Mẹ - nguồn tình cảm vô tận

17:04 29/12/2008
LÝ HOÀI XUÂN(Nhân đọc tập thơ “Mẹ!” của Văn Lợi – NXB Thuận Hoá, 2006)


Mẹ là nguồn tình cảm vô tận; là nguồn cảm xúc dồi dào thơ ca. ca dao của dân tộc ta ví “nghĩa mẹ như nước trong nguồn” là rất đúng! Trên thế gian, ai mà chẳng có một người mẹ của riêng mình. Cũng như bao người mẹ Việt với phẩm chất cao đẹp “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, mẹ của Văn Lợi còn là mẹ của nhà thơ. Có lẽ vì thế mà mẹ có thêm niềm hạnh phúc được người con thi sĩ làm thơ ca ngợi cuộc đời mình, nói thay mình bằng thơ những điều mình không muốn nói.
Nhà thơ Tố Hữu có một câu thơ rất hay nói về đức tính của những người mẹ Việt “Sớm chiều gánh nặng, nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng, biết hy sinh nên chẳng nhiều lời”.

“Mẹ!” của Văn Lợi là một tập thơ dành riêng cho người mẹ đã sinh thành ra anh, gồm tất cả 21 bài; có bài viết khi mẹ còn sống, có bài viết sau khi mẹ đã qua đời. Ngoài phần thơ của tác giả, còn có 3 bài bình và một ca khúc của các nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ: Ngô Minh, Lý Hoài Xuân, Văn Tăng, Quách Mộng Lân. Ngay trong lời tâm sự ở đầu tập thơ, nhà thơ Văn Lợi viết: “Quả tình tôi không có chủ đích là viết và in một tập thơ riêng cho mẹ mình. Những ngày bà còn sống tôi viết ra những cảm xúc, những ngẫm suy về người mẹ của mình bằng những dòng thơ để tỏ niềm kính yêu với mẹ...Sau ngày bà mất, nỗi trống vắng trong cõi lòng mình càng lớn, và tôi lại lấy thơ, một khả năng may mắn trời phú cho mình để thốt lên nỗi xót đau, cũng là để một lần nữa tạ lỗi với mẹ, tạ ơn với mọi người đã chia sẻ nỗi niềm với bà những ngày ốm đau và sau khi tạ thế...”.
Tuy vậy, qua tập thơ, chúng ta càng hiểu thêm chân dung và những chuyện riêng cuộc đời của mẹ anh, hiểu thêm tình cảm đặc biệt sâu sắc của anh đối với mẹ.
Đây là vùng đất nơi mẹ anh sinh ra:
                        Nơi sinh ra mẹ, đất Phù Kinh
                        Núi tựa Rồng bay, cảnh hữu tình
                        Non nước trời mây man mác ấy
                        Lắng vào đời mẹ lẽ nhân sinh”
                                                            (Lòng mẹ)
Nối buộc với mảnh đất nơi mẹ sinh ra, tác giả có những kỉ niệm tuổi thơ thật khó quên:
                        Mỗi năm theo mẹ đi về
                        Tình quê thấu suốt mọi bề khúc nôi”
                                                            (Tình quê – Tình mẹ)
Anh nhớ lại “Thuở mẹ dắt con hăm hở đến trường... Mẹ sợ con đi về lạc lối”. Những ai đã viết Văn Lợi là con mồ côi cha từ nhỏ, khi đọc những câu thơ sau không thể không xúc động:
                        Mẹ tôi từ thuở ba hai
                        Đã thành quả phụ, trĩu vai gánh gồng
                        Nuôi con trọn đạo thờ chồng
                        Để con đừng thấy thiếu vòng tay cha”
                                                           
              (Mẹ tôi)
Người mẹ ấy không chỉ “trọn đạo thờ chồng”  mà còn rất nặng nghĩa với tổ tông thân quyến:
                        Phận gái theo chồng, biền biệt quê
                        Day dứt tâm can mỗi độ về
                        Khói hương, mộ ngoại ai chăm chút
                        Lòng mẹ khôn chừng nguôn tái tê”
                                                                 (Lòng mẹ)
Quả như Văn Lợi nói: “Cuộc đời mẹ như cây tre trăm đốt – mỗi đốt tròn săn mỗi gánh đường đời”, “mẹ nuôi con bằng cuộc đời của mẹ, trăm mối cưu mang – một mối đời con”. Hình ảnh mẹ hiện lên trong thơ anh thật hồn nhiên, nhân hậu:
                        Mẹ tôi cười tiếng rất giòn
                        Tiếng cười khiến cả cháu con cùng cười”
                                                                         (Mẹ tôi)
                        Mẹ tôi thành cố, thành bà
                        Vẫn chăm cháu chắt như là chăm con”
                                                                      (Mẹ tôi)
Đó là một người mẹ hay cả lo, mặc dù con đã lớn mà vẫn lo cho con “như thuở còn chơi trốn tìm”, luôn luôn dạy dỗ con những điều hay lẽ phải:
                        Mẹ khuyên đi đứng giữ gìn
                        Nói năng, ăn ở biết mình, biết ai”
                                                             (Mẹ tôi)
                        Mẹ không ước sự sang giàu
                        Chỉ mong con nhớ nơi nào sinh con”
                                                            (Tình quê – tình mẹ)
Hy sinh, quên mình vì con vì cháu cho đến phút cuối đời trong lúc ốm đau:
                        Ước trời cho sớm về theo ngoại
                        Ốm đau nằm mãi khổ con thôi!”
                                                            (Lòng mẹ)
Sống giữa tình thương bao la, trìu mến của một người mẹ như vậy nên nhà thơ hết sức khổ đau khi trên cõi đời mẹ không còn nữa:
                        Mẹ nằm xuống, đất trời thương thượng thọ
                        Cây đầm đìa nước, gió tê tê”
                                                            (Cảm tạ)
Anh xót xa kêu lên:
                        Mẹ ơi! Khi mẹ không còn
                        Thì con mới rõ núi mòn một bên
                        Thì con mới hiểu đất thiêng
                        Thì con mới thấy nặng niềm tâm tư”
                                                            (Khi mẹ không còn)
Hình bóng mẹ vẫn đi về trong giấc mơ của anh:
                        Mẹ ơi! Trong giấc chiêm bao
                        Vẫn lời mẹ ngọt thấm vào lòng con
                        Dẫu đi khắp nước cùng non
                        Đá mềm chân cứng, con còn: Mẹ ơi!”
                                                                     (Mẹ ơi!)
Văn Lợi rất nhiều lần thầm gọi mẹ trong mơ và trong thơ. Anh tạ ơn mẹ bằng thơ, “nghĩ về mẹ”, anh “nghĩ về hạnh phúc!”, bởi: Mẹ ra đi nhưng đã để lại cho cháu con cây Đức ở đời; mẹ luôn tồn tại trong tâm hồn, máu thịt, hình hài cháu con.
Văn Lợi viết về mẹ của anh mà như viết về mẹ của mỗi chúng ta. Mẹ trong thơ anh chân thực, đầy tính nhân văn. Phải chăng trong mẹ của anh có một phần mẹ của mỗi chúng ta, và trong mẹ của mỗi chúng ta có một phần mẹ của anh? Cảm ơn anh đã nói thay chúng ta những điều về mẹ bằng tình cảm thật cao – dày – cảm động. Tập thơ “Mẹ!” của anh vì thế không chỉ là tập thơ dành tặng riêng cho mẹ của nhà thơ!
            L.H.X

(nguồn: TCSH số 212 - 10 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • FAN ANH 1. Sự đồng hành của “ba thế hệ viết trẻ”

  • HOÀNG THÁI SƠN (Về nhà thơ trẻ Xích Bích)

  • NHỤY NGUYÊN

    Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.

  • Kỷ niệm 100 năm ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước & Ngày báo chí cách mạng Việt NamPHẠM PHÚ PHONG - HỒ DŨNGHơn ai hết, trong buổi bình minh của cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ý thức rất đầy đủ về sức mạnh của báo chí và dư luận xã hội trong đấu tranh cách mạng. Nó không chỉ là phương tiện giao lưu tư tưởng, mở đường cho văn hóa phát triển mà còn là vũ khí, là công cụ đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc trên mặt trận tư tưởng.

  • ĐÔNG HÀHuế không phải là đất ở để thương mà chỉ là đất đi để nhớ. Nhiều thế hệ học sinh sinh viên đã đến, ở lại nơi này và rồi sau đó lại khăn gói ra đi. Nhưng đi không đành, nên thường để lại bằng những nỗi lòng trải dài theo khói sương bãng lãng của đất trời cố đô. Thành thử có một thời, Huế nên thơ trong mỗi áng văn chương của những người trẻ tuổi là vì vậy.

  • Mới đó mà đã gần ba mươi năm trôi qua, kể từ khi những văn nghệ sỹ trẻ xứ Huế cùng hội ngộ với nhau trong Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế những năm tám mươi thế kỷ hai mươi.

  • LTS: Nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh là người con của xứ Huế, ông sinh ra, trưởng thành và định hình như là một nhà văn ở đây.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - TRẦN XUÂN TUYẾT Trong số những di sản mà Hồ Chí Minh dành cho ngành Công an thì bức thư của Người gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11 tháng 3 năm 1948 - nói về Tư cách người Công an Cách mệnh là một di sản quý báu.

  • NGÔ MINH Nhà xuất bản Tri thức vừa ấn hành cuốn sách quý: “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” của nhà văn Dương Phước Thu. Sách: biên khảo, lý giải rất chi tiết, rất sâu và cảm động từng chữ, từng hình ảnh khắc trên Cửu Đỉnh.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNCuốn sách non 220 trang không có phụ bản, bản đồ, tranh ảnh nào khác, giới thiệu. “Bức tranh chung về văn hoá Huế”.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNGTôi đến thăm gia đình cố nhạc sĩ Trần Hoàn trong tiết xuân lây phây mưa bụi. Bác Thanh Hồng - vợ nhạc sĩ, người con gái xứ Nghệ tạo thi hứng cho ca khúc Lời người ra đi bất tử cùng năm tháng niềm nở đón khách.

  • HỒNG NHU“Cánh chim trong bão tố” - NXB Hội Nhà văn Việt Nam - tự truyện của Nguyễn Thanh Song Cầm đến tay tôi vào một ngày mưa dầm xứ Huế ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Một cây bút mới xuất hiện. Tôi đọc liền một mạch từ đầu cho đến cuối sách, từ lời giới thiệu cho đến phần vĩ thanh 476 trang.

  • ĐẶNG TIẾNNhật nguyệt dấu yêu là một mùa hoa trái trễ tràng, tập thơ đầu tay được tác giả gửi đến người đọc như một ủy thác, sau khi đã trải nghiệm cuộc đời, thực tế và văn học.

  • MAI VĂN HOAN(Nhân đọc “Quãng cách lặng im” của Xuân Hoàng)

  • TRẦN HIỆPTừ một nhà giáo, theo tiếng gọi “chống Mỹ , cứu nước”, Nguyễn Quang Hà lên đường ra trận, liên tục “bám trụ” chiến trường Thừa Thiên - Huế. Năm 1975 anh bị thương phải ra Bắc dưỡng bệnh và dự lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Sau đó anh trở lại Thừa Thiên - Huế chiến đấu và công tác cho đến bây giờ. Cũng vì thế, hầu như đa phần sáng tác của anh dù là thơ, ký hay truyện đều viết về vùng đất này.

  • HOÀNG THỊ THU THỦY1. “Ngày khai trường áo lụa gió thu bay” không chỉ có trong “Mối tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, mà niềm háo hức, tươi xanh, mong đợi có cả trong bài thơ “Mỗi ngày” của thầy giáo Hoàng Ngọc Quý.

  • TRẦN ĐÌNH SỬHoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại.

  • LTS: Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường đã lập “hattrick” nhận liền ba giải thưởng trong năm 2010 (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nguyễn Du, Tặng thưởng công trình Văn học nghệ thuật xuất sắc của Hội LHVHNT TT Huế). Để giải đáp phần nào thắc mắc từ phía bạn đọc về tính chất “tự truyện” cũng như chuyện bếp núc của cuốn tiểu thuyết “gia đình” này, Sông Hương xin giới thiệu bài viết của chính tác giả cầm tinh con Mèo - nhà văn Nguyễn Khắc Phê.

  • PHẠM TẤN HẦUCó tập thơ chỉ là tập hợp những bài thơ. Nhưng Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm, dù là tập thơ đầu tay nhưng đã thể hiện một cái nhìn nhất quán về thế giới thi ca mình khám phá. Đó là thế giới được mở to trước những “cơn đau”, trước “nỗi kinh hoàng vây quanh trái đất”, “trong đền thờ quỷ ma” và trong ca “ngôi nhà không thần thánh”…

  • TRẦN VĂN SÁNG - NGUYỄN THỊ TỐ LOANKỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (1911 - 2011)