Lòng yêu nước

10:53 13/06/2011
Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo(người nắm quyền cai trị) và người dân (kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua, quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.

Từ lâu chúng ta đã quen với ý nghĩ rằng lòng yêu nước của dân tộc Việt nam là một loại tình cảm và một thứ năng lượng rất mãnh liệt, luôn dồi dào và gắn kết máu thịt kể từ khi ta cất tiếng khóc chào đời. Chính vì đặc tính đó mà sau mấy ngàn năm, chúng ta vẫn bất khuất tồn tại và kiên cường phát triển như một quốc gia- dân tộc có chủ quyền, có văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết riêng, trong khi 99 tộc Việt khác cùng ra đời ở nam sông Dương tử đã bị Hán tộc đồng hóa từ lâu.

Nhưng lịch sử đau thương cũng chứng kiến những thời khắc mà bách tính đã quay lưng với triều nhà Hồ để giặc Minh dễ bề thôn tính giang sơn, hủy diệt nền văn hóa huy hoàng khiến dân đen chịu muôn vàn đau khổ. Hay như cuối triều Nguyễn chỉ với mấy chục tên lính Pháp đã có thể chiếm hầu hết các thành trì ở Bắc Bộ. Nhục nhã hơn là ở nhiều nơi đã có cảnh " quân Pháp đi đến đâu, thì nhân dân, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều chạy theo đến đó, níu áo xin được quân Pháp che chở cho khỏi bị bọn tham quan ô lại hà hiếp, bóc lột" (1).

Dân thì như vậy, còn vua quan cũng đã có những " bọn gian tà còn bán nước cầu vinh" (2) như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống...

Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo(người nắm quyền cai trị) và người dân (kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua, quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.


Giống như mọi tình cảm khác của con người lòng yêu nước cũng cần có những cơ hội để phát huy thành sức mạnh cộng đồng mang khí thế " dời non, lấp biển". Nhiệt huyết bảo vệ giang sơn, bờ cõi vốn thường trực trong tim mỗi người dân khi có dịp thể hiện ra dù là tự phát, thiết nghĩ, phải được giới lãnh đạo trân trọng đón nhận và hưởng ứng một cách thông minh nếu như họ vẫn là những đại diện yêu nước còn đủ 3 phẩm chất Nhân, Trí, Dũng. Hội nghị Diên Hồng và Hịch tướng sĩ mãi mãi là biểu tượng cho sức mạnh của tình đoàn kết trên dưới một lòng khi đất nước gặp gian nguy.

Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú khác khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Yêu nước còn là phấn đấu cho hàng Việt nam mang tính cạnh tranh cao, yêu nước là góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế.

Chúng ta đã thực sự yêu nước chưa khi tâm lý " chuộng hàng ngoại xa xỉ " và tiếp tay buôn lậu qua biên giới đang rất phổ biến khiến tình trạng nhập siêu trở nên nghiêm trọng, dẫn đến kết cục đáng buồn là sản xuất trong nước ngày càng sa sút?

Chúng ta đã yêu nước chưa khi cho các nhà thầu nước ngoài những dự án EPC " chìa khóa trao tay" sử dụng hầu như 100% nhân lực và vật liệu của họ mà trong nước hoàn toàn có thể thay thế và xuất khẩu khoáng sản với tư duy nhóm lợi ích, thiếu tầm nhìn xa?

Chúng ta có yêu nước hay đã trở thành vong bản khi học sinh thuộc sử TQ hơn sử VN và biểu tượng văn hóa của dân tộc cứ dần dần bị thay thế bởi những đèn lồng, con nghê hay tượng Quan công, Khổng tử...?

Đến như cuốn phim lịch sử về Lý công Uẩn, có ý nghĩa như một niềm tự hào dân tộc, cũng mang nặng dấu ấn ngoại lai mà người ta còn định đem ra trình chiếu trên kênh truyền hình trung ương thì câu hỏi về lòng yêu nước đã tới hồi cất lên khẩn cấp.

Yêu nước là một tình cảm thiêng liêng và hơn thế nữa nó còn là trách nhiệm của cả lãnh đạo và người dân. Khi cả hai giai tầng đó của xã hội có cùng nhịp đập trái tim và trí tuệ hướng về cùng mục tiêu thì dũng khí dân tộc sẽ bốc lên ngút ngàn và không kẻ thù hay trở ngại nào lại không thể vượt qua. Còn không, giặc ngoại xâm sẽ tái áp đặt ách đô hộ cương tỏa, và trên đống tro tàn đổ nát, lòng yêu nước của dân tộc Việt nam rồi cũng có ngày sẽ được nhen nhóm lại, bùng lên để thiêu rụi kẻ thù.

Nhưng đến lúc đó cái giá phải trả đối với dân tộc sẽ không nhỏ.

                                                                      Theo T.S Phạm Gia Minh - TuanVietnam.net

---------------------
(1). Báo cáo của GS. Minh Chi " Bản tính người Việt nhìn từ góc độ Phật giáo" trong cuốn sách " Tâm lý người Việt nam nhìn từ nhiều góc độ".NXB Thành phố Hồ chí Minh.8/2000.

(2). Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo
















Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

  • Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.

  • Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.

  • “Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.

  • Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.

  • I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.

  • Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.

  • Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.

  • Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

  • Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.

  • Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

  • Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.

  • (Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.

  • Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.

  • Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.

  • Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...

  • Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.