Lễ tưởng niệm và cầu siêu tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm

14:21 27/07/2010
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích

Tham dự buổi Lễ có các đồng chí: Giàng Seo Phử, UV TƯ Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc; Hồ Xuân Mãn, UV BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và các phường, xã trên địa bàn thành phố Huế...

Khu vực Chín Hầm nguyên là kho cất giấu vũ khí của thực dân Pháp được xây dựng vào năm 1941, cách trung tâm thành phố Huế 6 km về phía Tây Nam. Dưới chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, tên lãnh chúa tàn ác Ngô Đình Cẩn- em ruột của Ngô Đình Diệm đã cải tạo, sửa sang lại những căn hầm này vào năm 1956 và biến nó trở thành nhà tù “địa ngục trần gian” của chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô. Đây là nơi chúng đã giam cầm, tra tấn, đày đoạ và thủ tiêu những chiến sĩ cộng sản trung kiên, nhân sỹ trí thức, các thương gia, sinh viên, học sinh, tăng ni, Phật tử, đồng bào yêu nước đã dấn thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Tại Lễ tưởng niệm, ông Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế đã phát biểu: "Lễ tưởng niệm và cầu siêu được tổ chức tại khu vực Chín Hầm không chỉ làm ấm lòng gia đình của những người đã khuất, mà còn đáp ứng được phần nào nguyện vọng của đông đảo nhân dân, của cả dân tộc đã phải trải qua bao đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Sự kiện này cũng là dịp giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, về truyền thống bất khuất của dân tộc ta, hiểu thêm giá trị vô giá của độc lập và tự do của đất nước...”

Sau Lễ tưởng niệm tại quảng trường tượng đài bất khuất Khu di tích lịch sử Chín Hầm là Lễ cầu siêu do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày (27-28/7) tại Nhà tưởng niệm Khu di tích lịch sử Chín Hầm.

PV








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.

  • Có thể nói như vậy về cuộc “ra quân” cùng lúc của 14 họa sĩ trẻ tại cơ sở “Nghệ thuật không gian mới” ở thôn Lại Thế (xã Phú Thượng, Phú Vang) chiều ngày 21/12/2008.

  • Sáng sớm ngày 7-12-2008, giữa rừng thông bên núi Ngũ Phong, phường An Tây TP Huế đã diễn ra Đại lễ khánh thành đền thờ vua Trần Nhân Tông (TNT) - nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh vua TNT 7/12/1258-7/12/2008 và 700 năm ngày mất 1308-2008 do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức trong khu Trung tâm văn hóa Huyền Trân.

  • Ngày 22/11 vừa qua, tại xóm 3 thôn Lại Thế huyện Phú Vang đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh “Nơi mới” của các nghệ sĩ: Phan Hải Bằng, Nguyễn Thiện Đức, cặp song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh, Võ Xuân Huy, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Thiện.

  • Tạp chí Sông Hương phối hợp với Học bỗng Vang Vang đã trao 65 suất quà cho con em bà con lao động nghèo, cụ thể là các cháu từ 5-10 tuổi con em các nghiệp đoàn xích lô xe thồ ở thành phố Huế.

  • Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ... 

  • Đề án nhằm xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival.

  • Rồi thì năm 2000, năm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ cũng đã qua, để cho thế kỷ XXI chính thức khai mạc vào xuân Tân Tỵ này.

  • Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.

  • Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa.