Liên hoan phim Đức tại Huế: NƯỚC ĐỨC CHÀO ĐÓN BẠN

19:21 01/10/2011
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya  - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.

Các bạn cùng lớp người Đức cũng như Thổ Nhĩ Kỳ đã không bầu Cenk vào đội bóng đá, và điều đó làm cậu bé băn khoăn: “Thật ra mình là người Đức hay là người Thổ?”. Người chị của cậu an ủi cậu bằng câu chuyện về ông ngoại Húseyin - một người Thổ sang lao động nhập cư ở Đức - gọi là thợ khách - vào những năm 1950. Một sự nhường nhịn khi xếp hàng đã làm cho Húseyin trở thành vị khách nhập cư vào Đức thứ 1 triệu lẻ 1. Sau đó thợ khách Húseyin đã đưa cả gia đình sang nước Đức.

Khi tuổi đã về chiều, Húseyin tuyên bố ông đã mua một ngôi nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ và mong muốn cả nhà sẽ cùng về đó trong dịp nghỉ hè. Tuy có nhiều xáo trộn xong cuối cùng, tất cả các thành viên trong đại gia đình đã cùng lên chiếc xe buýt vượt hơn 2200 km đi từ Tây sang Đông, rời nước Đức để về lại quê quán ngày xưa của ông bà Húseyin.



Phim "Almanya - nước Đức chào đón bạn" tuy mang một cái tên nghe có vẻ như là phim tài liệu cổ động, tuyên truyền cho chính sách đối ngoại của nước Đức, lại là một bộ phim tình cảm sâu sắc. - Ảnh: Một cảnh trong phim được trình chiếu tại Cố đô Huế tối ngày 30/9


Một tình tiết thú vị là Thủ tướng Đức đã thông báo sẽ có cuộc đi thăm người thợ khách thứ 1 triệu lẻ 1 ngày xưa và ông Húseyin sẽ có bài phát biểu quan trọng trong cuộc tiếp kiến đó, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Trong tiệm cắt tóc khi về đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, ông Húseyin đã nói với cháu ngoại của mình là câu bé Cenk những suy nghĩ về bài phát biểu của ông.
           
Một dấu lặng buồn xuất hiện ngay sau đó, ông Húseyin qua đời ngay trên chuyến xe buýt về lại quê nhà. Những người trong gia đình đã đưa ông về chôn cất nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Ngôi nhà ông thông báo đã mua, hóa ra chỉ là một bức tường xây dở dang. Và một người con trai của ông đã tình nguyện ở lại để xây nó.
           

Almanya - Nước Đức chào đón bạn - Bộ phim của chị em nhà Samdereli ra mắt tại LHP Berlin 2011 không chỉ mang lại nụ cười và sự hứng thú cho công chúng mà còn thuyết phục cả giới phê bình điện ảnh như một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.


Phim kết thúc bằng cảnh cậu bé Cenk đã thay mặt ông ngoại lên phát biểu trong cuộc tiếp kiến Thủ tướng Đức. Cậu bé thông báo rằng, ông Húseyin nói ông là người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ông và gia đình đã rất hạnh phúc trong những ngày ở nước Đức.

Những tình tiết hài hước nhẹ nhàng, sự khác biệt giữa văn hóa Đức với văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ gây nên những chuyện khôi hài được diễn ta bởi sự hóm hỉnh kiểu Đức đã đem đến những trận cười thoải mái cho công chúng. Sự đan xen hồi ức và thực tại đã đem lại cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thông điệp về ý nghĩa nguồn cội quê hương và sự yêu mến cuộc sống hiện tại trên vùng đất mới đưa đến cho công chúng một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn” vì vậy, tuy mang một cái tên nghe có vẻ như là phim tài liệu cổ động, tuyên truyền cho chính sách đối ngoại của nước Đức, lại là một bộ phim tình cảm sâu sắc. Đây là điều mà nhiều nhà làm phim Việt Nam nên học hỏi. Sự tế nhị, nhẹ nhàng, không hô hào đao to búa lớn, chỉ là những câu chuyện hết sức bình thường được diễn tả từ sự quan sát nắm bắt cuộc sống một cách tinh tế, đã đưa lại thành công cho phim.
           

Khán giả Huế đêm thứ hai của Liên hoan phim vẫn đến rất đông


Khán giả Huế đêm thứ hai của Liên hoan phim vẫn đến rất đông. Khi đèn tắt để bắt đầu chiếu phim, nhiều chỗ ngồi bên dãy ghế phía trái khán phòng còn trống, nhưng khi đèn sáng lúc phim vừa chấm dứt, các ghế trống ấy đã kín chỗ ngổi từ lúc nào không biết nữa.
           
Đông đảo công chúng đến với Liên hoan phim Đức tại Huế, điều này ở Huế đang là một hiện tượng lạ. Và chính điều đó khiến nhiều người nhận ra sự thành công về một liên hoan đang hiện diện nơi vùng đất văn hóa cố đô.

Hồ Nguyên Trường













 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.

  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.

  • NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường)  Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”.  Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới  được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu  đó.

  • Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…