Mai vàng trước ngõ

08:38 02/02/2010
TRẦN CÔNG TẤNTôi có hai người bạn gái học cùng một trường, ngồi chung một bàn. Tôi ngồi giữa. Bên trái là Kim Mai, bên phải là Hồng Trinh. Tính nết hai cô khác nhau: Trinh luôn nói, cười. Mai thì lặng lẽ. Chỉ giống nhau ở chỗ cả hai cùng xinh đẹp và yêu mến tôi.

Ảnh: Internet

Chúng tôi có nhiều ước mơ. Hẹn nhau sẽ thực hiện sau khi xong đại học. Nhưng bước vào năm cuối cấp 3, thì mỗi đứa một nơi. Đầu năm học, bố Trinh gọi con vào trung tâm thành phố đóng phim hay làm du lịch gì đó. Giữa năm, mẹ Mai gọi con về đi học ngành dệt. Cuối năm đó, tôi đến tuổi đi bộ đội. Sau ba tháng tập luyện, tôi được điều đi đánh Pôn Pốt ở Kămpuchia.

Đêm hôm trước ngày tôi rời Hóc Môn, cả hai cô bạn đều đến chia tay. Hồng Trinh đi xe máy đến trước, đèn pha chiếu sáng choang, bóp còi inh ỏi. Xe dừng ngay giữa sân, Trinh vẫn ngồi trên xe, réo gọi:

- Thiện đâu! Không ra dìu em xuống xe à?

Má tôi hỏi: "Đứa nào đó?". Tôi cười, trả lời: "Bồ của con". Má tôi ngạc nhiên: "Tao tưởng cái con kia - con nhỏ ít nói, hay đến cuốc vườn giúp má. Nó là con Mai mà!".

- Vâng. Kim Mai - Tôi trả lời qua quýt với má rồi ra đón Trinh.

Vừa ngồi xuống ghế, Trinh mắng tôi như tát nước:

- Anh là ngờ nghệch lắm. Đi lính mà làm gì? Đang học ngon lành, sắp vào đại học, lại đùng đùng đi lính. Giá mà biết trước sớm, em chạy "lo" cho là Thiện yên chí ở nhà học tiếp. Còn tương lai của chúng mình nữa chứ. Sao anh dại dột thế?

Má tôi nghe Trinh nói vậy, cũng bùi ngùi:

- Trận mạc gì lại ra đi lúc Tết sắp đến. Tôi bảo cứ ở nhà ăn Tết xong xuôi hẵng đi. Hắn nói đang vào chiến dịch mùa khô. Phải đi ngay mới kịp. Mùa khô, mùa ướt mắc gì đến con?...

Thấy má tôi sụt sùi, Trinh bật khóc, kéo tôi ra sau vườn. Tôi đỡ Trinh ngồi xuống chiếc chõng tre, bên cạnh bụi xa-ri um tùm. Chổ này mát mẻ kín đáo. Tôi âu yếm ôm Trinh vào lòng, hôn lên đôi mắt, lên môi em mặn ướt xót xa. Trinh khóc nhiều lắm, lâu lắm, tấm tức mãi không thôi. Tôi chỉ biết dỗ dành Trinh bằng trăm ngàn cái hôn nồng thắm. Cuối cùng Trinh cũng nguôi ngoai, em ôm chặt lấy tôi và nói trong nước mắt:

- Thôi đã lỡ rồi. Ngày mai anh cứ đi đi. Ở nhà em sẽ chờ anh. Trăm năm em cũng đợi. Ngàn năm em vẫn chờ. Nhỡ mai kia anh về có đui què, mẻ sứt gì em cũng không bỏ anh...

Nghe Trinh nói vậy, tôi xúc động đến ứa nước mắt. Mãi tới khuya chúng tôi mới rời được nhau, khi xe Trinh đã phóng vút đi, tôi vào nhà thấy má đang loay hoay cắm cành hoa mai vào bình. Mùi hoa ngào ngạt đến bâng khuâng, cành mai vàng rực rỡ dưới ánh điện. Năm nay mai nở sớm thật. "Mai nhà ai cho thế hay má mua?" Tôi bỡ ngỡ hỏi. Má tôi ngạc nhiên:

- Vậy ra mày chưa gặp nó à. Bông của nó đem tới đó. Con Mai bảo mày rất thích loại bông này. Ít nữa nó sẽ trồng cho một gốc trước ngõ nhà mình. Má bảo mày ở sau vườn. Nó chạy ra ngoài ấy lâu lắm mà...

Ra thế. Mai đã ra tìm tôi sau vườn và đã chứng kiến cuộc chia tay của tôi với Trinh. Mai đã lặng lẽ ra về. Đúng tính cách của Mai nhường nhịn, không xen vào hạnh phúc của người khác. Hôm sau, tôi ra đi mang theo nhiều kỷ niệm của cả hai người bạn gái.

Cuộc chiến đấu của chúng tôi ở vùng Phai Lin rất quyết liệt để bảo vệ mỏ ngọc quý của nhân dân Kămpuchia. Nhiều bạn tôi đã ngã xuống. Trong một trận đẩy lùi cuộc tấn công của địch, tôi bị đạn pháo gẫy một chân, hai tay bị dập nát và mù một mắt. Suốt thời gian ở mặt trận, thỉnh thoảng tôi nhận được thư của Trinh. Hoàn cảnh ở xa Tổ quốc, thông tin chậm chạp khó khăn. Những lá thư Trinh đã làm tôi mãn nguyện.

Thư Trinh viết rất dài, kể nhiều chuyện đổi mới ở quê hương và nhắc lại những lời đêm chia tay, mong ngóng ngày tôi trở về. Bạn bè trong tiểu đội rất quý những bức thư đó và họ đọc đến thuộc lòng. Có người còn làm cả thơ ca ngợi, mối tình thủy chung Trinh dành cho tôi. Có điều tôi rất ngạc nhiên là Trinh làm Hải sản, Hải quan hay buôn bán gì đó mà giàu có rất nhanh. Nghe nói em đã xây nhà lầu và mua sẵn để dành cho tôi một chiếc "Đơ-rim" láng cóng. Chuyện tôi bị thương bạn bè giấu mãi rồi cũng lộ. Tin đó đã đến tai Trinh và Mai. Trinh đã gửi ngay cho tôi một lá thư dài mười tám trang, vừa trách móc vừa xót đau khi biết tôi mất một mắt và gãy nát chân tay. Em vẫn hứa như đêm chia tay là dù có sao cũng vẫn đợi chờ... Còn Mai - theo thư má tôi kể: Khi biết tin tôi bị thương, Mai đến ôm má và báo tin: "Con đã tình nguyện xin đi chiến đấu ở Kămpuchia. Qua bên đó con sẽ di tìm để chăm sóc anh Thiện".

Thành thương binh nặng, tôi được chuyển về nước. Một năm sau, vết thương ổn định, tôi được vào trại thương binh an dưỡng. Mặc dầu vượt qua được què quặt nhưng hai tay tôi cong quèo, dị dạng. Còn mắt thì hõm vào, sâu hoắm, bước đi phải nhờ đôi nạng gỗ. Ở trại, tôi được chế độ ưu đãi có người nuôi riêng. Nhưng tôi muốn về nhà với má nên gắng sức luyện tập. Khi chân tay đỡ lóng ngóng, tôi lao vào học nghề thợ mộc. Tôi nghỉ phải học lấy một nghề để kiếm sống rồi xin về, vừa đỡ cho nhà nước khỏi phải nuôi, lại còn giúp đỡ được mẹ già. Còn chuyện yêu đương lãng mạn của tôi thì đã lùi vào quá khứ. Trinh đã hốt hoảng khi gặp lại tôi ở bệnh viện và sau đó em lãng dần. Nghe đâu sau lần ấy không lâu Trinh đã cặp bồ với một anh chàng "xuất nhập" gì đó và hiện đang ở nước ngoài với chồng. Tôi đã nghĩ đến Mai, nhưng em ở Kămpuchia chưa về. Mà có được gặp Mai thì cũng chỉ là bạn. Tôi chẳng mong đợi gì khi nghĩ đến hoàn cảnh tàn phế của mình.

Thời gian vùn vụt trôi qua. Một năm sau tôi đã trở thành thợ mộc thực thu. Cả trại thương binh đón má tôi lên, mừng cho bà cụ và liên hoan tiễn tôi về với gia đình. Tôi nhớ buổi sáng ba mươi Tết năm ấy, khi ngồi với má trên xích lô trở về xóm làng quê tôi. Ngược chiều xe tôi là một rừng mai biết đi kìn kìn ra chợ hoa ngày Tết. Tôi nói với má: "Nhà mình cũng phải cố mua một nhành mai". Má cười: "Ừ. Mua. Nhưng phải chờ đến mười giờ đêm nay ra mua, mới rẻ"...

Suốt cả buổi sáng bà con lối xóm đến thăm. Ai cũng thương, cũng quý và ái ngại cho tôi. Nghe họ thì thầm với nhau: "Hòn đạn mũi tên ác độc quá! Thằng Thiện con bác Hai trước kia đẹp trai là thế mà bây giờ...". "Con bồ giàu thế cũng bỏ chạy mất tiêu rồi..."

Thật tan nát ruột gan... Xế chiều, buồn quá, tôi xách hòm đồ nghề thợ mộc ra trổ tài với má. Nhà có bao nhiêu chân ghế, chân bàn khập khiểng què quặt, tôi đục đẽo, cưa cắt, chắp ghép cho lành lặn hết. Mặt trời sắp lặn, má tôi mua được nếp, gà đem về, bà đứng sững nhìn mớ thành phẩm đồ gỗ ngổn ngang giữa sân, mỉm cười sung sướng:

- Mồ tổ cái thằng! Vậy là bây kiếm được nghề nuôi má rồi đó nghen.

Tôi vô cùng sung sướng với niềm vui bé nhỏ của má. Nhưng ngay lúc đó có một niềm vui lớn hơn ập đến với tôi. Thọat tiên, con Mực vẫy đuôi rồi lao ra đường. Tôi nhìn theo ra ngõ, bỗng tháy một cành mai lớn, nở vàng rực rỡ đang di động trên bờ rào chè tàu nhà tôi. Rồi cành mai trùm kín cả ngõ. Cành mai vụt chạy tới phía tôi với tiếng kêu tha thiết:

- Anh Thiện!...

"Mai"! - Tôi cũng kêu lên. Cái bào rời khỏi tay, tôi chới với nắm được một bàn tay mát rợi, rối rít hỏi:

- Mai! Em về hồi nào? Em từ đâu về?...

Mai bật khóc. Khóc như trẻ con. Tôi đứng ngây người ra đấy chẳng biết phải làm gì nữa. Má tôi đỡ lấy cành mai, bà cũng sụt sùi:

- Vào nhà đã, các con!...

Chuyện tình của chúng tôi chỉ đơn giản có thế. Hiện nay Kim Mai làm thợ dệt. Còn tôi thợ mộc. Chúng tôi đã có hai con. Cháu trai tên Ngọc Quý. Cháu gái là Phai Lin. Anh muốn hỏi giống mai vàng ấy à? Đó là một loài hoa chung thủy với mùa xuân. Bây giờ thì tôi không chỉ ước mơ mua một cành, mà Kim Mai đã trồng hẳn một cây. Từ năm ngoái, trước ngõ nhà tôi cây mai ấy đã nở vàng rực. Nếu anh thích, Tết này mời anh đến chơi vào sáng ba mươi, vợ chồng chúng tôi xin biếu anh một cành đẹp nhất về chưng đón Tết...

T.C.T
(120/02-99)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LƯU LAM THIHắn tỉnh giấc. Hình như bụng lâm râm đau. Trăng cuối tháng nhờ nhờ tối. Hồi chiều đi làm đá về, hắn có tạt vào hàng mụ Thìn béo làm cút rượu, đĩa lòng lợn.

  • NHẬT HÀKhi đoàn thương nhân chúng tôi tới văn phòng tổng công ty K. thì bên đối tác gồm chục người tai to, mặt lớn đã tề tựu trong căn phòng rộng thênh thang, cửa kính sáng choang. Họ đứng dậy niềm nở bắt tay chúng tôi và ì xèo hỏi thăm sức khỏe chúng tôi sau gần một ngày bay từ Việt sang.

  • NGUYỄN QUỐC ANHÔng nội tôi là một nhà nho. Người xưa có học thì ai cũng hiền lành, thường vui thú điền viên chăm sóc con cháu. Ông nội tôi cũng vậy.

  • PHÙNG PHƯƠNG QUÝKhi tôi nói ý định viết lại chuyện này, có ít nhất ba người bạn đã mắng: “Đồ điên! Viết lách mãi rồi bị tẩu hỏa nhập ma. Nói khoác thì cũng khoác vừa thôi cho thiên hạ tin với chứ?” Nhưng mà tôi không nói khoác. Nói cách khác là bà nội tôi không bao giờ nói khoác.

  • ĐỖ XUÂN THU      Truyện vui thành ngữ Chiều cuối năm. “Rét như cắt da cắt thịt”. Quán thịt chó bà Ba béo đông hơn mọi ngày. Bước vào quán, Chõe bò em gặp ngay một toán nhậu đã nhừa nhựa, mặt người nào người nấy “đỏ đinh căng”, ai cũng “hùng hùng hổ hổ” như muốn “ăn sống nuốt tươi” người khác.

  • HỒNG NHUMai Chi nữ cử nhân, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện đang theo dõi bệnh tôm sú nuôi trên cát của một doanh nghiệp tư nhân ở An Bằng thì được lệnh bằng điện thoại di động của trưởng phòng về cơ quan gấp. Cô vội vàng phóng xe máy qua cầu Trường Hà ra đường quốc lộ 1.

  • HỒNG NHUỞ vồng cau giữa của khu vườn nhà tôi cạnh gốc vả có một vũng nước nhỏ, rộng chỉ bằng cái mẹt, không biết có từ khi nào và do ai đào, gọi là cái "giếng loạn".

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNGChị Hà cùng tuổi với tôi, tuổi Thìn. Chị bảo nam Thìn nữ Tỵ nên đời chị sẽ lận đận long đong, đời tôi sẽ hanh thông.  Mới mười hai tuổi mà chị như người lớn, lúc nào cũng gọi tôi bằng cậu, cậu em.

  • Thu TrangTâm ngồi thái hành, một đống hành tây, củ to màu vỏ vàng nhạt, mà bây giờ mỗi lần trông thấy là Tâm nhăn mặt. Bản thông tin 10 giờ đang nói về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống (1).

  • NGUYỄN AN CƯVừa mới ra giêng, bà Năm đã lăng xăng chuẩn bị đám giỗ cha chồng vào cuối tháng tư tới. 

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNQuyên ra phố một thời gian thì về. Hằng năm cứ vào đầu tháng tám là Quyên đinh ninh phải về. Quyên bảo với bọn trẻ nhỏ trong làng: “Chị đi đám giỗ ít bữa thì về”. Lũ trẻ nhỏ trong làng thì lại bảo là: “Chị Quyên đi đám giỗ chồng chị ấy”.

  • NGUYỄN VĂN CHƯƠNGÁnh nắng ban mai chiếu vào mắt làm chú mèo con mở choàng. Nó nhìn ra sân, thấy một bầy lóc nhóc gà, vịt, ngan, cún, ỉn đang cười đùa. Mèo con nhảy phóc ra, xù lông, giương mắt, "meo" một tiếng rồi gườm gườm nhìn lũ nhóc.

  • SƠN “Em có nhớ anh không?”“Em nhớ cả ngôi nhà nữa!”“Em sẽ trở về chứ?”“Em!… em!…”“Anh sẽ chờ.”***

  • LTS: Trong năm 2009, rải đều trong các số Sông Hương đã có khá nhiều truyện ngắn đạt chất lượng như: Lấm lem thanh xuân, Đêm của bướm, Làng thời mở cửa, Ba ngày ở thị trấn Cù Cưa, Duỗi thẳng chân ở thiên đường, Hoa gạo đỏ, Một bước sau quận công, Cái chết của Rối, Bến vạc, Một lát cắt... Nếu đứng chung, những tác phẩm kể trên sẽ là một tập truyện ngắn đầy ấn tượng với nhiều phong cách truyền thống có, huyền ảo có, triết luận có... “Mở hàng” cho năm mới, xin giới thiệu tới bạn đọc truyện ngắn Tiếng vọng làng Thòi, hy vọng sẽ có thêm một năm thành công ở thể loại truyện ngắn trên Sông Hương.S.H

  • DƯƠNG DUY NGỮỞ làng chúng tôi có lệ vào ngày ông Táo chầu trời, tức hăm ba tháng chạp hàng năm, con cháu các dòng họ ở xa, ở gần nô nức về làng đi tảo mộ.

  • NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Tối rằm trăng sáng tịnh không một gợn mây. Hương ngọc lan dậy thơm một góc vườn. Theo chiều gió hương thơm lan tỏa khắp khoảng sân bày la liệt chậu cảnh tỉa uốn đủ hình dạng.

  • HỒNG HOANGBữa ăn sáng ở phòng chờ xuất viện đã đến hồi kết, mọi người dự cuộc vẫn lưu luyến.Trước khi vào điều trị ở bệnh viện tâm thần này họ đều là những thành viên tốt của xã hội.

  • ĐẶNG THIỀU QUANGĐó là một mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử, trong suốt nhiều năm trở về trước, cho đến tận sau này, bây giờ, khi cô đã trở thành một bà già ốm yếu, đó vẫn là một mùa đông lạnh giá nhất mà cô từng trải qua. Cô nhớ lại khi đó, nhiệt độ xuống đến không độ, máu đông lại trong huyết quản, đôi chân nặng như chì, còn những đầu ngón tay cô như thể đang bị hàng ngàn mũi kim đâm vào, xuyên qua đôi găng tay len, buốt giá.

  • VŨ ĐẢMChiếc xe trâu chở cát ì ạch đi trên con đường làng, con đường bị xuống cấp nghiêm trọng nên mỗi khi mưa xuống có nhiều đoạn lầy lội đến mắt cá chân. Ngồi trên xe, anh Chấn hò hét mãi mà con trâu sứt vẫn không vượt qua được đám sình lầy.

  • HOÀNG THÁI SƠN        Đời bắt nguồn từ những hoàn cảnh không ngờ tới (LOUIS ARAGON)Từ bên này con lạch, Sung bước chậm rãi, thỉnh thoảng anh lại đưa mắt ngó qua bên kia. Nhiều lúc anh bước quá chậm, hay dừng hẳn lại khiến An phải kêu lên.