(Ảnh: Internet)
Nhưng, cái buổi trưa tràm chim ấy, lần đầu tiên trong đời tôi được tới nơi, đã thành ký ức lung linh trong tôi đó, từ tầng bốn của một Trạm Quan sát Tràm chim vừa xây xong đó, tôi ngẩn ra trong một nỗi hẫng hụt nghẹn ngào: trên suốt cả vùng cây cối và cánh đồng bao la kia chỉ lèo tèo mươi con cò trắng, dăm bảy con vịt trời mà hễ có người đến gần là chúng đã hốt hoảng bay vù đi. Tôi sực nhớ tới hơn 2 năm trước, trong dịp sang thăm gia đình con gái tôi ở Boston - Mỹ, khi cả nhà bày bữa ăn trưa ra bãi cỏ công viên gần trường Đại học Harvard, những con sóc với cái đuôi dài ngúng nguẩy từ trên các cành cây chuyền lẹ xuống, đến ngay bên cạnh chúng tôi, vui vẻ chờ chúng tôi “chia phần”, thậm chí chúng ăn cả những mẩu bánh ngọt trong lòng bàn tay chúng tôi chìa ra nữa. Con người đã làm gì để muông thú sợ hãi hoặc thân tình với con người như thế? |
LÊ MINH PHONG
Trong chợ, những người ăn xin vẫn lết đi theo cách thức riêng biệt của họ. Thỉnh thoảng lại có những đồng tiền lẻ rơi xuống trên những vũng nước đen sì và những người ăn xin lại tranh nhau nhặt chúng rồi xỉ vả nhau cũng bằng thứ ngôn từ riêng biệt của họ. Không biết không gian này có phải là trong ảnh hay không.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Nó đến vào buổi chiều, cuối mùa hè, khi tôi chơi thả diều trên cánh đồng gần sông với Hà và mấy đứa bạn. Tôi và Hà cùng mười tuổi, sắp vào lớp năm. Nó đến bất thần. Ngang thắt lưng.
NGÔ DIỆU HẰNG
Ngày ngày nhìn qua cửa sổ, thấy bạn bè tung tăng đến trường, những tà áo trắng bay thướt tha trên đôi bánh xe đạp xinh xinh tôi lại ngồi co rúm mình vào góc phòng.
NHỤY NGUYÊN
Cô hướng dẫn viên trẻ, giọng mềm và nhẹ, cho hay động Thiên Đường được phát hiện nhờ một người dân tộc. Từ thời điểm động được đưa vào khai thác, những hang động khác giảm hẳn lượng du khách. Người ta chỉ muốn đến thiên đường.
ĐÔNG HÀ
Dịu nói nàng sẽ đi.
Tôi ậm ừ qua chuyện. Tôi nhủ Dịu rời nơi này cả chục bận, lần này thứ bao nhiêu, tôi không buồn đếm, nhưng biết chắc nàng chưa đủ can đảm bước đi, dẫu chỉ là bước thứ nhất. Chặp đâm ra chỉ biết ậm ừ.
THÁI NGỌC SAN
Người đàn ông ôm cái cặp da to tướng bước nhanh vào phòng khách vận nhà ga. Cái cặp to gần bằng nửa người ông ta so với chiều cao. Thế nhưng mọi động tác của ông đều nhanh nhẹn, linh hoạt đến láu lỉnh. Có lẽ đó là đặc tính bẩm sinh của những người lùn.
VŨ MẠNH LẬP
Cây ngô cao vồng lên giữa bãi, lạ lắm.
Già A-nông thầm đặt cho nó cái tên: cây ngô chướng.
VÕ MẠNH LẬP
Truyện ký
Ông nội tôi nghèo của, nhưng giàu con. Ông có những hai mươi hai người con, tài sản của những ba bà. Tất cả theo nghiệp con trâu đi trước cái cày theo sau. May mắn thầy tôi rẽ ngang theo con đường học chữ Hán, chí thú tìm thầy học bạn, mở hiệu bán thuốc bắc, bắt mạch, đoán bệnh.
PHẠM PHƯƠNG
Đỉnh núi dựng đứng, lởm chởm cây bụi và những vỉa rêu xõa xượi dưới không gian trầm buồn sương. Buổi sớm, con chó to lớn tập tễnh bước trên đường.
HOÀNG NHẬT TUYỀN
- Nhắn chú ấy chiều nay vào ngay. Vào ngay đây! Tôi chẳng sống được mấy ngày nữa đâu thím Đóa à!
NGUYỄN THỊ KIM THOA
Em có cái tên mộc mạc như củ khoai củ sắn, như trái thơm trái cà ở nhiều vùng quê thôn dã: Lê Thị Sim.
NGUYỄN LAM THỦY
Người Hung gọi chị ta là “thiếu phụ quàng khăn đỏ”. Nhưng chị ta chẳng bao giờ quàng khăn đỏ, bởi tên chị ta là Piroska. (Piroska tiếng Hung khi còn bé gọi một cách trìu mến có nghĩa là “cô bé quàng khăn đỏ”, khi lớn lên đi lấy chồng thì gọi “thiếu phụ quàng khăn đỏ”).
DẠ NGÂN
Tờ giấy màu vàng rơm. Đã khá xa cái thời giấy hoàn toàn tái chế, thỉnh thoảng ngòi viết vấp phải một ít cặn bột cứng sảng. Thùy vẫn nhớ độ thô vàng vàng của tờ giấy, như nhớ một kỷ niệm buồn, nhớ mùi vị ngậm ngùi từ ký ức xộc ra. Tờ thư là dấu hiệu của nghèo khó nhưng nó có cái uy của sự áp đặt. Thô và vàng. Không chỉ thư mời, nó có hơi hướm giấy triệu tập hơn.
LÊ MINH KHUÊ
Xe vừa dừng thì từ phía ghế lái phụ có tiếng đập cửa gấp gáp. Vĩnh chồm dậy, mắt nhắm mắt mở. Nhưng không. Có phải báo động máy bay đâu? Vĩnh quay sang tôi nhe răng cười và mở cửa.
ĐINH DUY TƯ
Tin ông Khòa từ chức bay ra như một ổ mối cánh lúc trời mưa. Người này nói với người kia, truyền vào tai nhau lượng thông tin nóng hổi nhất. Họ đánh giá, phân tích và bình phẩm, kèm theo những kết luận theo cách nhìn nhận của mình.
PHẠM DŨNG
Thay xong bộ đồ ngủ, định đi nằm thì Diễm Trinh thấy trên bàn có một tờ giấy đánh máy.
ĐỖ HÀN
Bân trằn trọc mãi không ngủ được. Thế là lại mất toi con hổ mang nữa. Bữa trước vợ Bân cho rắn ăn, quên không đóng cửa chuồng. Một cặp hổ mang và một con hổ chúa bò ra ngoài. Dân làng đi xem văn công về, nhìn thấy một cặp rắn, họ kêu ầm lên. Bố con Bân phải vất vả lắm mới túm được đôi hổ mang. Con chúa chuồn đi mất.
LÝ THỊ MINH CHÂU
Con đường len lỏi qua những cánh rừng nối các buôn bản vùng cao lại với nhau giống như con rắn khổng lồ trên lưng có vệt vảy trắng.
PHÙNG PHƯƠNG QUÝ
Cuối buổi họp, “Thừa tướng” còn cho Trưởng ban Văn-Xã lên có đôi lời phát biểu. Thanh than thầm: “Thôi rồi Lượm ơi!”. Thằng lùn này nó nói dai còn hơn trâu đái.
NGUYÊN QUÂN
Những giọt nước mắt lăn tròn rơi xuống giữa lòng chén ngọc. Từng giọt... từng giọt xóa nhòa dần hình bóng con thuyền. Chén vỡ tan ra từng mảnh nhỏ, hồn thoát khỏi tình yêu hóa ngọc, bay vút vào không gian mang theo điệu sáo não nùng, cõi lòng oán uất.