnh giấc, ngồi dậy dụi mắt và nói “Bông”. Nghé vẫn vậy đấy, dứt khoát chứ chẳng nhũng nhẵng bao giờ. Mẹ bảo “Bông kêu vì nhớ mẹ đấy mà. Con ngủ đi”.

Nghé nằm xuống, kéo chăn lên ngực. Tiếng kêu của con mèo làm Nghé không ngủ được. Nghé xoay mình, rồi lại ngồi dậy bảo mẹ “Bông khóc”. Mẹ bảo “Để mẹ ra dỗ nó nhé”. Nghé gật đầu. Mẹ mở cửa, dắt Bông ra ngoài hành lang. Tiếng kêu của nó nhỏ hơn. Mẹ bảo với Nghé rằng Bông đã nghe lời mẹ, đã bớt khóc nhè rồi, Nghé ngủ đi thôi.

Sáng hôm sau, trước khi đi học, Nghé bớt lại phần sữa của mình mang cho Bông, vuốt ve bộ lông trắng muốt của Bông, không quên thì thầm với nó (mẹ đoán vậy) rằng ở nhà chơi ngoan, chiều Nghé sẽ về.

Đêm thứ hai, con mèo vẫn kêu như đêm hôm trước. Nó chưa quen được cảnh xa mẹ. Ban ngày nó chẳng ăn cơm, chỉ uống chút nước và nhấm nháp con cá nước thơm nựng. Vậy mà ban đêm nó gào khỏe thế. Tiếng kêu của nó khiến cả ba mẹ con đều mất ngủ. Mẹ giải thích rằng Bông cũng giống như Nghé, phải đi trẻ nên chưa quen. Vài hôm nữa, Bông sẽ tiến bộ thôi, sẽ quen với gia đình mình như, giống như Nghé làm quen với cô giáo, làm quen với lớp với bạn. Nghé lắng nghe lời mẹ, hai mắt tròn như bỡ ngỡ, như nghĩ ngợi điều gì rồi lẳng lặng chạy đến bên Bông. Chỉ mới hai ngày xa mẹ mà Bông đã khác đi nhiều. Bộ lông trắng muốt của nó hơi xù lên, cặp mắt xanh biếc ươn ướt và lem nhem có gỉ. Bông gầy sút đi thì phải.

Nghé đi trẻ, và mèo cũng đi trẻ ư?

Nghé đã khóc hết bao nước mắt. Còn Bông thì sao?

Ngập ngừng, Nghé chạy tới mẹ, cầm tay mẹ, dắt mẹ lại chỗ Bông. Nghé nói rành rọt: “Cho Bông về mẹ”.

Mẹ bảo sao cơ?

“Cho Bông về mẹ”.

Mẹ hiểu rồi. Nghé không muốn Bông phải đi nhà trẻ. Nghé muốn mẹ đưa Bông trở lại nhà bà ngoại để Bông không còn phải xa mẹ nữa. Nghé xa mẹ ban ngày, tối còn được rúc đầu vào mẹ. Còn Bông thì xa mẹ Bông mãi.

Ừ, được rồi, mẹ con mình sẽ đưa Bông về với mẹ Bông, con nhé!

Nghé gật đầu cười. Mẹ thơm lên mái tóc Nghé, hít thật sâu mùi mồ hôi của Nghé. Mùi mồ hôi con trẻ thơm thơm, mằn mặn.

Bông ngừng kêu, ngước đôi mắt nhìn Nghé, chờ đợi…

A.T
(SH280/6-12)








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  •         Truyện ngắn

    TRẦN BẢO ĐỊNH


  • Phạm Đình Ân - Trần Quang Mới

  • NGUYỄN ĐÀO MAI KHÁNH  

    Olephia
    Cha không thể trở về với con được nữa
    Con không thể chạm vào cha được nữa
    ... 

  • LÊ THANH VÂN 

    Chi một người chết đi, ông ấy nắm trong tay những gì đã cho đi khi còn sống”. Tôi vẫn còn nhớ mãi tấm lòng nhân hậu của một cô bé nghèo.


  • Nguyễn Thị Thùy Linh - Nguyễn Thu Vy


  • Nguyễn Ngọc Phú - Hà Ngọc Hoàng - Lê Đình Tiến

  • HỒ DUY  

    Con Ky thấy lão Mọi tiến vào nhà. Rõ rồi. Đây là cơ hội hiếm hoi, khi bố Út cưng ở đâu chưa về. Ky ghét lão Mọi đến tận... răng. Lão hay trộm vặt từ trong nhà cho tới ngoài vườn. Không ai thấy, chỉ mình Ky phát hiện. Nhưng mỗi lần Ky vồ thì lão Mọi hét lên; và bố Út cưng xách gậy lao ra. Đơn giản, Ky ăn đòn.


  • Bình Lộc - Nguyên Hào

  • Nguyễn Văn Song - Phan Hoài Thương

  • THANH NHƯ

    1.
    Bé Ty ré lên tầm nửa đêm. Bố chồm dậy và mẹ cũng thế.


  • Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Minh Khiêm

  • CÂY BÚT TUỔI HỒNG   

    Cuộc sống hôm nay, người ta đi tìm những giá trị thực dụng, thì chúng tôi lại đi tìm những mầm non văn chương, hòng kiếm ra những chiếc lá, nhành cây, nụ hoa tâm hồn bé bỏng giữa cuộc đời. Với mong muốn sẽ gầy dựng được một vườn hoa mát lành giữ lại cho cuộc sống một khoảng xanh râm mát. Để lỡ khi ai đó có những vấp váp trong đời mình, sẽ ghé lại ngồi nghỉ ngơi.

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI    

    Chúng ta đều đội bầu trời lên đầu, để mà thức giấc, để được thao thức. Mỗi sớm khuya đều là sự xoay chuyển của mặt trời, sự cho và lấy đi ánh sáng, sự tặng và đòi lại bóng đêm.

  • Đàn voi biết ơn được viết dựa theo một câu chuyện có thật. Khi nhà bảo vệ thú rừng nổi tiếng Lawrence Antony (1950 - 2012), tác giả của cuốn sách bestseller The Elephant Whisperer, từ trần ngày 7 tháng 3 năm 2012, 2 ngày sau, gia đình ông ngạc nhiên chứng kiến cảnh nhiều voi được dẫn đầu bởi hai voi mẹ, nối đuôi nhau đi hàng dặm đến viếng tang trước nhà ông. Chúng lưu lại trước nhà như để tang, hai ngày không ăn uống rồi im lặng ra đi. Cả thế giới kinh ngạc trước trực giác tâm linh cũng như bản tính trung thành của loài voi.


  • Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Phú

  • Thấu hiểu nhu cầu chăm sóc và giáo dục con cái, bộ truyện thiếu nhi cao cấp Ehon của Nhật Bản – Chuyện nhà Okashiki dành cho trẻ 3 - 7 tuổi sẽ là một món quà đặc biệt dành cho cha mẹ và các bé nhân dịp mùa hè này.

  • Bằng giọng văn sống động đặc trưng, cách kể chuyện hóm hỉnh, duyên dáng, lối xây dựng tình huống bất ngờ, chi tiết dồi dào và chân thực, qua bộ sách đầu tiên dành cho thiếu nhi, nhà văn Dương Thụy đã dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi vào những hành trình vô cùng hấp dẫn, đầy ắp tiếng cười.

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

    Ta lang thang ra bờ biển lạnh vắng bóng người, nhận ra kì thực những con ốc biển khơi chỉ là loài thủy sinh nào đó vay mượn chiếc vỏ để sống rồi lại rời đi tìm chiếc vỏ khác mà không gì.

  • THANH DUY  

    Ngày xửa ngày xưa. Khi con người chưa xuất hiện, lịch sử của trái đất có một giai đoạn hạn hán kéo dài. Đất đai nứt toác. Muôn loài vạn vật sống ngắc ngoải đếm từng ngày trôi.


  • Đông Hương – Nguyễn Văn Thanh