Lời day dứt thi ca

15:06 02/03/2009
BÙI ĐỨC VINH(Nhân đọc tập thơ “Đá vàng” của Đinh Khương - NXB Hội Nhà văn 2004)

Lẫm lụi và quyết liệt, dung dị nhưng đằm cay. Đó là hồn thơ của thi sỹ Đinh Nam Khương, ôi cái miền đá ong cát sỏi khô cằn Hà Tây này. Vậy mà cũng lắm con người tài hoa, mà cũng lắm niềm trắc ẩn. Chính nơi đây đã chắp cánh bay cho thơ anh đến với mọi miền. Thơ anh gai góc, bầm dập, day trở như chính nỗi niềm khắc khoải của tập thơ.

Tôi đọc thơ lục bát Đinh Nam Khương đã lâu, ám ảnh một miền quê gió bão. Những con chữ mở ra nhiều biên độ khác nhau được anh khúc xạ qua lăng kính đa chiều, có lúc tưng tửng phiêu lãng như kẻ mộng du nhưng đọc thật kỹ từng bài thơ của anh ta thấy cả dòng sông nước mắt đang ngậm ngùi chảy qua cuộc đời dâu bể trần ai khó nhọc. Người đọc hình dung cả những con chữ bò lổm ngổm trên những trang giấy trắng rát bỏng tâm hồn. Con đường thơ của Đinh Nam Khương không bình yên phẳng lặng, có những năm anh lầm lạc say khướt độc thoại với cái bóng của mình để bừng sáng với câu thơ ẩn ức mê đắm ngổn ngang số phận con người.

Hình như nỗi thống khổ đọa đầy cứ dồn nén thành ngọn núi diệm sơn đang trầm vỡ trong anh đánh thức nỗi buồn thi ca của anh sống dậy một cách oanh liệt. Năm 2003 anh vinh dự được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt . Tôi linh cảm những con chữ muộn mằn đang trở mình vật vã đòi thoát xác phiêu bồng cùng mây gió. Nhà thơ Đinh Nam Khương đã từng đạt nhiều giải thưởng cao ở một số cuộc thi do Báo Văn nghệ tổ chức, anh có bài thơ lục bát góp vào dòng sông thi ca đất Việt. Người đọc nhớ mãi bài: Những dấu chân người, Mưa đêm. Thơ anh thấm đẫm lẽ đời bởi con người Đinh Nam Khương cũng đang mang lắm nỗi dại khờ. Đọc cả tập thơ “Đá vàng” tôi cảm thấy mệt phờ thích thú, mạch thơ sóng sánh đã cuốn hút tôi tới dặm dài xanh thẳm, ở đó chỉ có lòng yêu thương độ lượng và sự sẻ chia đắng ngọt tình người. Cho ta ngâm ngợi vào đức tin:
            Thế mà cũng có người yêu
            Thương tôi săn sẻ bao điều xót xa
            Thế mà ngõ vẫn nhiều hoa
            Dẫn tôi cứ thế bước ra chân trời
            Cho tôi thưa với mọi người
            Thuốc thơ dâng hiến cuộc đời tôi yêu”.
(Lời thưa)

Thoáng nghe mà như có tiếng nức vỡ từ ngàn xưa nơi đất Phật chùa Hương dội vọng lại ngỡ khẽ chạm được một thời kinh. Được biết anh còn thừa hưởng hồng phúc của cha mình là lương y có tiếng ở Hà Tây, bởi thế thơ và thuốc của anh như thể thứ kháng sinh liều cao sẽ làm miễn dịch nỗi đau đang mưng mủ trong tâm hồn và thể xác. Chao ôi! Trái tim mong manh dễ vỡ Đinh Nam Khương có lúc tưởng chừng bất lực trước thế thái nhân tình, chẳng hiểu sao bài thơ “Cối đá” lại va đập mạnh tới lòng người ta đến thế. Phải chăng nó mang một chiết lý nghiệm sinh đầy nghĩ suy nhân bản sâu sắc. Tôi thấy con người Đinh Nam Khương hiện lên bản lĩnh, nhưng cũng vô ưu và thanh thoát, điềm tĩnh ngao du bước qua miền lao đao ghềnh sóng gió:
            “Người ta lấy cối đá
            Úp lên một cái măng tre
            Lặng im chờ cho măng tự chết
            Một năm... Hai năm
            Măng đẩy cối đá lên cao
            Trông giống một cái ô rất lạ
            Cối đá quát
            Ta che mưa nắng cho anh
            Sao không có lời cảm ơn ta”.
(Cối đá)

Tôi thật sự bàng hoàng sung sướng khi vấp phải bài thơ này, không biết nó hay ở cái lập ngôn hay lập tứ hoặc cái tình. Nhưng cứ thấy ớn lạnh gai người, anh khiêm tốn ít khi nói về mình, sao thơ anh lại đa thanh, đa sự đến thế. Qua đây ta thấy khá rõ nhân cách đó là một tấm lòng nhân ái thấm đẫm vị nhân tình:
            “Cảm phục quá tài thơ anh biết mấy
            Thương tắc kè khi chết vẫn ngây thơ
            Tôi muốn được mọi người ngâm trong rượu
            Thêm cho đời một chút ít mộng mơ”.
(Rượu tắc kè)
Trong lúc đám đông ồn ào nhốn nháo, tôi lại thấy anh bơ vơ lẻ loi hoang vắng quá:
            “Tôi ngồi nghe em hát
            Nhớ một thời bom rơi
            Vô tư em chẳng biết
            Cơm mưa buồn trong tôi
” (Nghe em hát)
Thi thoảng đột nhiên tôi thấy anh lại hoang mang thảng thốt vấn đáp mình. Ồ thì ra cái mạch nước ngầm trong lòng anh đang chảy rì rầm:
            “Ta đang ở đâu trên đoạn đường đời
            Câu hỏi ấy, bỗng giật mình
            Cứ mỗi lần nghĩ đến
”. (Chợt nghĩ)
Có lẽ con người Đinh Nam Khương là vậy. Thơ anh như kẻ du ca năm tháng, ngạo nghễ để mọi thứ diễn ra trước mặt mà anh chỉ mặc nhiên tịch lặng bật dậy trước cuộc đời đầy mưu toan vụ lợi và thủ đoạn:
            “Người lại đến cầm cây dao nhìn cây chuối
            Đứng ngồi lâu trước vết chém năm nào
            Sức sống ấy làm người kinh ngạc
            Tiếng chào mào chót vót ngọn tre cao”
(Lời than của cây chuối)

Đây là một nỗi buồn “sống”, một nỗi buồn quẫy đạp không ngủ yên, tôi có cảm giác nỗi buồn ấy như mũi tên bắn vào trái tim để lâu thì âm ỉ nhức nhối còn lôi ra thì buốt xót ứa máu. Thơ anh có tâm trạng dằn vặt cô đơn mà chỉ có thể cảm chứ không thể mổ xẻ một cách rạch ròi. Tôi tiên đoán anh đang hoá giải tâm hồn mình mà chưa thể cắt nghĩa nổi theo nguyên tắc xúc cảm thông thường. Tuy nhiên có chỗ anh làm phá vỡ những cách hiểu săm soi. Chính vì thế thơ Đinh Nam Khương có hình dáng của chú Lạc đà đi qua sa mạc.

Cả tập thơ soi vào nhau lại có ma lực khơi gợi những giai điệu độc đáo mới lạ vô cùng. Khả năng tiềm tàng trong anh ẩn chứa sự đi tìm giữa cõi thi ca (Động - Tĩnh) anh đang miệt mài cởi lửa từ đáy vực thẳm tâm hồn hay nói như: M. Heidegger gọi là: “Trò chơi thế mệnh” bỗng dưng anh lại nhặt được câu thơ này:
            “Không thấy hình bóng em
            Chỉ thấy nỗi cô đơn chảy tràn trên miệng cốc”.
(Trong quán bia)
Hoặc hát lên để đập tan một tảng đá sầu;
            “Hát cho keo dính đôi ta
            Dao chặt không đứt dứt ra chẳng dời
            Hát cho mưa ngập bờ vui
            Cho mây tan nước cho trời trong xanh”.
(Lại hát)
Tôi tin nhà thơ Đinh Nam Khương sẽ làm được điều này. Như chính tập thơ “Đá vàng” đang day dứt trong lời thi ca giữa cuộc đời bề bộn.

B.Đ.V
(nguồn: TCSH số 195 - 05 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THU NGUYỆTLTS: Tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới chuyên môn đánh giá cao như một hiện tượng văn học trong thời gian gần đây. Giữa lúc đông đảo bạn đọc đang hứng vị với hiện tượng này thì có một hiện tượng khác “ngược chiều” đã gây sốc dư luận.Để bạn đọc Sông Hương có thêm thông tin, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến sau đây.

  • HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

  • BÙI VIỆT THẮNGTôi có theo dõi “vụ việc Nguyễn Ngọc Tư” đăng tải trên báo Tuổi trẻ (các số 79, 80, và 81 tháng 4 năm 2006) thấy các ý kiến khen chê thật ngược chiều, rôm rả và quyết liệt. Kể ra không có gì lạ trong thời đại thông tin mọi người đều có quyền cập nhật thời sự, nhất là trong lĩnh vực văn chương vốn rất nhạy cảm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ“Người kinh đô cũ” (NKĐC - NXB Hội Nhà văn, 2004) là tác phẩm thứ 14 của nhà văn Hà Khánh Linh, cũng là tác phẩm văn học dày dặn nhất trong số tác phẩm văn học của các nhà văn ở Thừa Thiên - Huế sáng tác trong khoảng 20 năm gần đây.

  • HỒ THẾ HÀ   Trong cuộc đời mỗi con người, điều sung sướng nhất là được hiểu biết, khám phá và sáng tạo để ý nghĩa tồn sinh không ngừng được khẳng định và nâng lên những tầm cao mới. Theo đó, những thang bậc của nhận thức, nhân văn, của thành quả lao động lại biến thành những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lấp lánh lời giải đáp.

  • TÔ VĨNH HÀNếu có thể có một miền thơ để mà nhớ mong, khắc khoải; tôi tin mình đã tìm được rồi, khi đọc Mưa Kim Cương của nhà thơ Đông Hà (Nxb Thuận Hoá, Huế, tháng 11.2005). Sợi dây mảnh mục như các khớp xương đan chằng, xéo buốt, chơi vơi; được giăng giữa hai bờ lở xói của cuộc đời. Trên cao là “hạt” kim cương thô ráp và gan lỳ hơn cả là đá nữa, nhưng lại giống với thân hình thần Vệ Nữ đang rơi, đang rơi, nhọn sắc, dữ dằn... Minh hoạ ở trang bìa xanh và sâu thẳm như những trang thơ.

  • TRẦN THANH HÀLGT: Có thể nói rằng, “Tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết của Milan Kundera được xem như là một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý trong văn học Châu Âu hiện đại”. Mỗi cuốn tiểu thuyết cô đọng của nhà văn, mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới hiện đại và vị trí con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và mối quan hệ liên cá nhân, “các chủ đề sắc sảo và các tính cách con người sinh động được kết hợp với những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu”.

  • HOÀNG VĂN Đọc Hoang thai ta có thể hình dung ra xã hội Ba Lan đương đại và những vấn đề nẩy sinh trong xã hội này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGặp nhà văn - dịch giả Đoàn Tử Huyến - một người “chơi” sách có hạng ở đất Hà Thành - tại nhà sách lớn của Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây mới khai trương trên khu Cầu Giấy, trước ngày hội thảo về tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, tôi hỏi: “Có đúng là ông đã nói trên một tờ báo rằng “Một tác phẩm kiệt xuất như “Nghệ nhân và Margarita” (NNVM) mà chưa có một nhà phê bình Việt Nam nào sờ đến cả! “Đúng vậy không?” Đoàn Tử Huyến cười nhăn cả mũi: “Thì đúng vậy chứ sao!”

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Hoạ mi năm ngoái - Thơ Trần Kim Hoa, NXB Văn học, 2006)

  • LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)

  • VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)

  • NGÔ MINHLTS: Ngày 13-2-2007, Bộ Văn hoá Thông tin đã công bố quyết định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được là 1 trong 47 nhà văn được giải thưởng nhà nước với chùm tác phẩm: Đề tặng một giấc mơ (tập thơ 1988), Trái tim sinh nở ( tập thơ - 1974), Bài thơ không năm tháng (tập thơ - 1983). Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, TCSH xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Ngô Minh về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

  • BÙI VIỆT THẮNGVịt trời lông tía bay về (*) là sự lựa chọn có thể nói rất khắt khe của chính nhà văn Hồng Nhu, rút từ cả chục tập và chưng cất ba mươi truyện ngắn tiêu biểu của gần trọn một đời văn. Con số 33 là ít những không là ít vì nhà văn ý thức được sâu sắc quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật ngôn từ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 33 truyện được chọn lọc trong tập sách này có thể gọi là “tinh tuyển truyện ngắn Hồng Nhu”.

  • PHẠM PHÚ PHONGPhạm Đương có thơ đăng báo từ khi còn là sinh viên khoá bốn, khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Huế. Đó là thời kỳ anh sinh hoạt trong câu lạc bộ văn học của thành đoàn Huế, dưới sự đỡ đầu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (lúc này vừa rời ghế Bí thư thành đoàn, sang làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vừa mới thành lập.)

  • HÀ KHÁNH LINHNgười lính chiến trở về bỏ lại một phần thân thể của mình trên trận mạc, tựa vào gốc nhãn hoang bên vỉa hè lầm lụi kiếm sống, thẳng ngay, chân thật, khiêm nhường.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNTrong Ngày Thơ Việt vừa qua, một tuyển tập thơ “nặng hàng trăm năm” đã được đặt trang trọng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Rất nhiều những bài thơ xứng đáng với danh xưng hay nhất thế kỷ XX đã “biện lý do” vắng mặt, và ngược lại. Đấy là một trong nhiều sự thật được đa phần dư luận kiểm chứng. Cũng là một góc nhìn khá rõ nét, Sông Hương xin giới thiệu ba bài viết của Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Qúy và Phước Giang về tuyển tập thơ “nặng ký” trên.

  • NGUYỄN HỮU QUÝCuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã kết thúc. Một ấn phẩm mang tên “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” đã được ra đời. Nhiều người tìm đọc, trong đó có các nhà thơ và không ít người đã tỏ ra thất vọng, nghi ngờ.

  • PHƯỚC GIANGTrung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục vừa tuyển chọn và giới thiệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.Việc này thực hiện trong hai năm, theo ông Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân thì kết quả thật mỹ mãn: hơn 10.000 phiếu bầu, kết quả cuối cùng “không ai bị bỏ sót” và “trong 100 bài đã được chọn chỉ chênh với các danh sách khác khoảng 5-7 bài”.