Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
6% dân số Việt Nam hoàn toàn không đọc sách, 44% thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc và 30% đọc sách thường xuyên (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: ĐẶNG CHUNG
Tỉ lệ tiêu thụ bia và dùng facebook được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, trong khi mức trung bình số người không đọc hết một quyển sách trong năm của người Việt dự đoán sẽ không được cải thiện. Chúng ta liên tục hô hào phát triển văn hóa đọc và khuyến khích người dân đọc sách để tích lũy tri thức, nhưng thực tế đáng buồn là người Việt vẫn lười đọc sách...
Chi cho nhậu nhẹt nhiều gấp 33 lần chi cho văn hóa phẩm
Trong báo cáo tổng kết năm 2015 và chương trình công tác trọng tâm năm 2016, Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố những con số ấn tượng: Năm 2015, toàn ngành đã xuất bản được hơn 24.000 cuốn sách với hơn 270 triệu bản; 375 loại văn hóa phẩm với hơn 22 triệu bản, tổng doanh thu ước đạt hơn 2.000 tỉ đồng.
Nhìn vào con số này, nhiều người vội vàng thấy... mừng vì cho rằng 2.000 tỉ đồng là số tiền lớn, đặc biệt ý nghĩa khi nó phục vụ cho việc đọc và lĩnh hội tri thức. Nhưng khi đặt nó cạnh những con số khác thì không khỏi “giật mình”. Ví dụ: Theo báo cáo về tỉ lệ người Việt đọc sách của Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL), có tới 26% dân số Việt Nam hoàn toàn không đọc sách, 44% thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc và 30% đọc sách thường xuyên.
Còn theo thống kê của Bộ VHTTDL: Mỗi năm trung bình 1 người Việt đọc không hết 1 cuốn sách (cụ thể là 0,8 cuốn). Đó chỉ là con số tương đối, nhưng cho thấy tỉ lệ đọc sách của người Việt hiện nay quá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Ở các nước Âu, Mỹ, trung bình mỗi người đọc khoảng 12 cuốn sách mỗi năm. Tại Nhật Bản, trung bình 1 người 1 tháng đọc hết một cuốn sách.
Khoản tiền 2.000 tỉ đồng mua văn hóa phẩm (trong đó có sách) của người Việt chỉ bằng 1/33 tiền chi cho việc nhậu nhẹt. Theo Bộ Công Thương, trong 11 tháng năm 2015, sản lượng bia các loại ước đạt 3 tỉ lít, tương đương với chi 3 tỉ USD - hơn 66.000 tỉ đồng.
“Tôi đã nghe được một học thuyết thế này: Đọc sách thì hay buồn ngủ, vì vậy phải uống bia vào cho tỉnh táo mới đọc sách được, nên người ta tiêu tiền nhiều cho việc uống bia. Nhưng nhìn từ thực tế, uống bia xong lại buồn ngủ, đi xe gây tai nạn, vừa không đọc được sách lại không an toàn cho bản thân. Nói thế để thấy, người dân bao biện nhiều cho việc thích uống bia và lười đọc sách. Điều này còn đáng lo hơn cho vấn đề nhận thức, lĩnh hội tri thức trong cộng đồng. Người ta vẫn ví sách là nguồn tri thức vô giá của nhân loại, chúng ta không đọc để lĩnh hội tinh hoa đó, mà lại mê “chém gió” ở hàng bia” - Giáo sư Lê Văn Lan chia sẻ.
Chăm “còm phây”,lười đọc sách
Cả nước hiện có 30 triệu người dùng mạng xã hội Facebook (trong đó có 27 triệu hoạt động trên thiết bị di động), tính riêng mỗi ngày có 20 triệu người (17 triệu trên thiết bị di động). Con số này cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình mỗi ngày trên toàn cầu. Cùng đó, người Việt hiện dành khoảng 2,5 tiếng mỗi ngày trên Facebook, nhiều hơn 1 giờ so với các mạng xã hội khác, gấp đôi thời gian dành để xem tivi và gấp nhiều lần thời gian dành để đọc sách.
Sẽ không đáng lo nếu người dân dùng facebook để kết nối, lĩnh hội thông tin. Nhưng điều đáng buồn là cư dân mạng dùng công cụ này để học hỏi, tìm kiếm thông tin thì ít, mà để cổ súy phong trào “ném đá”, từ trong nhà ra thế giới, tung tin nhảm, thậm chí làm những trò “trẻ trâu” như thách đố cả IS chỉ nhằm mục đích câu like... thì nhiều. Rất nhiều câu chuyện đau lòng từ thế giới ảo nhưng hậu quả thật đã xảy ra. Đánh nhau vì thách nhau trên facebook, tự tử vì bị bôi nhọ, xúc phạm trên face, bị phạt tiền, thậm chí vướng vào lao lý vì tung tin nhảm.
Chia sẻ về vấn đề này, hoa hậu Đặng Thu Thảo cho biết: “Người Việt chúng ta đang lười đọc sách, nhất là lớp trẻ, độ tuổi cần đọc nhiều, nghe nhiều để biết cách ứng xử và tích lũy tri thức. Các bạn cứ viện ra đủ lý do, nào là sách ngày nay không hấp dẫn, không hứng thú bằng các phương tiện nghe, nhìn và giải trí khác, nhưng đó chỉ là ngụy biện. Nhiều bạn trẻ chăm chỉ lên face, có khi chỉ để “ném đá” cho có phong trào, nhưng lại chẳng thể dành ra 2 tiếng mỗi ngày để đọc sách. Trước đây, tôi cũng lười đọc, nhưng giờ thì không. Buồn có thể đọc những cuốn truyện cười để vui lên, cần tìm hiểu các vấn đề như thời trang, kinh doanh, hay hướng nghiệp đều có thể tìm trong sách vở”.
Tất cả đều bắt đầu từ thói quen. Tiếc thay cho những ai không có thói quen đọc sách. Xây dựng thói quen đọc sách cho mình và người khác là việc khó, nhưng không thể không làm, vì đấy là việc có ích, thiết thân, trước hết cho chính mình.
Theo LĐO
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.