Mấy ý kiến nhỏ về thơ văn xuôi Việt Nam

10:39 12/03/2010
NGUYỄN VĂN HOASuốt những năm phổ thông, do phải kiểm tra hoặc phải thi cử nên bắt buộc tôi phải thuộc các bài thơ có vần trong sách giáo khoa. Trên ba mươi năm rồi tôi vẫn thuộc những bài thơ đó. Mặt khác thời tôi học phổ thông ở vùng Kinh Bắc hiệu sách có rất ít sách thơ bán và lúc đó cũng không có tiền để mua. Nguồn duy nhất là sách giáo khoa.

Ảnh: Internet

Sau này do truyền khẩu tôi thuộc rất nhanh thơ Bút Tre - thơ ép vần. Bút Tre là một hiện tượng thơ độc đáo, có lẽ sống mãi trong dân gian Việt Nam .

Là người có thú chơi sách, nhất là sách thơ, nhưng tôi thật sự khó khăn khi đọc thuộc một bài thơ văn xuôi. Có chăng là những bài phú bị bắt buộc học thuộc lòng thời học sinh như “Bạch Đằng Giang Phú” của Trương Hán Siêu, “Hịch Tướng Sỹ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Còn thông thường rất ít bạn đọc yêu thơ người Việt Nam thuộc các bài thơ văn xuôi của các tác giả ngày xưa và đương đại. Tôi chưa bao giờ được nghe ngâm thơ văn xuôi ở trên đài hoặc trên truyền hình.

Như vậy nếu so sánh Thơ - Thơ văn xuôi và Văn xuôi thì có những nhận xét sơ bộ như sau:

1/ Có lẽ Thơ văn xuôi là phần giao nhau của hai vòng tròn Thơ và Văn xuôi. Phần giao nhau của hai vòng tròn thể hiện hai đặc điểm ngang nhau của Thơ và Văn xuôi. Nếu vượt ra khỏi vùng giao nhau thì sẽ thành Thơ có vần hoặc trở thành Văn xuôi.

2/ Nếu cố ý xếp thứ tự thì dễ thuộc nhất là thơ Bút Tre ép vần, sau đó đến lục bát, song thất lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ 8 chữ, kiểu thơ Đường. Dễ thuộc vì nó có vần. Còn thơ văn xuôi khó thuộc vì không có vần như thơ truyền thống. Do đó tính phổ biến hẹp, nó chỉ đáp ứng một số độc giả rất hạn chế, có lẽ số độc giả này ít nhất phải học xong phổ thông trung học và có năng khiếu về văn chương và am hiểu ngữ pháp tiếng Việt.

3/ Theo thống kê, bài thơ văn xuôi mà ngắn thì độc giả còn chấp nhận được, nếu dài quá độc giả có cảm giác là văn xuôi. Tâm lý ngại đọc càng tăng lên. Tất nhiên những bài thơ nổi tiếng ví dụ như “Chơi giữa mùa trăng” của Hàn Mặc Tử là ngoại lệ.

4/ Tại sao thơ văn xuôi cứ mặc nhiên tồn tại:

- Thời đại mở cửa giao lưu văn hoá giữa các nước càng mạnh mẽ; số người có ngoại ngữ ngày càng tăng, số người có thể đọc trực tiếp văn học nước ngoài không phải là ít. Nếu họ là người làm thơ văn xuôi thì chịu ảnh hưởng không nhỏ.

- Người làm thơ văn xuôi có ngoại ngữ và công chúng thích thơ văn xuôi có vốn ngoại ngữ hoặc đã lưu học ở nước ngoài rất dễ chấp nhận thể thơ văn xuôi.

Thơ văn xuôi đã có độc giả từ xưa, nếu đọc “đất thơm” của Nguyễn Xuân Sanh viết từ những năm 1940-1941, mà nay đọc lại vẫn thấy hay, thế hệ ngày nay vẫn chấp nhận được.

Có lẽ không thống kê hết, nhiều nhà thơ nổi tiếng được bạn đọc mến mộ làm thơ có vần rất hay, nhưng cũng rất thích làm thơ văn xuôi.

Thơ văn xuôi cũng ngắn.

Ngắn như:

Khuya đường về
Mỗi khóm nhà, một chùm đời thơm ngát.
Bước đặt lên bước xưa, tư tưởng đè lên tư tưởng cũ.
Ngày hái quả trong gió ngọt nỉ non chưa?
                        Nguyễn Xuân Sanh

Tập qua hàng
Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ
trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm
cũng thêm màu trên cánh đang bay.
                        Chế Lan Viên

5/ Triển vọng của thơ văn xuôi:

Thơ văn xuôi công chúng ít, ít người thuộc, nhà thơ thành danh chỉ thơ văn xuôi rất ít.

Nhưng chúng tôi tin tưởng thơ văn xuôi có tương lai rất sáng sủa.

Công chúng trong tương lai sẽ rất nhiều, nó phù hợp với nhu cầu công chúng thời công nghiệp hóa, nhịp sống mạnh mẽ khẩn trương.

Để tạo điều kiện cho thơ văn xuôi phát triển lành mạnh, theo chúng tôi nên:

a- Đưa vào sách giáo khoa các cấp các bài thơ văn xuôi hay đã được sàng lọc qua nhiều năm tháng.

b- Nên có giải thưởng riêng cho thơ văn xuôi.

c- Nên có các khóa học riêng để sáng tác thơ văn xuôi.

d- Sớm tổ chức hội thảo trong nước và quốc tế tại Việt Nam về thơ văn xuôi.

e- Định kỳ hàng quý nên có phụ san của báo Văn nghệ về thơ văn xuôi.

Chúng tôi là tác giả tuyển chọn và sưu tầm “Thơ văn xuôi Việt Nam ” bởi tình yêu tha thiết với ngôn ngữ tiếng Việt yêu quý.

Chắc chắn không tránh khỏi sai sót, rất mong sự chỉ bảo của các tác giả và độc giả.

N.V.H.
(132/02-2000)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HOÀI ANH              1. Phân tâm học là lý thuyết có nguồn gốc từ y học, do S.Freud (1856-1939) một bác sĩ người Áo gốc Do Thái sáng lập. Đây là học thuyết không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực y học mà còn được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực nghệ thuật.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔN   Từ lâu, Bản thể con người đã trở thành vấn đề cơ bản và sâu sắc nhất của mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Trong mối quan hệ đó, hiện thực với tư cách là đối tượng khám phá và trình diễn của văn học không còn và không phải chỉ là hiện thực cuộc sống như là dành cho các khoa học nhân văn và các nghệ thuật khác nữa.

  • LÝ VIỆT DŨNGThiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Theo tôi, cho đến nay, chúng ta chưa có những đánh giá xác đáng về hiện tượng Xuân Thu nhã tập: Cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn sáng tác. Có phải là nguyên do, nhóm này đã bị khoanh vào hai chữ “BÍ HIỂM”?

  • PHI HÙNGĐỗ Lai Thuý đã từng nói ở đâu đó rằng, anh đến với phê bình (bài in đầu tiên 1986) như một con trâu chậm (hẳn sinh năm Kỷ Sửu?).Vậy mà đến nay (2002), anh đã có 4 đầu sách: Con mắt thơ (Phê bình phong cách thơ mới, 1992, 1994, 1998, 2000 - đổi tên Mắt thơ), Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực (Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực, 1999), Từ cái nhìn văn hoá (Tập tiểu luận, 2000), Chân trời có người bay (Chân dung các nhà nghiên cứu, 2002), ngoài ra còn một số sách biên soạn, giới thiệu, biên dịch...

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNCuối tuần rảnh rỗi, tôi rủ mấy người bạn về nhà làm một độ nhậu cuối tuần. Rượu vào lời ra, mọi người say sưa bàn đủ mọi chuyện trên đời, đặc biệt là những vấn đề thời sự nóng bỏng như: sự sa sút của giáo dục; nạn “học giả bằng thật”; nạn tham nhũng...

  • HỒ VIẾT TƯSau buổi bình thơ của liên lớp cuối cấp III Trường Bổ túc công nông Bình Trị Thiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Châu dạy văn, hồi đó (1980) thầy mượn được máy thu băng, có giọng ngâm của các nghệ sĩ là oai và khí thế lắm. Khi bình bài Giải đi sớm.

  • PHAN TRỌNG THƯỞNGLTS: Trong hai ngày 02 và 03 tháng 3 năm 2006, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lý luận – phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc. Trên 150 nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình đã tham dự và trình bày các tham luận có giá trị; đề xuất nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực của đời sống lý luận, phê bình văn học nghệ thuật hiện đại ở nước ta, trong đối sánh với những thành tựu của lý luận – phê bình văn học nghệ thuật thế giới.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO1. Con người không có thơ thì chỉ là một cái máy bằng xương thịt. Thế giới không có thơ thì chỉ là một cái nhà hoang. Octavio Paz cho rằng: “Nếu thiếu thơ thì đến cả nói năng cũng trở nên ú ớ”.

  • PHẠM PHÚ PHONGTri thức được coi thực sự là tri thức khi đó là kết quả của sự suy nghĩ tìm tòi, chứ không phải là trí nhớ.                       L.Tonstoi

  • TRẦN THANH HÀTrong giới học thuật, Trương Đăng Dung được biết đến như một người làm lý luận thuần tuý. Bằng lao động âm thầm, cần mẫn Trương Đăng Dung đã đóng góp cho nền lý luận văn học hiện đại Việt đổi mới và bắt kịp nền lý luận văn học trên thế giới.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG Chu Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào. Riêng hai quẻ Bát Thuần Càn và Bát Thuần Khôn, mỗi quẻ có thêm một hào.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNPhan Đăng Dư, thân phụ nhà cách mạng Phan Đăng Lưu là người họ Mạc, gốc Hải Dương. Đời Mạc Mậu Giang, con vua Mạc Phúc Nguyên lánh nạn vào Tràng Thành (nay là Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) sinh cơ lập nghiệp ở đó, Phan Đăng Dư là hậu duệ đời thứ 14.

  • HỒ THẾ HÀLTS: Văn học Việt về đề tài chiến tranh là chủ đề của cuộc Toạ đàm văn học do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 20 tháng 12 năm 2005. Tuy tự giới hạn ở tính chất và phạm vi hẹp, nhưng Toạ đàm đã thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ, nhà giáo, trí thức ở Huế tham gia, đặc biệt là những nhà văn từng mặc áo lính ở chiến trường. Gần 20 tham luận gửi đến và hơn 10 ý kiến thảo luận, phát biểu trực tiếp ở Toạ đàm đã làm cho không khí học thuật và những vấn đề thực tiễn của sáng tạo văn học về đề tài chiến tranh trở nên cấp thiết và có ý nghĩa. Sông Hương trân trọng giới thiệu bài Tổng lược và 02 bài Tham luận đã trình bày ở cuộc Toạ đàm.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Tại diễn đàn Nobel năm 2005, Harold Pinter đã dành gần trọn bài viết của mình cho vấn đề chiến tranh. Ông cho rằng, nghĩa vụ hàng đầu của một nghệ sĩ chân chính là góp phần làm rõ sự thật về chiến tranh: “Cái nghĩa vụ công dân cốt yếu nhất mà tất cả chúng ta đều phải thi hành là... quyết tâm dũng mãnh để xác định cho được sự thật thực tại...

  • NGUYỄN HỒNG DŨNG"HỘI CHỨNG VIỆT NAM"Trong lịch sử chiến tranh Mỹ, thì chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mà người Mỹ bị sa lầy lâu nhất (1954-1975), và đã để lại những hậu quả nặng nề cho nước Mỹ. Hậu quả đó không chỉ là sự thất bại trong cuộc chiến, mà còn ở những di chứng kéo dài làm ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống Mỹ, mà người Mỹ gọi đó là "Hội chứng Việt Nam".

  • BÍCH THUNăm 2005, GS. Phong Lê vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học với cụm công trình: Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu (Nxb ĐHQG, H, 2001, 540 trang); Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt hiện đại (Nxb GD, H, 2001, 450 trang); Văn học Việt hiện đại - lịch sử và lý luận (Nxb KHXH. H, 2003, 780 trang). Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu khoa học say mê, tâm huyết và cũng đầy khổ công, vất vả của một người sống tận tụy với nghề.

  • THÁI DOÃN HIỂU Trong hôn nhân, đàn bà lấy chồng là để vào đời, còn đàn ông cưới vợ là để thoát ra khỏi cuộc đời. Hôn nhân tốt đẹp tạo nên hạnh phúc thiên đường, còn hôn nhân trắc trở, đổ vỡ, gia đình thành bãi chiến trường. Tình yêu chân chính thanh hóa những tâm hồn hư hỏng và tình yêu xấu làm hư hỏng những linh hồn trinh trắng.

  • NGUYỄN THỊ MỸ LỘCLà người biết yêu và có chút văn hóa không ai không biết Romeo and Juliet của Shakespeare, vở kịch được sáng tác cách ngày nay vừa tròn 410 năm (1595 - 2005). Ngót bốn thế kỷ nay Romeo and Juliet được coi là biểu tượng của tình yêu. Ý nghĩa xã hội của tác phẩm đã được thừa nhận, giá trị thẩm mĩ đã được khám phá, hiệu ứng bi kịch đã được nghiền ngẫm... Liệu còn có gì để khám phá?